Ngủ dậy tim đập nhanh do nguyên nhân nào? Có nguy hiểm không?

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Banner Black Friday

Rất nhiều người gặp phải tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh, gây ra cảm giác khó chịu, lo lắng. Đây là hiện tượng phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên nhân như căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ, ăn uống không khoa học,… Tuy nhiên, đôi khi tim đập nhanh cũng là triệu chứng của một số bệnh lý về tim mạch cần được chú ý và điều trị kịp thời để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở trong bài viết này!

hiện tượng Ngủ dậy tim đập nhanh
Ngủ dậy tim đập nhanh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau

1. Điểm qua 9 nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh

Một trong những triệu chứng thường gặp của rối loạn nhịp tim là cảm giác tim đập nhanh khi thức giấc, điều này có thể xảy ra kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Ngủ dậy tim đập nhanh có thể gây ra những cơn đau ngực, khó thở, mệt mỏi và lo lắng. Có nhiều yếu tố có thể gây ra rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như:

1.1. Căng thẳng, lo âu 

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh khi thức dậy là căng thẳng và lo âu. Khi cơ thể phải đối mặt với nhiều áp lực, stress, cảm xúc không ổn định, thường xuyên lo lắng, hệ thống nội tiết sẽ tiết ra nhiều hormone làm tăng nhịp tim. 

Nhìn chung, điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động của tim mà còn gây ra các vấn đề khác như thở khó, thở nhanh, mất ngủ, ngủ không ngon giấc,… Cho đến hiện tại, rất nhiều người ngủ dậy tim đập nhanh do nguyên nhân này.

ngủ dậy tim đập nhanh do căng thẳng
Nhiều người căng thẳng, lo lắng quá mức gặp phải tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh

1.2. Chế độ ăn uống

Mỗi người đều nên tránh ăn quá no trước khi đi ngủ, nhất là vào buổi tối, vì điều này có thể làm cho cơ thể phải làm việc hết công suất để tiêu hóa thức ăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng tim đập nhanh, khó ngủ. 

Để không gặp phải tình trạng ngoài ý muốn, tốt hơn hết bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều đường, vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Khi đó, cơ thể sẽ phải tiết ra hormone để điều hòa, gây ra tình trạng tim đập nhanh.

1.3. Sử dụng các chất kích thích

Việc sử dụng các chất kích thích như nước ngọt, nước có gas, rượu, bia, cà phê, trà,… cũng có thể gây ra tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh. Rất nhiều trường hợp khi sử dụng những loại thức uống này cảm thấy hồi hộp, bồn chồn, khó ngủ và cảm giác đánh trống lồng ngực… 

Không chỉ vậy, các chất kích thích còn làm mất nước trong cơ thể. Điều này hoàn toàn có thể làm rối loạn nhịp tim và gây ra các triệu chứng như khát nước, khô miệng, tiểu ít và ít màu… Vì thế, mỗi người đều không nên sử dụng quá nhiều nước ngọt mỗi ngày.

ngủ dậy tim đập nhanh do dùng chất kích thích
Uống cà phê cũng có thể khiến nhịp tim tăng nhanh

1.4. Ác mộng

Đối với những người thường xuyên gặp ác mộng hay bị bóng đè, việc đi ngủ dường như đã trở thành một nỗi ám ảnh. Hầu hết mọi người rơi vào trường hợp này đều cảm thấy rất sợ hãi, lo lắng và căng thẳng. Điều này vô tình khiến cho cơ thể của họ cũng sẽ phản ứng theo, tiết ra nhiều mồ hôi, run rẩy và làm tim đập nhanh. 

Có thể thấy, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến họ ngủ dậy tim đập nhanh. Để khắc phục tình trạng này, mọi người cần phải thật bình tĩnh, ngồi dậy và hít thở sâu. Đây chính là phương pháp giúp giảm căng thẳng và lấy lại cân bằng cho cơ thể một cách hiệu quả.

1.5. Thay đổi nội tiết tố

Ở phụ nữ, nội tiết tố có thể biến đổi theo chu kỳ sinh lý hoặc do tuổi tác. Tình trạng này hoàn toàn có thể khiến cho nhịp tim của bạn tăng nhanh. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là thời điểm lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể tăng giảm không đều, gây ra cảm giác tim đập nhanh khi thức dậy.

Nhìn chung, thay đổi nội tiết tố là hiện tượng bình thường và không nguy hiểm, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể gây ra khó chịu và lo lắng cho người bệnh. Điều cần thiết nhất mà bạn nên làm chính là chuẩn bị tâm lý thật tốt.

ngủ dậy tim đập nhanh do thay đổi nội tiết tố
Khi nội tiết tố thay đổi, nhịp tim của bạn cũng có thể tăng nhanh

1.6. Thiếu ngủ

Rối loạn giấc ngủ là một tình trạng khó chịu và nguy hiểm, khiến người bệnh thường xuyên thức giấc hoặc không thể có được giấc ngủ sâu. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, khiến nhịp tim tăng cao vào buổi sáng. 

