Nguyên nhân ngủ dậy bị đau bả vai và cách giảm đau nhanh chóng

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Chắc hẳn ai cũng đôi lần trải qua tình trạng đau nhức bả vai sau 1 đêm ngủ, gây ra bất tiện, khó chịu trong suốt ngày dài hoặc thậm chí không thể cử động được. Trong bài viết sau, hãy cùng Vua Nệm đi tìm nguyên nhân tại sao ngủ dậy bị đau bả vai, cách giảm đau cũng như cách hạn chế tình trạng này. 

1. Nguyên nhân chính gây đau vai sau khi ngủ dậy

1.1. Tư thế ngủ không đúng cách

Tưởng chừng như việc ngủ tư thế nào là sở thích riêng của mỗi người nhưng có những tư thế được đánh giá là không tốt và có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai sau 1 đêm ngủ. 

Theo các chuyên gia, mặc dù tư thế ngủ nằm nghiêng được coi là thoải mái đối với nhiều người nhưng đây là nguyên nhân phổ biến gây đau vai do áp lực của cơ thể đè nặng lên vùng này.

1.2. Đệm không phù hợp

Bên cạnh đó, nệm cũ/không phù hợp cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nhức bả vai. Lý do là bởi, khi nệm cũ hoặc mất dần khả năng đàn hồi, mặt nệm sẽ dần xuất hiện các vùng trũng hoặc xẹp lún quá mức khiến cơ thể không nhận được sự nâng đỡ hợp lý. Từ đó gây ra áp lực quá mức lên các vùng trọng điểm cơ thể (bao gồm vai).  

XEM THÊM: Nệm bị xẹp, lún, trũng, nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục

Nguyên nhân chính gây đau vai sau khi ngủ dậy
Nệm không phù hợp cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau bả vai sau khi ngủ dậy

1.3. Chấn thương hoặc vấn đề xương khớp ở vai

Một số chấn thương hoặc vấn đề xương khớp ở vai có thể gây ra cảm giác đau nhức sau khi ngủ dậy, chẳng hạn viêm bao hoạt dịch, viêm gân nhị đầu vai, gai xương,… Khi nằm lâu ở 1 tư thế hoặc cử động cánh tay quá mức, bạn sẽ cảm nhận rõ cơn đau gia tăng ở vùng này. Cơn đau cũng thường xảy ra vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

2. Biện pháp hạn chế bị đau vai sau khi ngủ dậy

Dưới đây là 1 số cách để giúp bạn giảm cơn đau và hạn chế tình trạng đau vai sau khi ngủ dậy:

2.1. Điều chỉnh tư thế khi ngủ

Tình trạng đau và mỏi vai gáy khi thức dậy thường có nguyên nhân chính từ tư thế ngủ của chúng ta. Việc điều chỉnh tư thế ngủ sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau đáng kể. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích mà bạn nên áp dụng ngay từ hôm nay:

  • Tránh ngủ nghiêng, dồn hết trọng lượng cơ thể lên vùng vai. Hãy tìm tư thế nằm sao cho vai không chịu áp lực lớn. Tư thế ngủ tốt nhất để hạn chế bị đau bả vai khi ngủ dậy là nằm ngửa, giữ cho đầu, cổ và cột sống thẳng hàng. Điều này giúp giảm áp lực lên vai và tăng cảm giác thoải mái cho cơ thể.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại gối có khả năng nâng đỡ tốt để giảm áp lực tác động lên vùng này. Ngoài gối, 1 mẹo khác là sử dụng một khăn mỏng đặt dưới bả vai. Khăn tạo ra một lớp đệm nhẹ nhàng, giúp giảm áp lực lên vai trong khi ngủ.
  • Không đặt tay lên trán khi ngủ. Bởi vì thói quen này có thể gây căng thẳng, áp lực cho vai và cổ.
điều chỉnh tư thế ngủ để hạn chế bị đau vai sau khi ngủ dậy
Tình trạng đau và mỏi vai gáy khi thức dậy thường có nguyên nhân chính từ tư thế ngủ của chúng ta

XEM THÊM: Tư thế ngủ cho người bị đau cổ vai gáy giúp giảm đau hiệu quả

2.2. Tập thể dục nhẹ nhàng

Khi bạn gặp tình trạng đau bả vai khi ngủ dậy thì đừng cố gắng vận động khớp vai ngay lập tức. Thay vào đó, có một số bài tập đơn giản mà bạn có thể thực hiện để giảm đau và cải thiện sự linh hoạt của phần bả vai. 

Đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc xoa bóp nhẹ vùng vai. Sau đó, từ từ nâng cánh tay lên phía trước và hạ xuống. Động tác này giúp làm giãn các cơ và gân xung quanh vai một cách nhẹ nhàng.

Tiếp theo, bạn có thể xoay nhẹ của khớp vai theo chuyển động tròn. Lặp lại các chuyển động này một cách nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp giảm căng thẳng và đau nhức, đồng thời cải thiện phạm vi chuyển động của khớp vai.

Bằng cách thực hiện những động tác đơn giản này, cơn đau ở bả vai sẽ dần biến mất một cách an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơn đau và tình trạng nhức khớp vai vẫn tiếp tục kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được tư vấn và có phương án điều trị phù hợp. 

