‘Thể lực’ là một từ ngữ tương đối phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với những người thường xuyên vận động hay tập thể dục. Dù được xem là nền tảng căn bản của sức khỏe và quá trình tập luyện song nhiều người trong số chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu rõ khái niệm nói trên. Vậy thể lực là gì? Tại sao phải tăng cường thể lực? Bài viết sau đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc xoay quanh chủ đề này cũng như gợi ý một số bài tập thể lực hiệu quả nhất.
Nội Dung Chính
1. Thể lực là gì?
Theo các chuyên gia thể hình, ‘thể lực’ được định nghĩa là ‘khả năng tạo ra lực cơ học của hệ thống cơ bắp’. Hay nói cách khác, khái niệm này cũng đồng nghĩa với sức mạnh của con người, sinh ra từ quá trình kích thích và sử dụng chuyển động của các nhóm cơ phân bố trên toàn cơ thể. Không chỉ là thước đo cho khả năng tác dụng lực lên các vật thể khác, thể lực còn giúp chúng ta khắc phục hoặc đề kháng lại các tác nhân đối kháng có nguồn gốc ngoại lai nhằm bảo vệ bản thân.
Trên thực tế, tăng cường và nâng cao thể lực chính là mục tiêu tiên quyết của việc rèn luyện sức khỏe. Và để xây dựng được một nền tảng thể lực tốt, chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa đến việc vận động cũng như tăng cường sức mạnh của các phần cơ khác nhau. Về lâu dài, quá trình luyện tập này sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và linh hoạt hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, thay vì ‘thích gì tập nấy’, bạn hãy thử xem xét lại thể trạng thực tế của mình để từ đó lựa đưa ra được một chiến lược rèn luyện phù hợp nhất. Điều này sẽ giúp tăng cường hiệu quả luyện tập đáng kể, đồng thời giảm bớt áp lực tâm lý và rút ngắn thời gian đạt được mục tiêu.
2. Lợi ích của việc rèn luyện và tăng cường thể lực
Sau khi hiểu được thể lực là gì, chúng ta sẽ cùng nhau phân tích những lợi ích không phải bàn cãi của việc tăng cường thể lực nhé!
2.1 Nâng cao sức khỏe thể chất
Vì bản chất của thể lực luôn gắn liền với quá trình vận động và nâng cao sức chịu đựng của cơ bắp nên điều này cũng đồng thời giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất đáng kể. Nếu có thể kiên trì với các bài tập đa chức năng trong một thời gian đủ dài (trên 1 tháng), chắc chắn bạn sẽ nhận thấy những thay đổi tích cực ‘từ trong ra ngoài’ xảy ra đối với cơ thể của mình.
2.2 Tác động và thúc đẩy quá trình giảm cân
Những bài tập tăng cường thể lực không chỉ khiến bạn cảm thấy khỏe khoắn hơn mà còn thúc đẩy quá trình giảm cân vô cùng hiệu quả. Bởi lẽ, trong suốt quá trình vận động, cơ thể chúng ta sẽ liên tục đốt cháy calo để lấy ‘nhiên liệu’. Điều này vô tình giải phóng một lượng calo dư thừa tích tụ dưới dạng mỡ, từ đó giúp hình thể của bạn trở nên gọn gàng, săn chắc và quyến rũ hơn.
2.3 Cải thiện và nâng cao sức khỏe tinh thần
Kết quả từ các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, khi vận động hoặc tham gia các hoạt động thể chất, cơ thể con người sẽ tiết ra một hàm lượng hoocmon hạnh phúc đáng kể – nổi bật nhất là endorphin. Bên cạnh đó, rèn luyện thể lực còn tạo ra những chất dẫn truyền thần kinh hữu ích, kích thích hoạt động của não và giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng.
2.4 Tốt cho sức khỏe tim mạch và hệ tuần hoàn
Trái ngược với lời đồn thổi mà chúng ta thường được nghe, rằng vận động có thể gây nên tình trạng tim đập nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, thực tế đã chứng minh việc thực hiện các bài tập mỗi ngày vốn rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tập luyện giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, nâng cao tốc độ và hiệu suất của hệ tuần hoàn lên đáng kể.
2.5 Giảm bớt tình trạng ngủ ngáy
Ngủ ngáy là một hiện tượng thường gặp ở những người có thể lực kém hoặc gắn liền với một số bệnh lý nào đó. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thử nghiệm một số bài tập đơn giản, giúp cơ thể và tinh thần được thư giãn nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
3. Những cách tăng cường thể lực hiệu quả cho từng nhóm đối tượng
Như đã nói ở trên, việc rèn luyện thể lực sẽ chỉ phát huy được hiệu quả tối đa nếu bạn biết cách chọn lọc những bài tập và phương pháp phù hợp với điều kiện thể chất thực tế. Hay nói cách khác, sau khi nắm được thể lực là gì, chúng ta cần phải nghiên cứu những cách tăng cường thể lực hiệu quả dành cho từng nhóm đối tượng đặc thù khác nhau.
3.1 Đối với dân văn phòng
Do yêu cầu công việc, những người làm văn phòng thường phải ngồi làm việc trên máy tính trong khoảng thời gian dài và ít vận động, đi lại. Điều này không những làm giảm khả năng phản xạ mà còn khiến cơ thể dễ tích tụ mỡ thừa, dễ mắc các bệnh đau cổ vai gáy,…
Vậy nên, chiến lược tăng cường thể lực hiệu quả nhất dành cho dân văn phòng chính là:
– Ưu tiên sử dụng cầu thang bộ thay vì đi thang máy
– Tranh thủ vận động nhẹ trong khung giờ giải lao và thực hiện những bài tập nhẹ sau khoảng 1 đến 2 tiếng
– Đi bộ hoặc xe đạp đến công ty (nếu có thể)
3.2 Đối với người lao động nặng
Đối với người làm công việc tay chân hoặc lao động nặng, thể lực là một trong những yêu cầu bắt buộc. Do đó, mỗi ngày đừng ngại dành ra 30 phút – 1 giờ để thực hiện các bài tập đơn giản, ví dụ như hít đất, đu xà đơn, plank,… Bên cạnh đó, hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, ăn uống đủ chất đồng thời cho phép cơ thể được nghỉ ngơi, có thời gian phục hồi thể lực và nạp lại năng lượng.
3.3 Đối với vận động viên
Thể lực và sức bền chính là những nền tảng quan trọng nhất đối với sự nghiệp của các vận động viên chuyên nghiệp. Do đó, đa phần thời gian trong ngày của họ được sử dụng để thực hiện các bài tập chuyên môn nghiêm ngặt, nhằm mục đích nâng cao sức bền vốn có của cơ bắp.
Để có thể đạt đến trạng thái thể chất và thành tích tốt nhất, các vận động viên bắt buộc phải rèn giũa bản thân một cách thật kỷ luật, với chế độ luyện tập và ăn uống, nghỉ dưỡng được nghiên cứu kỹ lưỡng.
3.4 Rèn luyện thể lực tại nhà
Rèn luyện thể lực và cải thiện sức khỏe là mong muốn của tất cả chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện và thời gian để đến phòng tập. Dù vậy, hãy yên tâm vì bạn vẫn có thể tự tập ở nhà, dựa theo các bài tập trên mạng internet hoặc theo đuổi những bộ môn yêu thích như yoga, aerobic, đạp xe, chạy bộ,…
Thời gian tập luyện lý tưởng dành cho từng nhóm tuổi như sau:
– Người có thể lực yếu hoặc ở độ tuổi trung niên: 20 – 25 phút/ngày
– Người có thể lực bình thường: 30 – 45 phút/ngày
– Người có thể lực tốt và có kinh nghiệm luyện tập thường xuyên: 60 phút/ngày
4. Một số bài tập tăng cường thể lực hiệu quả
– Plank: Đơn giản mà hiệu quả, đó là lý do khiến cho Plank đã và đang trở thành bài tập thể lực được yêu thích nhất hiện nay. Chỉ với 15 – 20 phút rèn luyện tại nhà, không cần thêm dụng cụ hoặc người hỗ trợ, bạn vẫn có thể hoàn thành mục tiêu tăng cường sức khỏe và sở hữu một vòng eo thon gọn
– Sử dụng máy chạy bộ hoặc đạp xe trong nhà: Chạy bộ bằng máy và đạp xe là hai trong số những bộ môn được những người tập luyện tại nhà ưu tiên hơn cả. Đây đều là các bài tập vận động toàn thân, có thể thao tác dễ dàng cũng như phù hợp với mọi độ tuổi
– Các bài tập có bật nhảy: Đối tượng tác động chính của các bài tập có bật nhảy chính là phần thân dưới, cụ thể là nhóm cơ chân và đùi. Những động tác này sẽ giúp bạn có một đôi chân săn chắc và sức bền ngày càng được nâng cao. Tiêu biểu nhất là Star Jumps, Rocket Jumps,…
– Chống đẩy: Lợi thế của bài tập chống đẩy nằm ở việc nó rất dễ thực hiện nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Đặc biệt, bạn có thể thực hiện động tác này ở bất kỳ đâu, ngay cả những không gian nhỏ hẹp như phòng ngủ hoặc nơi làm việc
Trên đây là những thông tin mà Vua Nệm tổng hợp được xoay quanh chủ đề thể lực là gì và gợi ý những bài tập nâng cao thể lực hiệu quả nhất dành cho mọi đối tượng. Cảm ơn bạn đã theo dõi và dành thời gian đón đọc bài viết!
>>>Đọc thêm: Sự thật: Công việc căng thẳng làm giảm tuổi thọ?