Sức khỏe giấc ngủ

Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Làm sao để dỗ con vào giấc?

CẬP NHẬT 12/06/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Ước tính có khoảng hơn 75% trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý bị khó ngủ và một số rối loạn giấc ngủ đồng mắc khác. Mặc dù ADHD là một rối loạn tâm thần khó kiểm soát, nhưng việc tìm hiểu và “sống chung với lũ” không phải lúc nào cũng là một trải nghiệm tiêu cực.

Đừng lo lắng, trong bài viết này Vua Nệm sẽ chia sẻ cho cách làm thể nào để dỗ trẻ mắc chứng ADHD đi ngủ cùng một số kiến thức quan trọng về mối liên hệ giữa giấc ngủ và chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Cùng bắt đầu nhé!

1. Rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD là gi?

ADHD là chữ cái đầu viết tắt của cụm tư Attention-deficit hyperactivity disorder dịch sang tiếng Việt là rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một tình trạng bệnh lý tác động đến hoạt động và sự phát triển não bộ, thường ảnh hưởng đến sự chú ý và khả năng ngồi yên của người bệnh.

Mặc dù ADHD thường được chẩn đoán ở trẻ em nhưng nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lứa tuổi khác từ thanh thiếu niên đến người lớn tuổi. ADHD có ba dạng: không tập trung, hiếu động, bốc đồng – hoặc kết hợp của cả 3. 

ADHD thường được chẩn đoán ở trẻ
Mặc dù ADHD thường được chẩn đoán ở trẻ em nhưng nó cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến mọi lứa tuổi khác

Rối loạn này ảnh hưởng đến não theo nhiều cách khác nhau, đôi khi gây ra sự chậm phát triển của vỏ não ở trẻ em hoặc khả năng tổ chức thiếu hiệu quả ở người lớn. Bộ não dựa vào các đường mòn thần kinh để có thể thực hiện giao tiếp giữa các trung tâm khác nhau của bộ não, ở bệnh nhân ADHD, những con đường này đôi khi bị tắc lại hoặc không hiệu quả.

Điều này khiến bộ não của người bệnh gặp khó khăn hơn trong việc chuyển từ trạng thái thả lỏng sang trạng thái tập trung. ADHD hình thành bẩm sinh chứ không do tác động của môi trường xã hội. Bên cạnh một số bất thường ở não bộ, ADHD có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những ca sinh non hoặc có ba mẹ thường xuyên dùng các chất kích thích như rượu bia trong quá trình thai kỳ.

2. Dấu hiệu nhân biết trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Sự năng động và hiếu kỳ ở trẻ em là điều phổ biến nên hầu hết các ca chuẩn đoán mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thường được phát hiện trễ do cha mẹ có thói quen đánh đồng các hành vi này là phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tuy vậy, vẫn có một số dấu hiệu nhận biệt đặc thù để phân biệt giữa một đứa trẻ năng động và trẻ mắc chứng ADHD bao gồm tần số xuất hiện hành vi và môi trường mà nó xảy ra.

phân biệt giữa một đứa trẻ năng động và trẻ mắc chứng ADHD
Vẫn có một số dấu hiệu nhận biệt đặc thù để phân biệt giữa một đứa trẻ năng động và trẻ mắc chứng ADHD

Đối với trẻ bị rối loạn giảm chú ý: 

  • Không tập trung , dễ dàng bỏ qua chi tiết và thường phạm các lỗi do cẩu thả
  • Khó khăn trong việc duy trì sự chú trong một nhiệm vụ và các hoạt động thường ngày
  • Không lắng nghe hoặc không tập trung lắng nghe khi có ai đó nói chuyện trực tiếp
  • Không hiểu được các chỉ dẫn hoặc không thể làm theo các chỉ dẫn 
  • Miễn cưỡng hoặc tránh né thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi sự nỗ lực (như bài tập về nhà)
  • Thường dễ quên hoặc đánh mất đồ đạc 
  • Thường dễ xao nhãng bởi các kích thích bên ngoài
  • Thường gặp khó khăn trong việc tổ chức và sắp xếp 
  • Thường quên các hoạt động hàng ngày 

Trẻ có 6 hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên kéo dài trong 6 tháng được xác định là mắc rối loạn giảm chú ý.  

Đối với trẻ tăng động: 

Không chịu ngồi yên
Không chịu ngồi yên hoặc không thể ngồi yên, phải cử động chân tay liên tục
  • Không chịu ngồi yên hoặc không thể ngồi yên, phải cử động chân tay liên tục 
  • Cảm giác bồn chồn thối thúc việc rời khỏi chỗ trong tình huống không cần thiết. 
  • Thường xuyên chạy quanh hoặc leo trèo quá mức 
  • Gặp khó khăn trong các hoạt động yêu cầu giữ im lặng 
  • Có biểu hiện kích động không thể kiểm soát bản thân 
  • Không giữ được bí mật hoặc thường buột miệng tiết lộ câu trả lời trước khi câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh
  • Không có tính kiên nhẫn và chờ đợi.
  • Thường ngắt lời người khác

Trẻ có 6 hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên kéo dài trong 6 tháng được xác định là mắc rối loạn tăng động. 

Các bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng trên để chuẩn đoán trẻ mắc ADHD. Theo đó, trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý khi đáp ứng những điều sau: 

  • Đáp ứng trên 6 dấu hiệu trở của hành vi tăng động – giảm chú ý
  • Thể hiện dấu hiệu một khoảng thời gian liên tục trên 6 tháng 
  • Thể hiện hành vi trong ít nhất 2 môi trường: nhà, trường học, sinh hoạt ngoại khóa,…
  • Trẻ không mắc bất kỳ rối loạn tâm thần nào trước đó
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý

 3. Mối liên hệ giữa rối loạn tăng động giảm chú ý và giấc ngủ

Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ nhưng những người mắc ADHD có xu hướng mất ngủ thường xuyên hơn so với những người khác. Ước tính có 70% trẻ mắc rối loạn tăng động giảm ý bị mắc các chứng rối loạn giấc ngủ. Điều này có thể là do trẻ em bị ADHD thường có mức năng lượng cao hơn nhiều so với những đứa trẻ khác, do đó trẻ mắc bệnh sẽ thường gặp khó khăn trong việc ổn định suy nghĩ để tập trung cho việc đi ngủ.

Ngoài ra, thuốc điều trị ADHD cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Việc mắc rối loạn giấc ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ADHD ở trẻ. Một số vấn đề về giấc ngủ trẻ ADHD thường gặp bao gồm:

  • Khó ngủ vào ban đêm và buồn ngủ quá mức vào ban ngày 
  • Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm
  • Khó thức dậy vào buổi sáng 
  • Bồn chồn trước khi đi ngủ 
 mắc rối loạn giấc ngủ
Việc mắc rối loạn giấc ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ADHD

Xem thêm: Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là gì?

Một số rối loạn giấc ngủ thường gặp khác ở trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý bao gồm:

3.1. Chứng ngủ rũ

Chứng ngủ rũ hay còn có tên gọi là chứng Narcolepsy xảy ra khi cơ thể mất khả năng kiểm soát chu kỳ ngủ và thức của cơ thể. Người mắc chứng bệnh này thường không kiểm soát được cơn buồn ngủ và có thể ngủ thiếp đi bất cứ lúc nào cơ thể có nhu cầu chẳng hạn như đang họp, đang nấu ăn hoặc nguy hiểm hơn là đang lái xe.

Mắc Narcolepsy cũng có nghĩa là người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn ngủ quá mức vào ban ngay và thức dậy thường xuyên trong đêm. Một số trường hợp còn bị co cứng cơ đột ngột do bị kích thích bởi các cảm xúc mạnh. Hiện tượng này được gọi là cataplexy và thường bị chẩn đoán nhầm với rối loạn co giật. 

Theo nghiên cứu tại Đại học McGill, Hoa Kỳ, những người mắc chứng Narcolepsy có xác suất cao là những người đã được chẩn đoán mắc ADHD khi còn nhỏ. Cho đến thời điểm hiện tại, người ta vẫn chưa tìm nguyên nhân đằng sau mối liên hệ giữa chứng ngủ rũ và ADHD, giả thuyết được đưa ra rằng 2 chứng bệnh này đều đến từ nguyên do sự khuyếm khuyết của các đường mòn thần kinh. 