2.3. Vật lý trị liệu

Chườm nóng hoặc chườm lạnh là những phương pháp dễ thực hiện và cực kỳ hiệu quả để giảm đau nhức bả vai. Bạn có thể sử dụng chườm nóng để giảm đau và thư giãn cơ bắp. Ngược lại, chườm lạnh có thể giảm sưng một cách hiệu quả. Lợi ích khác của chườm nóng/lạnh là giúp điều hòa khí huyết và kéo giãn cột sống.

tập vật lý trị liệu để hạn chế tính trạng ngủ dậy bị đau bả vai
Chườm nóng hoặc chườm lạnh là những phương pháp dễ thực hiện và cực kỳ hiệu quả để giảm đau nhức bả vai

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng biện pháp kích thích điện và hồng ngoại để giảm đau và thúc đẩy quá trình phục hồi. Các phương pháp này giúp giảm đau ngay lập tức, cải thiện lưu thông máu trong vùng bị ảnh hưởng, đồng thời kéo giãn cột sống một cách hiệu quả.

Thói quen tập thể dục đều đặn cũng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và ngăn nguy cơ tái phát. Bạn có thể thực hiện những bài tập đơn giản tùy theo thể trạng để tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh cho vùng bả vai. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng việc vận động cần được thực hiện một cách cẩn thận và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là giai đoạn bạn đang trong quá trình phục hồi.

2.4. Châm cứu

Châm cứu là 1 phương pháp chữa đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy mà rất nhiều người tin tưởng và áp dụng. Đặc biệt là người lớn tuổi. Châm cứu được chứng minh  giúp cân bằng hoạt động thần kinh một cách hiệu quả. Bằng cách kích thích các điểm huyệt trên cơ thể, châm cứu giúp cải thiện lưu thông khí huyết và tăng cường sự cân bằng trong hệ thần kinh, từ đó làm giảm tình trạng đau và co cứng cơ.

XEM THÊM: Châm cứu trị mất ngủ có thật sự hiệu quả như mọi người vẫn nghĩ ?

Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, việc lựa chọn một địa chỉ châm cứu uy tín là yếu tố quan trọng hàng đầu. Với trình độ chuyên môn cao và kiến thức chuyên sâu về châm cứu, họ có thể châm đúng huyệt đạo, tạo ra hiệu ứng lan tỏa và giảm co cứng cơ một cách hiệu quả.

Châm cứu giúp hạn chế tình trạng ngủ dậy bị đau bả vai
Châm cứu là 1 phương pháp chữa đau mỏi vai gáy sau khi ngủ dậy mà rất nhiều người tin tưởng và áp dụng

2.5. Tránh vận động mạnh

Để tránh làm cơn đau thêm dữ dội, hãy hạn chế các hoạt động mạnh liên quan đến vùng vai như chơi các môn thể thao tập trung vào việc sử dụng tay hoặc lực ném mạnh, cũng như mang vác những vật nặng. 

Hãy tránh thực hiện các động tác vai lặp đi lặp lại như nâng cao vai hoặc thực hiện các động tác ném, vì chúng có thể tạo ra căng thẳng cho khớp vai. Người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có thể phục hồi.

Nếu buộc phải mang vác/di chuyển những vật nặng, đừng ngần ngại tìm sự giúp đỡ từ người khác hoặc sử dụng các loại xe chuyên chở để giảm nguy cơ gây tổn thương cho vai thêm nữa.

Trước khi bắt đầu làm việc hoặc tham gia các hoạt động thể thao, hãy thực hiện các bài tập khởi động đúng cách để làm nóng khớp nhằm bảo vệ và ngăn ngừa các chấn thương do căng thẳng đột ngột.

tránh vận động mạnh để hạn chế tình trạng ngủ dậy bị đau bả vai
Trước khi bắt đầu làm việc hoặc tham gia các hoạt động thể thao, hãy thực hiện các bài tập khởi động đúng cách

2.6. Sử dụng thuốc kê toa

Đôi khi, tình trạng ngủ dậy bị đau vai là 1 dấu hiệu của các bệnh về xương khớp. Nếu bạn đã thử hết mọi biện pháp mà tình trạng đau nhức vẫn không thuyên giảm, thậm chí là nghiêm trọng hơn, thì điều cần làm là nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh và sử dụng thuốc kê toa đúng loại, đúng liều. 

Bên cạnh sử dụng thuốc, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các biện pháp điều trị khác như vật lý trị liệu hoặc 1 số bài tập nhẹ nhàng tập trung vào phần vai. 

2.7 Sử dụng nệm và chăn ga gối phù hợp hơn

Như đã nói phía trên, nệm – chăn ga gối là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của chúng ta. Nếu bạn thường xuyên thức dậy với cảm giác đau mỏi bả vai mà nguyên nhân không đến từ bệnh lý, khả năng cao là chiếc nệm bạn đang sử dụng không còn dành cho bạn.

Trong trường hợp này, việc đổi sang 1 sản phẩm phù hợp hơn sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và hệ xương khớp khỏe mạnh hơn. 

Ngủ dậy bị đau bả vai là tình trạng không hiếm gặp. Nguyên nhân có thể là do ngủ sai tư thế, chọn nệm không phù hợp hoặc cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Trên đây Vua Nệm đã gửi đến bạn tất tần tật thông tin xoay quanh chủ đề này. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức chăm sóc sức khỏe bổ ích!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM