Chuyện quanh ta

Rau bợ là rau gì? Công dụng nổi bật và các bài thuốc chữa bệnh an toàn

CẬP NHẬT 02/11/2022 | BỞI Tôn Vân

Rau bợ hay cỏ chữ điền mọc khá phổ biến tại Việt Nam. Đôi khi nhiều người cảm thấy xa lạ với những cái tên này nhưng ghi nhìn vào ảnh đều sẽ thấy quen thuộc. Loại rau này còn là nguyên liệu chính để nấu những món canh thơm ngon hoặc ăn sống. Tuy nhiên, ít ai biết đến công dụng chữa bệnh của rau bợ. Vì thế hãy cùng Vua Nệm làm rõ thông tin rau bợ là rau gì qua bài viết sau đây nhé.

cây rau bợ
Rau bợ – Loại thảo dược mang đến nhiều công dụng nổi bật cho sức khỏe

1. Rau bợ là rau gì?

Rau bợ hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như cỏ bợ, tứ diệp thảo, điền tự thảo… Chúng thuộc loài cỏ dại và thường mọc hoang ở các bờ đất ẩm, hoặc gần các ruộng nước. Tại Việt Nam, rau bợ còn là nguyên liệu chính trong nhiều bài thuốc dân gian, được sử dụng rất phổ biến.

Một số đặc điểm để bạn có thể nhận biết được rau cỏ bợ như:

  • Thuộc nhóm cây thân thảo và là loại thực vật bán thủy sinh. 
  • Thân cây mềm, nhỏ và mảnh, mỗi thân cây có nhiều mấu.
  • Lá cỏ bợ mỏng, nhỏ gồm 4 phiến lá chét hình tam giác xếp hình chữ thập, chúng thường mọc tại các mấu của thân, có cuống dài.
  • Quả của rau cỏ bợ dạng bào tử, mọc ở gốc cuống lá, phần bề mặt có lông.
  • Loại rau này phân bố chủ yếu ở những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy nhiều ở vùng đồng bằng trung du. 
  • Rau bợ ưa sáng và thích ẩm, tại Việt Nam cây phát triển quanh năm.
cây rau bợ mọc ở đâu
Rau bợ là loại thực vật bán thủy sinh

2. Công dụng chữa bệnh của rau bợ

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong rau bợ chủ yếu là nước (chiếm đến 84,2%), bên cạnh đó là hàng loạt các dưỡng chất như: protid, glucid và caroten với vitamin C, các acid amin, cyclaudenol, carbohydrate… Tất cả những thành phần này đều có lợi cho sức khỏe người dùng.

Những tác dụng nổi bật có thể kể đến của rau bợ  như:

  • Có khả năng thanh nhiệt tiêu độc, hạ sốt hiệu quả nên thường được dùng cho các trường hợp bị sốt cao vật vã .
  • Hỗ trợ thanh can sáng mắt.
  • Lợi tiểu tiêu phù, được sử dụng phổ biến trong điều trị chứng viêm thận có phù chi dưới..
  • Có tác dụng giảm chứng sưng đau như đau răng, tắc tia sữa, sưng vú…
  • Là thành phần chính trong bài thuốc chữa sỏi tại thận với sỏi bàng quang.
  • Hỗ trợ chữa cả trên bệnh đái tháo đường, đi tiểu ra máu hay thổ huyết.
  • Có lợi cho tình trạng suy nhược thần kinh.
  • Góp phần chữa hiệu quả các bệnh ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, ngứa…
cây rau bợ có tác dụng gì
Cây rau bợ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

3. Các bài thuốc chữa bệnh từ rau bợ

Như thông tin chúng tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết, rau bợ không chỉ là món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn được biết đến là loại thảo dược ứng dụng trong nhiều bài thuốc quý. Tùy từng mục đích sử dụng

3.1. Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường

  • Chuẩn bị 15g rau bợ với 15g thiên hoa phấn.
  • Sau đó trộn lẫn nguyên liệu lại nhau.
  • Mang chúng đem sấy khô rồi tán nhỏ.
  • Dùng nguyên liệu vừa mới tạo được pha với sữa uống mỗi ngày, sử dụng đều đặn sẽ thu được kết quả tốt.

3.2. Bài thuốc chữa tắc tia sữa ở phụ nữ đang cho con bú

  • Chuẩn bị 15 đến 20g rau bợ cùng 1 lít nước.
  • Sắc lá thuốc cùng với phần nước đã chuẩn bị cho đến khi còn 250ml.
  • Lọc vào cho nước vào bình để uống dần.
  • Nên chia uống ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ. 
  • Đồng thời lấy phần bã rau cho vào túi và chườm vào vú bị tắc tia sữa theo chiều xuôi từ trên xuống dưới.

3.3. Bài thuốc chữa bí tiểu, tiểu nóng buốt

  • Chuẩn bị sẵn 10 – 15g rau bợ khô cùng với 1 lít nước.
  • Sau đó đem các nguyên liệu đã chuẩn bị đi sắc thuốc cho đến khi còn lại 250ml.
  • Chắc lấy nước và chia ra uống 3 lần/ngày, khoảng cách giữa uống mỗi lần sẽ cách nhau 3 giờ.
  • Uống thuốc sắc được liên tục trong vòng 3 ngày sẽ thu được những hiệu quả nhất định.
rau bợ nước
Có nhiều bài thuốc hữu ích từ rau bợ khô

3.4. Bài thuốc trị sỏi tiết niệu

  • Chuẩn bị một lượng rau bợ khô vừa đủ dùng và tiến hành giã nát rau bợ.
  • Sau đó lọc lấy nước, mỗi ngày uống 250ml.
  • Thời điểm tốt nhất để uống là vào buổi sáng sớm.
  • Người bệnh nên dùng trong 5 ngày liên tiếp sẽ thu được những kết quả nhất định.
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể sắc chung rau bợ với búp non dứa dại, phèn đen và ngải cứu để tăng hiệu quả điều trị.

3.5. Một số bài thuốc đơn giản khác

  • Rửa sạch rau bợ tươi và tiến hành giã nát, sau đó vắt lấy nước bôi lên vùng da sưng lở sẽ giảm được các triệu chứng đáng kể.
  • Đối với những người nổi mụn nhọt do nóng trong người, hãy giã rau bợ lấy nước uống, phần bã cũng có thể dùng để đắp vào mụn sẽ giúp cải thiện tình trạng rất tốt.
  • Rau bợ tươi giã nát, sau đó đem đắp lên vết bỏng cũng góp phần làm dịu da rất tốt.

4. Các món ăn nấu từ rau bợ tốt cho sức khỏe

Với rau bợ tươi, bạn có thể dùng để chế biến được rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Nếu không quá giỏi trong việc nấu nướng, bạn có thể tham khảo qua những hướng dẫn bên dưới đây.

cách nấu canh rau bợ
Với rau bợ tươi, bạn có thể dùng để chế biến được rất nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng

4.1. Canh cua đồng rau bợ

Nếu bé con nhà bạn gặp phải tình trạng còi xương, chậm phát triển hãy thường xuyên cho con dùng canh cua đồng rau bợ. Ngoài ra, đây cũng là lựa chọn thích hợp để bồi bổ cho người gãy xương.

Nguyên liệu:

  • 400g cua đồng
  • 300g rau bợ
  • 3 tép tỏi
  • Gia vị cần thiết: Muối, hạt nêm, tiêu xay, dầu ăn

Cách chế biến:

  • Bắt đầu với việc rửa sạch cua đồng loại bỏ đất cát trong cua và để ráo nước;
  • Cho cua vào trong cối rồi xay nhuyễn.
  • Tiếp đến, đổ 1 lít nước lọc vào tô và múc phần cua đồng đã xay vào nước, sau đó khuấy đều. 
  • Lấy một cái tô khác, dùng rây để lọc đi phần xương và xác cua.
  • Cho phần xác còn đọng trên rây vào tô chứa 500ml nước và khuấy đều, sau đó tiếp tục lọc tiếp lần 2 để đảm bảo thịt cua đã lọc đi hết.
  • Tiến hành nhặt rau, loại bỏ các phần bị sâu hay không tươi và ngâm nước muốn trong 10 phút.
  • Sau 10 phút, rửa rau lại với nước 3 – 4 lần cho sạch, để ráo nước.
  • Bắc nồi lên chảo và phi thơm tỏi.
  • Kế đến, cho hỗn hợp cua đồng đã lọc vào nồi, thêm vào ½ muỗng canh muối. 
  • Bắt đầu nấu hỗn hợp đến khi sôi và thịt cua nổi lên mặt canh.
  • Sau đó, nêm nếm lại sao cho vừa miệng.

4.2. Nấu rau muống với cỏ bợ

rau bợ có tác dụng gì
Nấu rau muống với cỏ bợ

Đây là món canh có tác dụng thanh nhiệt, giảm viêm, lợi niệu, tiêu phù,… Theo các chuyên gia, món ngon này rất thích hợp với những ai bị phù viêm thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, phù do suy tim,…

Nguyên liệu:

  • 50g Cỏ bợ 50g
  • 50g Rau muống
  • Các loại gia vị nêm nếm

Cách chế biến:

  • Nhặt rau và loại bỏ phần gốc cùng những chiếc lá úa.
  • Ngâm cả 2 loại rau với nước muốn trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó rửa lại với nước sạch từ 3 – 4 lần.
  • Sắc nhỏ rau.
  • Cho nồi lên bếp cùng với một lượng nước vừa đủ dùng với lửa lớn.
  • Cho thêm một ít muốn và đợi cho đến khi nước sôi.
  • Tiếp đến, cho rau vào.
  • Sau khi nước sôi lần nữa hãy mở nắp và vớt bỏ bọt (nếu có).
  • Nêm nếm lại sao cho vừa miệng đã có thể sử dụng.

5. Một số lưu ý khi dùng cỏ bợ làm thuốc và nấu ăn

cây rau bợ có hoa hay không
Lưu ý khi dùng cỏ bợ làm thuốc và nấu ăn

Để có thể sử dụng rau bợ nấu ăn và làm thuốc hiệu quả, an toàn bạn cần phải chọn được nguyên liệu tươi tốt. Dưới đây là một số vấn đề cần phải quan tâm:

  • Chỉ nên sử dụng phần lá non và phần trên của cây rau bợ. 
  • Trước khi dùng lá, nên ngâm chúng với nước muối loãng để làm sạch, điều này cũng góp phần loại bỏ mùi tanh do bùn để lại.
  • Những người có tỳ thận dương hư, tỳ vị hư hàn,… không nên sử dụng.
  • Tham khảo qua ý kiến của bác sĩ trước khi dùng rau bợ làm thuốc điều trị bệnh.

Bạn thấy đấy, rau bợ không chỉ là nguyên liệu để nấu những món ăn ngon mà còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tuyệt vời như trên, bạn cần phải sử dụng đúng cách và đúng liều lượng nhé.

Nguồn: https://vinmec.com/vi/y-hoc-co-truyen/suc-khoe-thuong-thuc/cong-dung-chua-benh-cua-rau-bo/

Bài viết liên quan:

Tôn Vân
Tôn Vân