Những người mắc chứng Narcolepsy
Những người mắc chứng Narcolepsy có xác suất cao là những người đã được chẩn đoán mắc ADHD khi còn nhỏ.

3.2. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Rối loạn ngưng thở khi ngủ thường xảy ra dưới ba dạng: tắc nghẽn do các cơ ở cổ họng chặn thở trong khi ngủ (OSA); rối loạn ở trung tâm điều hòa nhịp thở khi ngủ trong não; và phức tạp hơn tất thảy là sự kết hợp của cả hai. 

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Y tế Duke, Hoa Kỳ đã tìm thấy mối tương quan giữa chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) và ADHD. Trong khi có tới 30% bệnh nhân ADHD toàn phần (tăng động – giảm chú ý) được phát hiện đồng mắc OSA. Ngược lại, có hơn 95% bệnh nhân OSA được phát hiện có biểu hiện giảm chú ý. Sau khi được điều trị OSA, cả hai nhóm đều cho thấy sự cải thiện rõ rệt về khả năng chú ý.  

3.3. Rối loạn nhịp sinh học

Rối loạn nhịp sinh học này ảnh hưởng đến khả năng cơ thể điều chỉnh nhịp ngủ-thức và thường dẫn đến các cơn buồn ngủ vào thời điểm bất thường trong ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy ADHD  góp phần gây ra các vấn đề về  rối loạn nhịp sinh học giấc ngủ.

Rối loạn nhịp sinh học
Rối loạn nhịp sinh học này ảnh hưởng đến khả năng cơ thể điều chỉnh nhịp ngủ-thức

 4. Cách dỗ trẻ mắc ADHD vào giấc 

Nững trẻ mắc ADHD ngủ không đủ giấc sẽ bị suy giảm đáng kể khả năng chú ý cũng như cơ hội đạt được thành công trong học tập, cuộc sống. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng việc tăng thời lượng giấc ngủ vừa phải (khoảng 30 phút mỗi đêm) có thể giúp cải thiện sự tỉnh táo và hành vi tốt hơn ở trẻ em trong độ tuổi đến trường. Dưới đây tám lời khuyên để làm dỗ trẻ ADHD đi ngủ để giúp trẻ có được sự cải thiện trong chất lượng giấc ngủ hơn:  

4.1. Tập thể dục hàng ngày và tránh thực phẩm gây khó ngủ

Hãy tập thể dục và ưu tiên các món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt hơn giấc ngủ trong các bữa ăn. Các chuyên gia sức khỏe đồng ý trẻ em nên có ít nhất một giờ hoạt động thể chất mỗi ngày. Tập thể dục không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn giúp con ngủ ngon hơn vào ban đêm. Ngoài ra, hãy biến thói quen ăn uống lành mạnh thành tiêu chuẩn cho gia đình bạn bằng cách tránh dùng caffeine và các thành phần dinh dưỡng có thể thúc đẩy sự hiếu động ở trẻ.

tập thể dục
Hãy tập thể dục và ưu tiên các món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt hơn giấc ngủ trong các bữa ăn.

Ngoài ra, cũng nên kiểm tra xem con bạn có vấn đề về chế độ ăn uống hoặc tiêu hóa như nhạy cảm với thực phẩm hoặc thiếu hụt vitamin, khoáng chất và axit amin  hay không. Sự thiếu hụt này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng khó ngủ.

Đọc thêm: MẤT NGỦ ĂN UỐNG GÌ VÀ KHÔNG NÊN ĂN GÌ? 7 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN NGỦ NGON ĐẾN SÁNG

4.2. Nhất quan trong thói quen sinh hoạt trước giờ đi ngủ

Hãy tập cho con thói quen sinh hoạt lành mạnh ban đêm và lịch trình cụ thể khi nào sẽ làm gì và bao gồm khi nào tắm, đánh răng, đọc sách, v.v … Hãy nhớ rằng, những đứa trẻ bị rối loạn phát triển thần kinh như ADHD cần có thói quen và các nhiệm vụ có thể dự đoán nhiều hơn so với những đứa trẻ khác.

Hãy chắc chắn rằng giờ trước khi đi ngủ, con phải thật bình tĩnh, tránh cho trẻ tiếp xúc với âm thanh, hình ảnh, trò chơi quá kích thích. Ngoài ra, không gian ngủ cũng cần được yên tĩnh và đủ tối để cơ thể có thể sản xuất đủ melatonin, hormone ngủ tự nhiên của cơ thể gây cảm giác buồn ngủ.

Không gian ngủ cũng cần được yên tĩnh
Không gian ngủ cũng cần được yên tĩnh và đủ tối để cơ thể có thể sản xuất đủ melatonin, hormone ngủ tự nhiên

4.3. Đặt báo thức trước khi đi ngủ

Giống như khi bạn đặt báo thức cho việc thức dậy, hãy cân nhắc đặt báo thức trước khi đi ngủ để bộ não trẻ có thể kết nối với nhiệm vụ đi ngủ khi chuông đồng hồ reo thay vì cảm thấy ngủ là sự yêu cầu của cha mẹ. Cuối cùng, con bạn sẽ tự nhiên liên kết âm thanh của báo thức đi ngủ với buồn ngủ.

4.4. Sử dụng tiếng ồn trắng và màn chắn sáng

Trẻ có vấn đề về rối loạn tăng động giảm chú ý thường có thính giác cực kỳ nhạy cảm. Việc sử dụng tiếng ồn trắng để chặn âm thanh ồn từ gia đình hoặc đường phố có thể giúp ích cho giấc ngủ của trẻ. Bạn có thể tải một vài bản nhạc tiếng ồn trắng và thử mở một vài bài cho đến khi tìm thấy một âm thanh phù hợp với con bạn. Ngoài ra, sử dụng rèm chắn sáng để loại bỏ ánh sáng trong phòng cũng là việc cần làm để giúp trẻ ngủ ngon vì quá nhiều ánh sáng khi đi ngủ có thể cản trở quá trình sản xuất melatonin của cơ thể.

sử dụng tiếng ồn trắng
Việc sử dụng tiếng ồn trắng để chặn âm thanh ồn từ gia đình hoặc đường phố có thể giúp ích cho giấc ngủ của bạn.

4.5. Liệu pháp mùi hương

Các loại tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc, gỗ đàn hương hoặc vani có thể giúp trẻ cảm thấy buồn ngủ. Hãy để con bạn chọn một mùi hương dịu nhẹ thu hút bé và sau đó chấm một chút dầu lên gối hoặc đặt nó trong vỏ gối

4.6. Đắp chăn có trọng lượng nặng

Trẻ em bị rối loạn phát triển thần kinh như ADHD thường được khuyên sử dụng một chiếc chăn có trọng lượng nặng để đánh lừa não bộ về cảm giác bị áp lực đề nặng và từ đó giảm cảm giác bồn chồn và muốn di chuyển sẽ không còn nữa. Một chiếc chăn nặng có thể gây áp lực sâu lên các cơ và khớp suốt đêm, giúp điều chỉnh cảm giác vô tổ chức của trẻ và làm dịu hệ thần kinh trung ương hoạt động quá mức, từ đó giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

4.7. Cân nhắc dùng melatonin

Melatonin
Việc khó ngủ có thể do cơ thể con không sản xuất đủ melatonin một cách tự nhiên.

Nếu bạn đã thử tất cả các gợi ý về giấc ngủ ở trên và con bạn vẫn không ngủ đủ giấc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng melatonin bổ sung. Việc khó ngủ có thể do cơ thể con không sản xuất đủ melatonin một cách tự nhiên. Liều lượng melatonin thay đổi theo độ tuổi và kích thước, vì vậy hãy chắc chắn về việc liệu melatonin bổ sung có phù hợp với con bạn hay không.

———–

Bài viết đã chia sẻ nhiều thông tin hữu ích liên quan đến việc cải thiện giấc ngủ ở trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Hy vọng các bậc cha mẹ đã “bỏ túi” được nhiều kiến thức liên quan đến chứng bệnh này cũng như một số giải pháp hiệu quả giúp con ngon giấc hơn.

Nguồn tham khảo: 

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team