Trái cây có múi được biết đến với hương vị thơm ngon cùng với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về các loại trái cây có múi tốt nhất và những thông tin thú vị về loại trái cây này nhé!
Nội Dung Chính
1. Một số thông tin cơ bản về trái cây có múi
Trái cây có múi còn được gọi là Citrus – một nhóm trái cây họ Rutaceae hoặc Rutaceae. Nhóm trái cây này thường đến từ cây bụi đang ra hoa hoặc là cây có múi nguồn gốc từ Châu Á và Châu Úc, được trồng trên khắp thế giới. Một số loại trái cây có múi quen thuộc có thể kể đến như cam quýt, chanh, thanh yên, bưởi,… chúng thường có hương vị đặc biệt từ chua đến ngọt, phần vỏ dày.
Dù có hàm lượng chất dinh dưỡng chính xác khác nhau, nhưng điểm chung của trái cây có múi thường có rất nhiều chất xơ, vitamin C và chất chống oxy hóa. Loại trái cây này thường được ăn trực tiếp, làm sinh tố, nước ép, nước sốt, các món ăn phụ, mứt và chất bảo quản.
2. Một số loại trái cây có múi cây được yêu thích hàng đầu
Có rất nhiều loại trái cây thuộc họ trái cây có múi. Dưới đây là những loại trái cây có múi có giá trị dinh dưỡng cao như:
- Cam đắng: Thành phần có chứa lượng lớn ancaloid như P-octopamin và synephrin giúp giảm cân hiệu quả.
- Bòn bon: Chống lại căn bệnh sốt rét, giàu vitamin A cải thiện thị lực, Vitamin B rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường.
- Quả phật thủ: Làm mứt, siro, nấu cháo, làm thuốc, rất tốt trong việc cầm nôn mửa, giúp tiêu hóa, giảm ho.
- Quả quýt Clementine: Hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên có thể dùng để thư giãn, xoa dịu hệ thần kinh.
- Quả Thanh Yên: Có nhiều tác dụng tích cực với sức khỏe như phòng bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị tiểu đường.
- Bưởi: Chứa đến 15 loại Vitamin và khoáng chất, có khả năng giảm sốt, tăng cường miễn dịch, cải thiện khó tiêu.
- Cây quất: Giàu vitamin B, sắt, magie, kali, đồng và kẽm, một số chất béo như omega-3, bổ sung hàm lượng nước khá cao cho cơ thể. Bên cạnh đó, quất còn giúp trị ho, tăng cường miễn dịch
Ngoài ra, một số loại trái cây có múi khác cũng phổ biến và được sử dụng nhiều có thể kể đến như:
- Chanh vàng
- Chanh xanh
- Chanh đào
- Quả cam đường
- Cam Seville
- Quả Tangelo
- Quả Ugli
- Quả mít
- Sầu riêng
- Măng cụt
- Trái Yuzu
- Bình bát
- Quả cam vinh
3. Khám phá lợi ích sức khỏe của trái cây có múi
Trái cây có múi nổi bật với hàm lượng chất chống oxy hoá, chất xơ và chất dinh dưỡng cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thưởng thức một hoặc hai khẩu phần trái cây họ cam quýt mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa, chức năng não và nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng khác.
3.1. Hỗ trợ tiêu hóa
Trái cây họ cam quýt có hàm lượng chất xơ cao, cùng với carbohydrate không tiêu hóa giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chất xơ giúp phòng ngừa các bệnh tiêu hoá như trĩ, trào ngược axit và viêm túi thừa.
Ngoài ra , trái cây có múi còn chứa các loại chất xơ cụ thể như prebiotic, bao gồm cả pectin. Trong khi đó, Prebiotic thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn trong ruột, giúp hạn chế viêm nhiễm và thúc đẩy hấp thụ chất dinh dưỡng.
3.2. Phòng tránh sỏi thận
Sỏi thận hình thành khi các khoáng chất cứng phát triển trong niêm mạc thận, từ đó gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau bụng và tiểu ra máu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi thận, tuy nhiên bệnh thường xuất hiện khi nồng độ citrate trong nước tiểu quá thấp.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, trái cây có múi giúp tăng nồng độ citrate trong nước tiểu, từ đó ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi thận, ngoài ra, việc ăn nhiều trái cây có múi còn giảm nguy cơ sỏi thận theo thời gian.
3.3. Chống oxy hóa, phòng tránh nhiều bệnh mạn tính
Trái cây có múi chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp chống lại stress, quá trình oxy hóa và ngăn ngừa tình trạng tổn thương tế bào. Trong khi đó, chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng đối với sức khỏe và bệnh tật, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính, kể cả cả ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn loại trái cây này làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, giảm nguy cơ ung thư phổi, vú và tuyến tụy, dạ dày.
3.4. Cải thiện chức năng não
Một số chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol có trong trái cây có múi được chứng minh là giảm tình trạng suy giảm nhận thức và tăng cường chức năng não. Ngoài ra, một đánh giá của Ý năm 2016 còn chỉ ra rằng, loại trái cây này hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Parkinson hoặc là bệnh đa xơ cứng.
Hơn nữa, một nghiên cứu đăng trên trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cũng cho biết, người lớn tuổi uống nước cam mỗi ngày đều đặn trong 8 tuần đã cải thiện chức năng não. Tương tự, nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng khi chúng ta ăn nhiều trái cây có múi sẽ giúp cải thiện chức năng não.
3.5. Trái cây có múi hỗ trợ giảm cân
Trái cây có múi giàu chất xơ và vitamin nhưng lại ít calo nên là lựa chọn phù hợp nếu bạn đang cố gắng giảm cân. Chúng thúc đẩy cảm giác no, đồng thời hạn chế cảm giác thèm ăn.
Một nghiên cứu vào năm 2015 công bố trên PLoS Drugs đã kết luận rằng, việc tăng lượng trái cây họ cam quýt hạn chế tình trạng tăng cân và và tích tụ chất béo ở động vật.
3.6. Cải thiện sức khỏe tim mạch
Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới, vì vậy sức khỏe tim mạch chính là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người. Tuy nhiên, việc bổ sung trái cây có múi, ví dụ như bưởi có thể giúp hạ huyết áp tâm thu, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, trái cây họ cam quýt có chứa một số hợp chất có thể giảm cholesterol và chất béo trung tính, mà cả hai chất này đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
4. Một số lưu ý khi bổ sung trái cây có múi
Tuy có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng không phải tất cả các loại trái cây có múi đều tốt như nhau. Ví dụ như nước ép trái cây thường chứa một lượng đường cao và thiếu nhiều chất xơ tự nhiên có trong trái cây nguyên chất. Bên cạnh đó, nước ép trái cây cũng có lượng calo cao đáng kể, góp phần làm tăng cân. Vì vậy nếu đang trong quá trình ăn kiêng hoặc giữ dáng, bạn nên chọn ăn trái cây thay vì nước ép có đường.
Ngoài ra, trái cây có múi cũng chứa lượng axit citric cao hơn nhiều so với những loại trái cây không có múi. Về lâu dài, chất này có thể ăn mòn men răng và làm tăng nguy cơ phát triển sâu răng. Vì vậy, bạn cần ăn lượng vừa phải, đa dạng các loại trái cây và rau quả như một phần của chế độ ăn uống cân bằng.
Đặc biệt, một số loại trái cây có múi cũng có thể phản ứng với thuốc. Ví dụ cụ thể như bưởi và cam Seville, hai loại trái cây này có chứa một chất hóa học gọi là furanocoumarin. Chất này có thể hạn chế hoạt động của một loại enzyme cần thiết để phân hủy một số loại thuốc như là benzodiazepin, statin.
Vậy nên, nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc theo toa nào, đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thưởng thức các loại trái cây họ cam quýt để ngăn ngừa phản ứng không mong muốn.
Trên đây là những thông tin về trái cây có múi mà Vua Nệm tổng hợp được. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn, đừng quên theo dõi những bài viết khác của Vua Nệm để có thêm nhiều thông tin mới nhé!
>>>Đọc thêm: Top 22 loại trái cây nổi tiếng Việt Nam