Sức khỏe giấc ngủ

Củ ấu gai là gì? Công dụng của củ ấu gai đến sức khỏe

CẬP NHẬT 22/11/2022 | BỞI Hương Lăng

Củ ấu gai có hình dáng xù xì và gai góc thường được dùng để luộc ăn chơi. Thực chất, củ ấu gai  gai lại có khá nhiều dinh dưỡng và lợi ích đến cơ thể chúng ta. Hãy cùng tìm hiểu những công dụng của củ ấu gai đến sức khỏe như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!

1. Củ ấu là gì?

Ở Trung Quốc, củ ấu còn được gọi là kỵ thực, ấu trụi, ấu nước, hay lăng thực. Ngoài ra còn có thêm tên là macre, krechap (Campuchia). củ ấu gai  có tên khoa học là Trapa cochinchinensis Lour. Nó thuộc họ Ấu – Trapaceae. 

Cây củ ấu là một loại thủy sinh, phổ biến ở các miền ôn đới Âu Á Phi. Ở những vùng nước đọng, củ thường mọc không quá sâu, tầm dưới 5m. Tại Việt Nam, có ít nhất ba loại củ ấu gai đã xuất hiện. Ấu trụi ở Hải Phòng (củ có đặc điểm với hai sừng tù), củ ấu gai Thái Bình (với hai sừng nhọn) và còn lại là củ ấu sừng trâu hay được trồng ở Phú Thọ. 

Củ ấu hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước
Ấu gai hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước

Tuy gọi củ ấu gai, nhưng thực chất đây là một loại quả. Do nó phát triển và sinh sống dưới nước, sau đó rụng khi già rồi vùi xuống bùn nên được gọi là củ.

1.1. Đặc điểm của cây củ ấu gai

Cây ấu gai sống ở dưới nước, thân ngắn và có lông. Lá của cây củ ấu có hai dạng là lá chìm và lá nổi. Lá nổi có hình phao ở phần cuống, mép trên có hình răng cưa hoặc hình trám. Lá của cây dài từ 4-5cm, rộng khoảng 6-7cm, có cuống dài 6-15cm. Giữa lá có phao. Mặt dưới của lá màu đỏ hung, đặc biệt bạn có thể thấy rất nhiều lông tơ. Còn với lá chìm lại thường xẻ hình lông chim. Do lá có kích thước rất nhỏ nên chỉ thấy được các đường gân bao quanh. 

Cây củ ấu gai có loại hoa đơn, màu trắng, mọc ở nách lá. Quả ấu gai thường được dân gian gọi là củ vì có hai sừng dài. Quả ấu rộng 5cm, cao 35mm, dài 2cm. Với phần sừng có đầu hình giống mũi tên. Bên trong chứa một hạt, có nhiều bột trắng ăn được rất ngon.

1.2. Thành phần dược chất của củ ấu gai 

Trong ấu gai, tinh bột và đạm chiếm tới 60% thành phần. Đây là những chất mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người và động vật. Có thể dùng củ ấu gai sống hoặc chín. 

Thành phần dược chất của củ ấu gai có tới 60% tinh bột và đạm 
Thành phần dược chất của ấu gai có tới 60% tinh bột và đạm

Ngoài ra, ấu gai còn có các chất dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe con người. Đó là gluxit, đường glucose, nước, canxi,… Nhờ đó, củ ấu gai giúp chữa bệnh cũng như giải độc, thanh nhiệt, chống nắng nóng. Chất AH13 trong củ ấu gai  còn có tác dụng hỗ trợ điều trị chống ung thư. 

2. Công dụng và dinh dưỡng của củ ấu gai đến sức khỏe con người

Ấu gai nếu dùng tươi sẽ mang đến một số loại sán cho cơ thể vì nó sống ở dưới nước và dễ bị các loại sinh vật dưới nước đẻ trứng, hình thành nên sán. Do đó, cần nấu chín củ ấu gai trong 20 đến 25 phút trước khi sử dụng. Và ấu đã nấu chín cũng mang lại rất nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe của bạn.

2.1. Giúp thanh lọc cơ thể và kháng viêm

Ấu gai có tính mát, vị ngọt thanh có tác dụng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể, bảo vệ gan tối đa. Đồng thời, trong củ ấu gai chứa chất có tác dụng kháng viêm giúp cơ thể chống lại những viêm nhiễm từ bên ngoài môi trường.

2.2. Giàu chất dinh dưỡng và tốt cho đường ruột

Trong ấu gai có chứa rất nhiều carbohydrate tốt, không chứa cholesterol và rất ít chất béo nên hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, củ ấu gai cũng chứa nhiều protein và chất xơ. Các chất này có công dụng thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn probiotic. Đây là một loại vi khuẩn giúp sản sinh enzym tiêu hóa và rất tốt cho đường ruột.

Củ ấu gai giàu chất dinh dưỡng và tốt cho đường ruột 
Ấu gai giàu chất dinh dưỡng và tốt cho đường ruột

Đồng thời, ấu gai còn chứa chất sắt dồi dào giúp bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt ở những người mắc bệnh thiếu máu. Loại củ này cũng giàu canxi và photpho giúp xương chắc khỏe. Còn magie, mangan trong củ ấu gai giúp cơ thể sản xuất enzyme giảm stress hiệu quả, cùng kẽm tăng hệ thống miễn dịch và kali tốt cho hệ thống tim mạch, giảm huyết áp.

2.3. Chứa nhiều chất chống oxi hóa

Củ ấu gai chứa rất nhiều chất chống oxi hóa quan trọng để ngăn ngừa và chữa các tổn thương của DNA đồng thời cũng giúp phục hồi mô nhanh chóng. Một nghiên cứu ở Ấn cho thấy, củ ấu gai còn có khả năng bảo vệ hệ thần kinh khỏi thương tổn do chất oxi hóa gây ra. Chính vì vậy nó giúp làm chậm quá trình lão hóa một cách đáng kể.

2.4. Giúp kháng bệnh hiệu quả

Củ ấu gai có chứa một số tinh bột kháng thuốc dưới dạng amylose. Và chúng có đặc điểm sẽ không bị phân hủy trong thành ruột non mà được lên men và trở thành nguồn thức ăn tốt cho các vi khuẩn có lợi đang sinh sống trong đại tràng. Nhờ vậy, hệ thống miễn dịch trong cơ thể bạn cũng được nâng cao để giúp kháng bệnh tối đa.

2.5. Giàu iot

Vì là loài cây sống dưới nước mặn nên củ ấu gai cực giàu iot. Bạn bổ sung củ ấu gai vào bữa ăn có thể giúp ngăn ngừa bệnh bướu cổ và các bệnh tuyến giáp khác.

Củ ấu gai rất giàu iot
Ấu gai rất giàu iot

2.6. Giàu vitamin B và C 

Hàm lượng vitamin B tồn tại ở củ ấu gai rất có lợi cho cơ thể chúng ta. Vì nó giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện tinh thần tốt hơn. Khi bạn ăn loại củ này sẽ thấy tinh thần sảng khoái hơn nhiều, không còn mệt mỏi cũng như khả năng hoạt động được tốt hơn.

Vitamin C rất nhiều ở củ ấu gai có tác dụng chữa bệnh hen suyễn, cảm lạnh và nhiều loại bệnh khác.

2.7. Tác dụng điều trị bệnh chàm

Với bệnh chàm, bạn có thể dùng củ ấu gai để điều trị dứt điểm bởi củ này có chứa các chất kháng khuẩn, làm lành mô,… Chỉ cần dùng củ ấu gai nấu chín trộn với nước và nước chanh rồi thoa lên da. Sau một thời gian sử dụng là vùng da bị chàm sẽ được cải thiện đáng kể.  

2.8. Giúp giảm chứng viêm khớp

Hợp chất chống viêm, kháng khuẩn mạnh của củ ấu gai sẽ giúp làm lành các nhiễm trùng do vi khuẩn. Đồng thời các chất trong củ ấu cũng giúp cải thiện chứng đau do viêm khớp, sưng khớp hay các tình trạng tấy đỏ gây ra.

3. Những bài thuốc sử dụng củ ấu 

3.1. Bài thuốc chữa trĩ ra máu

  • Bước 1: Lấy phần vỏ của củ ấu gai sấy khô. 
  • Bước 2: Sau đó tiến hành đốt tồn tính dược liệu đã, rồi tán hết thành bột mịn. Trộn đều cùng một ít dầu mè sau đó đắp trực tiếp lên hậu môn. Mỗi ngày thực hiện từ  3 – 4 lần như vậy để đạt hiệu quả điều trị tốt.
Những bài thuốc dân gian sử dụng củ ấu gai 
Những bài thuốc dân gian sử dụng ấu gai

3.2. Chữa kinh nguyệt nhiều, huyết nhiệt

Chuẩn bị: Khoảng 250g củ ấu gai.

  • Bước 1: Nấu chín dược liệu trong vòng 1 giờ, sau đó ép lọc lấy nước. 
  • Bước 2: Cho thêm một chút đường vào khuấy tan rồi chia làm 2 lần uống trong ngày.

3.3. Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày

Chuẩn bị: 30 gram thịt củ ấu gai  + 100 gram gạọ nếp + 16gram hoài sơn + 10 gram bạch cập + 6gram táo đỏ + 20 gram mật ong.

  • Bước 1: Tiến hành cho các dược liệu đã chuẩn bị (giữ lại mật ong) vào nồi rồi cho thêm nước và hầm trên lửa nhỏ thành cháo. 
  • Bước 2: Khi ăn thì cho mật ong vào trộn đều. Có thể chia ra và ăn thành 2-3 lần trong ngày.

3.4. Trị tỳ vị hư suy ở người lớn tuổi

Chuẩn bị: bột củ ấu gai , Đẳng sâm, Hoàng kỳ mỗi vị 10 gram

  • Bước 1: Tiến hành sắc Đẳng sâm và Hoàng kỳ trên lửa nhỏ với khoảng 500ml nước trong khoảng 20 phút. 
  • Bước 2: Chắt lấy phần nước và bỏ phần bã đi.
  • Bước 3: Cho bột củ ấu gai vào khuấy thật đều, đun sôi lên và uống khi nước thuốc còn ấm.

3.5. Bài thuốc trị chứng đau lạnh bụng, ăn uống khó tiêu

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị các dược liệu gồm 30 gram củ ấu gai tươi bỏ vỏ và 30 gram gạo nếp. Nấu tất cả các nguyên liệu trên lửa nhỏ đến khi thành cháo, nêm thêm đường cho vừa ăn. Ăn thành 2 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Cần chuẩn bị 50 gram phần thịt củ ấu gai + 16gram hoài sơn + 16 gram bạch truật + 10 gram sơn tra + 6 gram màng mề gà + 3gram cam thảo. Cho tất cả vào nồi sắc thuốc cùng với 750ml nước. Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia thuốc làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Nên uống trước khi ăn hoặc lúc bụng đói là tốt nhất.

4. Dùng củ ấu trong chế biến món ăn 

4.1. Củ ấu gai luộc

Củ ấu gai chứa rất nhiều dinh dưỡng. Do vậy, nó hay được dùng để luộc ăn ngay, khi luộc cần tránh luộc quá mềm hoặc còn sượng. 

  • Bước 1: Rửa sạch củ ấu gai, khi nước vào trong hẳn thì củ ấu mới sách. Khi rửa ấu gai, bạn nên cẩn thận vì sừng củ ấu nhọn, dễ gây rách da. 
  • Bước 2: Cho ấu gai vào nồi, thêm đủ nước và muối. Đun khoảng 15-20 phút. Để xem củ ấu gai chín chưa, bạn cần ấn vào củ ấu. Nếu thấy mềm là được, bạn có thể thêm chắc chắn bằng cách cắt đôi củ ấu gai ra ăn thử. Khi chín, vỏ củ ấu gai chuyển sang màu đen.
Củ ấu gai mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ
Ấu gai mang đến nhiều lợi ích cho sức khoẻ

4.2. Củ ấu chiên 

Với nhiều người, món ấu chiên nghe có vẻ lạ, nhưng thực ra đây là món ăn khác thông dụng. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu để có món ăn hấp dẫn nhất: củ ấu gai, xà lách, súp xốt dâu tây, bột xù, trứng gà, cà chua. 

  • Bước 1: Tách vỏ củ ấu gai ra, rửa sạch bằng nước rồi ướp với muối và tiêu. Trứng gà bỏ lòng trắng và đánh tan lòng đỏ. Lấy củ ấu gai lăn qua bột mì, nhúng vào lòng đỏ trứng và bột chiên xù. Sau đó thả củ ấu vào dầu sôi và chiên đến khi vàng giòn. 
  • Bước 2: Múc sốt dâu lên đĩa trang trí ấu chiên bên trên. Thêm xà lách, cà chua xung quanh cho hấp dẫn và ăn cùng cho đỡ ngấy.

4.3. Củ ấu nấu chân giò 

Củ ấu gai cũng là thành phần tạo nên sự khác biệt trong các món hầm.

  • Bước 1: Lột vỏ, rửa sạch củ ấu gai rồi để ráo nước. Chân giò rửa kỹ, đem đi ninh cho nhừ và tiết hết chất ngọt. 
  • Bước 2: Cho củ ấu gai vào nồi canh đun đến khi nhừ hẳn, đừng quên bỏ thêm gia vị cho nhừ hẳn. 
  • Bước 3: Khi canh sôi, thả hành lá, rau mùi đã thái nhỏ để tăng thêm hương vị.

4.4. Chè củ ấu gai

Củ ấu nấu chè là món thanh nhiệt mùa hè vô cùng ngon. 

  • Bước 1: Luộc chín củ ấu gai rồi lọc vỏ. 
  • Bước 2: Giã nhuyễn ra rồi đem đi nấu chè, cho thêm đường phèn sẽ tạo vị ngậy, thanh mát và ngon miệng.

5. Những lưu ý khi sử dụng củ ấu gai 

  • Củ ấu gai tuy được đánh giá loại quả có rất nhiều công dụng bổ ích, nhưng vẫn phải thận trọng trong khi sử dụng. Vì không sử dụng đúng cách hoặc đúng liều lượng sẽ gây ra tác dụng phụ.
  • Tránh lạm dụng, ăn nhiều củ ấu gai  trong cùng một thời điểm
  • Rất dễ gặp tình trạng đầy hơi, đau chướng vùng bụng bởi củ ấu gai  có tính Hàn
  • Sau khi ăn củ ấu xong tránh uống nước luôn vì sẽ gây cảm giác khó chịu ở bụng
  • Những người đại tiện lỏng hay có tỳ vị hư yếu cũng cần tránh sử dụng củ ấu gai  dưới dạng tươi sống.
Loại củ này có thể nấu được nhiều món thơm ngon
Loại củ này có thể nấu được nhiều món thơm ngon

6. Kết luận 

Hi vọng với những thông tin bổ ích từ củ ấu gai trên sẽ giúp bạn có thêm một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày. 

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng