Góc mẹ bỉm: Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất

CẬP NHẬT 07/08/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Giấc ngủ chất lượng cần thiết cho sức khỏe và quá trình phát triển bình thường của trẻ. Vì vậy mà khi trẻ có dấu hiệu “từ chối” giấc ngủ, bố mẹ sẽ vô cùng lo lắng. Đó cũng là lý do mà nhiều người tìm kiếm cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất. Để có câu trả lời chi tiết, mọi người hãy tiếp tục theo dõi nội dung bên dưới nhé!

1. Nghiên cứu giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trong những ngày đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sơ sinh sẽ ngủ ít nhất 16 tiếng mỗi ngày. Từng giấc ngủ sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 giờ. Sau đó, khi đã đủ 4 tuần tuổi, trẻ sẽ thay đổi một chút, giấc ngủ rút ngắn lại còn khoảng 14 giờ/ngày. 

Giấc ngủ của trẻ lớn và người trưởng thành được chia thành 2 loại chính là REM – giấc ngủ cử động mắt nhanh và Non-REM – giấc ngủ không cử động mắt nhanh. Nhưng trẻ sơ sinh thì khác, giấc ngủ lúc này sẽ được chia thành 5 giai đoạn:

  • Giai đoạn buồn ngủ: Lúc này trẻ thường khóc nhè, khó chịu, hay dụi mắt, một số trẻ ngoan hơn thì mắt lim dim, rơi vào trạng thái ngủ gật.
  • Giai đoạn ngủ thật sự: Giấc ngủ REM được kích hoạt, trẻ sơ sinh sẽ vặn mình, giật mình hoặc tạo ra âm thanh “è è”. Mắt lúc này nhắm nhưng vẫn chuyển động và bố mẹ có thể quan sát được. Nhịp thở thường không đều, xuất hiện 5 – 10 giây ngưng thở, nhưng sau đó thở nhanh đột ngột rồi lại quay về trạng thái ban đầu.
  • Giai đoạn ngủ nhẹ nhàng: Thở đều và không cử động nhiều.
  • Giai đoạn ngủ sâu và rất sâu: Còn gọi là giấc ngủ Non-REM, lúc này trẻ ngủ sâu và không dễ đánh thức.
tìm hiểu chi tiết giấc ngủ trẻ sơ sinh
Tìm hiểu chi tiết giấc ngủ trẻ sơ sinh

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khiến trẻ sơ sinh khó ngủ. Sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

2.1. Do sinh lý giấc ngủ

Đối với người trưởng thành, giai đoạn ngủ Non-REM chiếm 75%, còn lại 25% là của giai đoạn ngủ REM. Nhưng 2 giai đoạn này lại chiếm tỷ lệ gần như bằng nhau ở trẻ sơ sinh. Điều quan trọng là khi bé đang chìm vào giấc ngủ REM lại rất dễ bị đánh thức bởi bất cứ tiếng động nào, dù cho là nhỏ nhất.

2.2. Do tình trạng bệnh lý

Bất kỳ tổn thương nào trên cơ thể cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Do đó, nếu trẻ không dễ ru ngủ, bố mẹ nên quan tâm đến những vấn đề bệnh lý sau:

  • Nhiễm khuẩn hệ hô hấp: Viêm phổi, phế quản, hệ hô hấp trên,… đều là những bệnh lý thường xuyên mắc phải ở trẻ sơ sinh. Đối với những trường hợp khó ngủ do nguyên nhân này, trẻ sơ sinh sẽ còn quấy khóc, thở khò khè, thậm chí là khó thở.
  • Béo phì: Có trường hợp trẻ sơ sinh gặp phải trường hợp thừa cân. Điều này dẫn đến tình trạng phù đại đường thở. Biến chứng này khiến cho hệ hô hấp làm việc khó khăn hơn. Lúc này, trẻ chỉ có thể thở bằng miệng và cảm thấy rất khó chịu nên không dễ đi vào giấc ngủ.
  • Một số bệnh lý khác như còi xương, trào ngược dạ dày, đầy hơi, viêm tai giữa,… cũng là những lý do khiến trẻ sơ sinh khó ngủ.
nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ
Trẻ khó ngủ do mắc bệnh lý

2.3. Do ngủ nhiều ban ngày

Một lý do khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm rất phổ biến, đó chính là vì trẻ dành nhiều thời gian để ngủ vào ban ngày. Bố mẹ hoàn toàn có thể điều chỉnh thói quen này bằng cách tập cho trẻ phân biệt đâu là ngày, đâu là đêm. Ban ngày, hãy mở cửa sổ đón nắng, có tiếng động của bếp, dụng cụ trong nhà, tiếng nói cười,… Ban đêm, hạn chế ánh sáng mạnh, kéo rèm, giữ không gian yên tĩnh,…

2.4. Do môi trường xung quanh 

Ánh sáng là yếu tố khiến trẻ sơ sinh khó đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, nhiệt độ phòng chưa phù hợp, tiếng ồn ào liên tục cũng khiến trẻ không thể yên giấc. Hơn nữa, thói quen sử dụng điện thoại hay máy tính bảng khi ở gần bé của bố mẹ, ông bà cũng có tác động xấu đến giấc ngủ.

2.5. Do tã bỉm bị ướt

Không chỉ có tã bỉm mà tất cả những gì tiếp xúc với trẻ khi nằm như giường, nệm, chiếu, quần áo, gối,… bị ướt cũng đều làm trẻ cảm thấy khó chịu. Trong trường hợp này trẻ thường sẽ quấy khóc để bày tỏ cảm xúc, bố mẹ nên kiểm tra và thay ngay cho con.

các nguyên nhân trẻ sơ sinh khó ngủ
Bỉm bị ướt đẫm cũng là lý do khiến trẻ khó ngủ

2.6. Thiếu dưỡng chất

Một số trẻ sơ sinh khó ngủ là do mất cân bằng dinh dưỡng. Giấc ngủ cần sự trợ giúp rất nhiều của dưỡng chất, nhất là vitamin D, kẽm, sắt, magie,… Thiết những chất này, trẻ sẽ thường xuyên mệt mỏi, ngủ gật vào ban ngày nhưng khó ngủ vào ban đêm.

3. 5 cách cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất

Để dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất, bố mẹ bỉm sữa ngày nay có thể tham khảo 5 cách đơn giản sau:

3.1. Vuốt ve bé

Trẻ sơ sinh cực kỳ thích cảm giác được vuốt ve cơ thể. Khi đặt con vào giường hoặc nôi, mẹ đừng quên nhẹ nhàng đưa tay lên bụng, đầu, lưng, tay rồi vuốt ve con thật nhẹ nhàng. Sự âu yếm này giúp con bạn cảm thấy an tâm và ngủ ngon hơn vì nghĩ rằng luôn có mẹ bên cạnh.

3.2. Hát ru

Chưa một đứa trẻ Việt nào lớn lên mà xa rời tiếng ru ầu ơ của mẹ, của bà. Những bài hát ru không hề yêu cầu giọng ca trời phú, cũng chẳng cần đúng kỹ thuật gì. Chỉ cần nó có giai điệu nhẹ nhàng, da diết và chứa đựng đầy ắp tình thương yêu của mẹ là được.

các cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất
Hát ru là cách phổ biến khi muốn dỗ trẻ sơ sinh ngủ

3.3. Kể chuyện cho bé

Nếu bạn vẫn đang nghĩ rằng trẻ sơ sinh biết gì đâu mà kể chuyện cho nghe. Thì bạn đã nhầm rồi đấy. Mặc dù không hiểu ý nghĩa câu chuyện, nhưng trẻ vẫn cảm nhận được sự ngọt ngào và an tâm qua từng giọng nói ấm áp. Lúc này, bé sẽ thật sự cảm thấy thư giãn rồi từ từ chìm vào giấc ngủ ngoan.

3.4. Ủ ấm bé

Trẻ sơ sinh vốn đã quen với môi trường ấm áp bên trong tử cung mẹ. Vì vậy mà việc ủ ấm bé khi ngủ giống như mô phỏng lại môi trường quen thuộc trước lúc chào đời. Bố mẹ có thể tận dụng điều này để con cảm thấy an toàn, dễ chịu và dễ vào giấc hơn.

3.5. Massage cho bé

Massage là liệu pháp dỗ bé ngủ nhanh nhất mà chuyên gia luôn khuyên bố mẹ thực hiện. Việc làm này không chỉ kích thích tuần hoàn máu, giúp cơ thể con dễ chịu mà còn giúp con cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ dành cho mình.

những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất
Massage nhẹ nhàng giúp trẻ sơ sinh dễ ngủ hơn

4. Những điều cần lưu ý khi dỗ trẻ sơ sinh ngủ

Không chỉ là những mẹo đơn giản giúp bố mẹ ru con ngủ dễ hơn, sau đây là một số lưu ý cũng quan trọng không kém:

4.1. Xây dựng không gian ngủ lý tưởng cho trẻ

Trẻ sơ sinh luôn cần không gian ngủ thoáng mát, sạch sẽ và dễ chịu. Bố mẹ hãy đầu tư rèm cửa che nắng, đèn ngủ màu vàng dịu nhẹ, vị trí đặt ở nơi không quá ồn ào. Đặc biệt, hãy luôn tạo ra không khí mát mẻ, không quá nóng nhưng không quá lạnh để con dễ vào giấc.

4.2. Mặc quần áo thoải mái cho con

Quần áo khi ngủ cũng là điều mà bố mẹ cần quan tâm để mặc đúng cách cho con. Khi trẻ sơ sinh ngủ, đừng chọn những bộ đồ bó sát khó thoát khí. Hãy luôn ưu tiên quần áo rộng rãi để con còn có không gian cọ quậy. Bên cạnh đó, hãy chọn quần áo làm từ vải cotton 100% thấm hút tốt, không kích ứng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé.

lưu ý khi dỗ trẻ sơ sinh ngủ
Mặc trang phục rộng rãi và thấm hút cho trẻ khi ngủ

4.3. Dùng bỉm thấm hút tốt và chống hăm

Thay bỉm vào ban đêm là việc nên làm nhưng cũng dễ khiến con bạn giật mình tỉnh giấc. Do đó, để hạn chế việc này, hãy cố gắng tìm mua sản phẩm bỉm tã có khả năng thấm hút siêu tốt. Đây cũng là cách bố mẹ ngăn ngừa tình trạng hăm tã cho trẻ.

5. Những lưu ý khác khi dỗ trẻ sơ sinh ngủ

Khi dỗ bé ngủ, bố mẹ cũng phải đặc biệt chú ý đến những điều sau nhằm đảm bảo mình đang cho bé ngủ thuận theo sinh lý tự nhiên:

  • Nên đặt con nằm ngửa để giảm nguy cơ mắc SIDS – hội chứng đột tử khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
  • Nếu bé có những dấu hiệu như ngáp, chảy nước mắt, dụi mắt, khóc nhè thì có thể đó là lúc bạn nên cho con đi ngủ.
  • Hãy chắc chắn rằng con bạn không đi ngủ với chiếc bụng chưa được lấp đầy.
  • Rèn cho con thói quen ngủ đúng giờ mỗi ngày bằng các tín hiệu như thay đồ dành riêng cho việc ngủ, hát ru, chúc con ngủ ngon,…
  • Không la mắng, dọa nạt khi con quấy khóc đòi ngủ. Không cho con xem những hình ảnh kinh dị khiến con ám ảnh và mơ thấy ác mộng.
  • Không đặt nhiều gối hay đồ chơi trong nôi vì sẽ làm chật và khiến con khó trở mình khi ngủ say.
  • Thường xuyên vệ sinh chăn ga gối nệm để đảm bảo an toàn cho con.

>> Xem thêm:

Trên đây là những cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ nhanh nhất cũng như nhiều lưu ý cần thiết cho giấc ngủ an lành của trẻ. Lưu lại ngay để áp dụng cho em bé của bạn nhé!

Đánh giá post