Rau lang là một món ăn dân dã, quen thuộc trong mâm cơm gia đình Việt Nam. Đây là một loại rau không chỉ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn rất dễ kiếm, dễ trồng. Chúng ta cùng tìm hiểu về rau lang là rau gì trong bài viết này nhé!
Nội Dung Chính
- 1. Rau lang là rau gì?
- 2. Giá trị dinh dưỡng của rau lang
- 3. Lợi ích của rau lang với sức khỏe
- 3.1. Ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ
- 3.2. Hỗ trợ cải thiện đường huyết ở bệnh nhân mắc đái tháo đường
- 3.3. Giúp đông máu, làm giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt
- 3.4. Hỗ trợ điều trị ung thư
- 3.5. Chống béo phì
- 3.6. Trị buồn nôn, ốm nghén
- 3.7. Chữa cảm sốt mùa nóng
- 3.8. Chữa viêm khớp, thấp khớp
- 3.9. Giàu chất chống ôxy hóa
- 3.10. Bổ sung chất xơ, nhuận tràng
- 4. Các lưu ý khi ăn rau lang
- 5. Bà bầu ăn được rau lang không?
- 6. Các món ăn từ rau lang
1. Rau lang là rau gì?
Cây rau lang là một loại cây thân thảo dây leo có các rễ, củ lớn chứa nhiều tinh bột, còn rau lang chính là bộ phận lá và ngọn non của cây khoai lang.
Rau Lang có rất nhiều loại. Tùy vào từng giống cây mà có đặc điểm và màu sắc thân khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại màu thân chính đó là thân xanh và thân nâu đỏ. Loại thân màu xanh có củ khoai lang trắng, loại thân màu nâu đỏ có củ khoai lang tím, hiện nay khoai lang tím được ưa chuộng và phổ biến hơn.
2. Giá trị dinh dưỡng của rau lang
Theo nghiên cứu thì trong 100g rau lang chứa các thành phần chất dinh dưỡng gồm:
- Năng lượng: 22kcal
- Nước: 91,8g
- Protein: 2,6g
- Tinh bột: 2,8g
Ngoài ra, người ta còn tìm thấy nhiều chất dinh dưỡng khác như các loại vitamin B, C, E, beta caroten, biotin và các khoáng chất như magie, phospho, canxi, kali, mangan, kẽm, đồng…
3. Lợi ích của rau lang với sức khỏe
3.1. Ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ
Các chất như lutein và zeaxanthin có trong rau lang có tác dụng phòng chống các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Lutein làm giảm lượng cholesterol xấu ở thành động mạch.
Tại Châu Phi và Indonesia, người ta sử dụng rau khoai lang để làm bài thuốc điều trị các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Một số thí nghiệm trên chuột đã ghi nhận tác dụng làm giảm lipid máu và chống xơ vữa mạch máu của lá khoai lang. Cơ chế là do các chất xơ không hòa tan trong lá cản trở sự hấp thu lipid ở ruột non.
3.2. Hỗ trợ cải thiện đường huyết ở bệnh nhân mắc đái tháo đường
Đối với người mắc bệnh đường huyết cao, các chất flavonoid trong lá khoai lang có thể thúc đẩy sự hấp thụ glucose và tăng cường bài tiết insulin, giảm sự tự hủy của tế bào β tuyến tụy. Ngoài ra, chất quercetin trong rau lang giúp kích hoạt tái tạo tế bào β trong tuyến tụy, tăng bài tiết insulin. Do đó, con đường tế bào liên quan đến bài tiết insulin sẽ được kích thích, giúp chống lại bệnh đái tháo đường.
Phần đọt rau lang có tác dụng giảm đường huyết do có chứa một chất gần giống insulin, vì vậy người bị đái tháo đường được khuyên dùng lá khoai lang non ăn
3.3. Giúp đông máu, làm giảm đau bụng trong kỳ kinh nguyệt
Vitamin K dồi dào trong rau lang có tác dụng giúp đông máu, giúp cơ thể nhanh hồi phục vết thương và giảm đau bụng kinh và hội chứng tiền kinh nguyệt
3.4. Hỗ trợ điều trị ung thư
Khi tiến hành nghiên cứu, người ta phát hiện trong loại rau này có tác dụng chống ung thư mạnh với các loại tế bào ung thư như ung thư ruột kết, vú, ung thư tiền liệt tuyến, u thư đại trực tràng…. Nguyên lý là nhờ các polyphenol và anthocyanin điều chỉnh chu kỳ tế bào, cảm ứng gây chết tế bào, giảm tăng sinh thành mạch.
3.5. Chống béo phì
Rau lang là loại thực vật có nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu. Vậy nên sử dụng loại thực phẩm này sẽ giúp bạn quên đi cảm giác chóng đói, no lâu, nhờ vậy hỗ trợ giảm cân hiệu quả, chống béo phì.
3.6. Trị buồn nôn, ốm nghén
Phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu thường thường gặp tình trạng ốm nghén, có thể sử dụng thêm rau lang để bổ sung vitamin B6. Loại vitamin này có tác dụng giảm các triệu chứng như buồn nôn, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.
3.7. Chữa cảm sốt mùa nóng
Các bà các mẹ thường nấu rau lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm như một bài thuốc truyền thống có tác dụng giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm.
Hoặc lấy rau lang tươi luộc chín để xông, uống nước luộc khoai nóng và ăn rau lang nóng cho ra mồ hôi.
3.8. Chữa viêm khớp, thấp khớp
Người ta còn tìm ra chất beta cryptoxanthin trong rau lang, là một chất có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễm mạn tính như thấp khớp, viêm khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng hệ miễn dịch cơ thể. Những người bị đau nhức xương khớp được khuyên ăn rau khoai lang để trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn.
3.9. Giàu chất chống ôxy hóa
Khoai lang chứa loại protein có khả năng chống ôxy hóa hay còn gọi là antioxidant. Nghiên cứu cũng cho thấy trong các protein có chứa 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione. Đây là một trong những sản phẩm quan trọng của cơ thể có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.
Ngoài ra với lượng đáng kể vitamin A (dưới dạng beta-caroten) và vitamin C, khoai lang còn được coi là thực phẩm chống viêm nhiễm giúp phòng và chữa trị bệnh. Cả hai dạng beta-caroten và vitamin C đều có tiềm năng chống ôxy hóa lớn.
Từ những thành phần chống viêm, quả không sai khi nói rau lang là thực phẩm hữu ích trong việc giảm những khả năng phát sinh các bệnh viêm nhiễm, như bệnh suyễn, viêm khớp, và viêm đa khớp dạng thấp.
3.10. Bổ sung chất xơ, nhuận tràng
Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón.
>>>Đừng bỏ lỡ:
- Rau đay là rau gì?
- Rau bợ là rau gì?
- Rau muống có chất dinh dưỡng gì?
- Rau bồ ngót: Công dụng, cách chế biến và lưu ý khi dùng
4. Các lưu ý khi ăn rau lang
Rau lang có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe và rất dễ ăn nhưng khi sử dụng loại rau này cần lưu ý một số điều như sau:
- Không ăn quá nhiều rau lang: Do trong rau lang chứa nhiều canxi, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, có thể bị sỏi thận.
- Không được ăn rau lang khi đói: Nếu ăn vào khi đói thì một số thành phần có trong rau lang có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
- Nên ăn rau lang chín: Rau lang không ăn rau lang sống do dễ gây ra táo bón, cần luộc hoặc xào chín trước khi ăn.
- Nên kết hợp với thực phẩm khác: Để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn cần kết hợp thêm với các loại thực phẩm khác như thịt heo, tỏi….
- Khi luộc rau lang nếu muốn dùng nước thì nên lấy nước thứ 2 vì nước thứ nhất thường có vị chát.
5. Bà bầu ăn được rau lang không?
Rau lang có tác dụng chống táo bón, thanh nhiệt giải độc và phòng ngừa tiểu đường vì vậy các mẹ bầu nên bổ sung thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống.
Rau lang có hàm lượng chất xơ cao có tác dụng nhuận tràng và phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, chất xơ tạo cảm giác no lâu và giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng trong thời kỳ mang thai.
Trong rau lang còn chứa chất diệp lục giúp mẹ bầu thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
Một tác dụng khác của rau lang đó chính là phòng ngừa tiểu đường. Trong giai đoạn thai kỳ, các mẹ bầu dễ bị rối loạn lượng đường trong máu, dẫn tới bị tiểu đường vì thế cần chú ý bổ sung rau lang. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
6. Các món ăn từ rau lang
Hiện nay cách chế biến rau lang không chỉ đơn giản là luộc mà còn xào, nấu canh, làm gỏi…Các món ăn từ rau lang xuất hiện trong bữa cơm gia đình như rau lang xào tỏi, rau lang luộc, canh rau lang nấu tôm, rau lang nấu hến, rau lang nấu nấm…
>>Đọc thêm:
- Gợi ý thực đơn giảm cân với khoai lang hiệu quả trong vòng 7 ngày
- Tìm hiểu khoai lang bao nhiêu calo? Cách ăn khoai lang giảm cân
Như vậy, với bài viết này chúng ta có thể thấy rau lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên khi sử dụng thì vẫn cần lưu ý để tránh những tác dụng phụ nhé.
Tài liệu tham khảo: Ăn rau khoai lang có tốt cho sức khỏe không?