Lựu là loại trái cây tốt cho sức khoẻ, trong loại trái này chứa những hợp chất từ thực vật mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc ăn lựu sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể người dùng. Vậy ăn lựu có tốt không? Mời bạn tìm hiểu những thông tin thú vị và hữu ích ở trong bài viết này.
Nội Dung Chính
- 1. Những giá trị dinh dưỡng có trong lựu
- 2. Ăn lựu có tốt không? Những lợi ích khi ăn lựu
- 2.1. Ăn lựu có tác dụng chống viêm mạnh
- 2.2. Ăn lựu giúp hạ huyết áp
- 2.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
- 2.4. Chống nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra
- 2.4. Ăn lựu giúp cải thiện trí nhớ
- 2.5. Ăn lựu tốt cho sức khoẻ sinh sản
- 2.6. Ăn lựu giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục
- 2.7. Bảo vệ, phục hồi gan thận
- 3. Một số tác dụng phụ gặp phải khi ăn quá nhiều lựu
- 4. Một số lưu ý khi ăn lựu để tốt cho sức khoẻ
1. Những giá trị dinh dưỡng có trong lựu
Trái lựu có tên khoa học là Punica granatum, đây là một loại cây bụi (a shrub) có quả màu đỏ. Lựu thuộc trái mọng, có đường kính khoảng 5 đến 12cm, quả có màu đỏ, tròn và trông giống như một quả táo đỏ với phần đuôi có hình như bông hoa.
Vỏ của lựu khá dày và không ăn được, ở bên trong có hàng trăm hạt ăn, mỗi hạt giống sẽ được bao quanh bởi một lớp màu đỏ, có vị ngọt và mọng nước, được gọi là vỏ hạt. Theo đó, hạt là những phần ăn được của quả lựu, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món nước ép lựu thơm ngon.
Theo đó, lựu chứa thành phần dinh dưỡng có giá trị cao, trong một chén hạt lựu khoảng 174gram sẽ chứa:
Phần vỏ hạt của lựu rất ngọt, với một cốc vỏ hạt lựu chỉ chứa 24 gam đường và 144 calo. Chưa dừng lại đó, giá trị của trái lựu mang lại không chỉ nằm do phần vỏ hạt mà còn do hợp chất thực vật, một số trong đó có đặc tính dược liệu mạnh. Nhờ vậy việc sử dụng trái lựu sẽ mang đến nhiều lợi ích đáng kể.
Theo đó, trong lựu có chứa hai hợp chất đặc trưng mang đến những lợi ích tuyệt vời cho cơ thể, đó là:
- Punicalagins: Đây là chất chống oxy mạnh có trong nước ép lựu và phần vỏ hạt. Hợp này này có tác dụng mạnh đến mức nước ép lựu có hoạt tính chống oxy hoá cao gấp 3 lần rượu vang đỏ và trà xanh. Chiết xuất cùng bột lưu thường được làm từ phần vỏ hạt do hàm lượng chất chống oxy hoá cùng Punicalagin cao.
- Axit Punicic: Hoạt chất này được tìm thấy trong dầu hạt lựu là thành phần axit béo ở trong phần vỏ hạt. Đây chính là một loại axit linoleic liên hợp có tác dụng sinh học cực mạnh.
Nhờ vào những dưỡng chất vàng này mà khi trả lời cho câu hỏi ăn lựu có tốt không thì chính là có rồi!
2. Ăn lựu có tốt không? Những lợi ích khi ăn lựu
Hãy cùng Vua Nệm điểm qua những lợi ích của việc ăn lựu không phải ai cũng nói cho bạn biết ở ngay dưới đây:
2.1. Ăn lựu có tác dụng chống viêm mạnh
Khi cơ thể đối mặt với tình trạng viêm mạn tính là tiềm ẩn gây ra hàng loạt vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như bệnh tim mạch, ung thư, bị suy giảm trí nhớ, bị bệnh tiểu đường hay bị béo phì… Trong khi đó, loại trái này lại có tác dụng chống viêm cực mạnh nhờ chứa hợp chất chống oxy hoá punicalagins.
2.2. Ăn lựu giúp hạ huyết áp
Những người mắc bệnh huyết áp cao sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khoẻ, nghiêm trọng nhất là tình trạng đột quỵ. Một số thành phần có trong hạt lựu có thể ngăn chặn hoạt động của enzym chuyển đổi angiotensin trong huyết thanh và góp phần giảm huyết áp tâm thu.
2.3. Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Khi ăn quả lựu sẽ bổ sung cho cơ thể axit béo Punicic giúp ngăn ngừa quá trình hình thành và tiến triển từ một số bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, bổ sung lựu vào chế độ ăn uống cũng góp phần làm giảm triglyceride và tăng cường triglyceride-HDL, giảm nguy cơ tạo mảng bám ở trên thành động mạch, nhờ vậy giúp phòng ngừa bệnh về tim mạch hiệu quả hơn.
2.4. Chống nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra
Một số hợp chất ở trong trái lựu giúp cơ thể ngăn ngừa và chống lại sự phát triển từ một số vi sinh vật gây hại cho sức khỏe, điển hình là nấm men Candida albican.
Bên cạnh đó, nước ép lựu còn được dùng để làm dung dịch sát khuẩn hiệu quả mà không gây ra những tác dụng phụ. Loại nước ép này sẽ ức chế được những loại vi khuẩn trong khoang miệng, góp phần phòng tránh bệnh viêm nha chu. Vậy nên thường xuyên súc miệng bằng nước ép lựu sẽ loại bỏ được mảng bám ở trên răng miệng.
2.4. Ăn lựu giúp cải thiện trí nhớ
Những chất chống oxy hoá ở trong nước ép lựu góp phần giúp cải thiện trí nhớ và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Alzheimer. Ngoài ra, bà bầu cũng hoàn toàn có thể bổ sung lựu ở trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để bảo vệ thần kinh của thai nhi. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng nước ép lựu rất tốt, giảm nguy cơ tổn thương não ở trường hợp trẻ bị chậm phát triển.
2.5. Ăn lựu tốt cho sức khoẻ sinh sản
Ở trong nước ép lựu chứa lượng lớn những hợp chất chống oxy hoá, giúp giảm tình trạng căng thẳng oxy hoá, nhờ đó hỗ trợ ngăn ngừa rối loạn chức năng của tinh trùng, rất tốt cho sức khoẻ cũng như đảm bảo khả năng sinh sản. Việc bổ sung loại trái này trong chế độ dinh dưỡng cũng làm tăng sinh hormone testosterone ở nam giới, giúp họ hứng thú hơn trong chuyện chăn gối.
2.6. Ăn lựu giúp cải thiện hiệu suất tập thể dục
Những hợp chất chống oxy hoá ở trong lựu ngoại trừ việc giúp ngăn chặn sự phá huỷ tế bảo của những gốc tự do thì vai trò của chúng trong việc vận động là rất rõ ràng.
Ở trong cơ thể, oxit nitric (NO) có vai trò kiểm soát giãn mạch, nhịp tim cũng như quá trình hô hấp tế bào. Tuy nhiên oxit nitric lại rất dễ bị oxy hoá. Vậy nên việc ăn lựu sẽ ngăn chặn quá trình oxy hoá oxit nitric và cải thiện khả năng vận động cơ thể.
2.7. Bảo vệ, phục hồi gan thận
Khi sử dụng một lượng vừa đủ chiết xuất từ trái lựu sẽ giúp ngăn chặn được những hư tổn của gan, thận, bảo vệ chúng khỏi độc tố mà cơ thể hằng ngày vẫn hấp thu, góp phần giúp gan, thận được phục hồi sau hư tổn.
Bên cạnh những lợi ích sức khoẻ tuyệt vời kể trên, việc ăn lựu còn được cho là có khả năng phòng chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt, phòng tránh ung thư vú… Song vẫn cần có nhiều nghiên cứu để đưa ra những bằng chứng cụ thể và rõ ràng hơn.
3. Một số tác dụng phụ gặp phải khi ăn quá nhiều lựu
Tuy lựu là một loại thực phẩm tốt cho da nhưng ở trong lựu có chứa hàm lượng đường nhất định. Do đó khi ăn quá nhiều sẽ gây ra tình trạng nổi mụn, nhọt, nóng ở trong người nhất là vào những ngày hè.
Hơn nữa, ở trong lựu chứa một hàm lượng chất xơ khá lớn giúp hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả, tuy nhiên nếu ăn lựu không bỏ hạt hoặc khi nhai hạt không kỹ có thể làm tắc nghẽn đường ruột hoặc bị táo bón.
4. Một số lưu ý khi ăn lựu để tốt cho sức khoẻ
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn lựu mà bạn nên nắm để tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ:
Đối tượng nào không nên sử dụng trái lựu?
- Người bị bệnh viêm dạ dày
- Người đang gặp vấn đề về răng miệng như sâu răng, lúc này bạn nên đánh răng ngay lập tức sau khi ăn lựu.
- Những người bị nóng trong người, đặc biệt là trẻ em
- Bệnh nhân đái tháo đường.
Một số tương tác thuốc khi ăn cùng lựu:
- Khi ăn lựu cùng với sữa, protein ở trong sữa khi gặp axit ở trong lựu sẽ bị ngưng đọng lại, do đó sự kết hợp này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, hấp thụ sữa.
- Sử dụng nước ép lựu có thể tương tác với những loại thuốc như thuốc tan máu, thuốc điều trị cholesterol cao và huyết áp cao gây ra những phản ứng bất lợi.
- Lựu và những dạng thành phẩm khác nhau của chúng thường sẽ tốt cho sức khoẻ và an toàn. Dù vậy, không phải đối với tất cả mọi người đây là một siêu thực phẩm, một số người có thể bị dị ứng khi ăn lựu.
Ăn lựu có nên bỏ hạt không?
Đối với trẻ em khi ăn lựu tốt nhất là không nên nuốt hạt, đã có trường hợp bệnh nhân là trẻ em bị nguy kịch vì tắc ruột khi ăn quá nhiều lựu. Còn người lớn có thể nhai kỹ hạt trước khi nuốt để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.
>>> Mời bạn đọc:
- Mách bạn cách chọn lựu ngon, đỏ, chắc tay và mọng nước
- 12 lợi ích tuyệt vời từ nước ép lựu mà bạn nên biết
- Lựu Bao Nhiêu Calo? Ăn Lựu Có Giảm Cân Không?
Trên đây là những thông tin hữu ích về việc ăn lựu có tốt không mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bạn đọc sẽ có thêm kiến thức trước khi sử dụng loại trái cây này. Đừng quên chia sẻ điều tuyệt vời này đến bạn bè và người thân, bạn nhé!