Hơn nữa, rối loạn giấc ngủ còn là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như mất tập trung, mệt mỏi, uể ỏa và làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể… Vì vậy, việc điều trị rối loạn giấc ngủ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và chất lượng cuộc sống, giúp bạn ngăn chặn được tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh.

1.7. Thiếu máu

Thiếu máu cũng nằm trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh khi thức giấc. Như được biết, đây chính là tình trạng lượng hồng cầu trong máu giảm, từ đó làm cho khả năng vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể cũng trở nên yếu đi. 

Nên nhớ rằng để bù đắp cho sự thiếu hụt oxy, đòi hỏi tim phải hoạt động năng động hơn, đẩy máu nhanh hơn. Đồng thời, khi ngủ dậy, hệ thống thần kinh sẽ bị kích thích, từ đó làm tăng sự căng thẳng và áp lực lên tim mạch. Do đó, nhịp tim có thể tăng cao hơn bình thường.

ngủ dậy tim đập nhanh do thiếu máu
Tình trạng thiếu máu có thể khiến bạn đối diện với rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

1.8. Rung nhĩ

Rung nhĩ là một hội chứng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, hoàn toàn có thể gây ra các biến chứng như suy tim, đột quỵ hay tử vong. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do tâm nhĩ bị co bóp không đồng đều và quá nhanh. 

Qua khảo sát cho thấy, nếu người bình thường có nhịp tim từ 60 – 100 nhịp/phút, thì người mắc rung nhĩ có thể có nhịp tim lên tới 150 – 200 nhịp/phút. Vì thế, chẳng mấy khó hiểu khi mắc rung nhĩ bạn sẽ cảm thấy nhịp tim tăng nhanh khi thức giấc.

1.9. Hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng nồng độ Glucose trong máu giảm quá mức do nhiều yếu tố khác nhau. Khi gặp phải tình trạng nguy hiểm này, người bệnh có thể có những biểu hiện sau:

  • Cảm thấy lo lắng, bồn chồn, thiếu kiên nhẫn, dễ cáu gắt.
  • Ra mồ hôi nhiều, lạnh run, run rẩy tay chân.
  • Tim đập nhanh, chóng mặt, mệt mỏi hoặc cảm thấy không có sức sống.
  • Ngứa da hoặc tê bì ở môi, lưỡi, má.
  • Trong trường hợp nặng, thậm chí còn có thể gây co giật, hôn mê.
ngủ dậy tim đập nhanh do hạ đường huyết
Tình trạng hạ đường huyết tương đối nguy hiểm và có thể khiến nhịp tim tăng nhanh

2. Làm thế nào để ổn định tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh?

Như vậy có thể thấy, ngủ dậy tim đập nhanh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác khau. Để ổn định tình trạng này và tránh nguy hiểm đến sức khỏe, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau đây:

  • Hít thở sâu: Khi bạn hít thở sâu, bạn sẽ phần nào đó giảm được lo lắng, căng thẳng và cung cấp nhiều oxy cho cơ thể. Từ đó có thể giúp nhịp tim của bạn trở lại bình thường. 
  • Uống nước: Nước đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể, trong đó việc uống đủ nước sẽ giúp bạn duy trì sự cân bằng của dung môi và các chất điện giải trong cơ thể, từ đó hỗ trợ cho hoạt động của tim mạch. 
  • Ngồi hoặc đứng dậy đi lại: Khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng, bạn sẽ kích hoạt hệ thần kinh giao cảm. Hệ thần kinh này sẽ giúp bạn kiểm soát tâm trạng và thư giãn tinh thần, từ đó có thể giảm bớt tình trạng tim đập nhanh. 

XEM THÊM: Tại sao ngủ dậy bị tê tay? Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng ngủ dậy tim đập nhanh, bạn cần chú ý ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, áp lực và có chất lượng giấc ngủ tốt. Nếu tình trạng này kéo dài và nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này của Vua Nệm có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/waking-up-with-heart-racing

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Hoàng Trinh

Xin chào! Mình là Hoàng Trinh - Chuyên viên tư vấn giấc ngủ tại Vua Nệm, với hơn 5 năm kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển nội dung chuyên sâu trong lĩnh vực nệm, chăn ga gối và chăm sóc giấc ngủ. Mình hy vọng những kiến thức được chia sẻ trên blog Vua Nệm sẽ mang đến giá trị thực sự hữu ích dành cho quý khách hàng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM