Trẻ gắt ngủ phải làm sao? Mẹo giúp cha mẹ chăm trẻ sơ sinh nhàn rỗi

CẬP NHẬT 09/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm Team

Với nhu cầu lớn về giấc ngủ của trẻ sơ sinh những năm tháng đầu đời, tình trạng gắt ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến cả trẻ và cha mẹ. Hãy cùng Vua Nệm “bỏ túi” thêm chút kiến thức về tình trạng này để cha mẹ có thể nhàn rỗi mà vẫn đảm bảo chất lượng giấc ngủ của con nhé.

1. Lý do trẻ gắt ngủ

Trẻ em, đặc biệt là ở thời gian sơ sinh sẽ dễ gặp phải tình trạng gắt ngủ, khóc quấy trước khi đi ngủ hoặc giữa giấc ngủ. Đây không phải là một trường hợp hiếm thấy nhưng cũng gây ra nhiều băn khoăn khiến cha mẹ không biết trẻ gắt ngủ phải làm sao.

1.1. Các mốc phát triển đặc biệt ở trẻ

Trong những tháng phát triển đầu đời sẽ luôn có các thời điểm trẻ tăng trưởng đặc biệt nhanh, tạo ra nhiều xáo trộn trong sinh hoạt. Bởi những hoóc-môn đã tăng vượt bậc ở những giai đoạn này nên trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, dễ gắt ngủ hơn bình thường.

1.2. Thói quen ngủ thất thường

Nhiều cha mẹ thắc mắc “Trẻ gắt ngủ phải làm sao?” nhưng chưa hề hình thành thói quen ngủ cố định cho bé khiến nhiều trẻ chưa nhận thức được giờ ngủ. Khi trẻ nhận biết được những dấu hiệu chuẩn bị ngủ và được lặp lại hằng ngày, gắt ngủ sẽ được giảm thiểu nhiều.

Không có thói quen cố định cho việc ngủ ở trẻ sẽ dễ dẫn đến nhiều phiền toái cho cha mẹ.
Không có thói quen cố định cho việc ngủ ở trẻ sẽ dễ dẫn đến nhiều phiền toái cho cha mẹ.

1.3. Tính cách của trẻ

Một lý do khác để xác định trẻ gắt ngủ phải làm sao là tính cách của trẻ, một yếu tố ảnh hưởng nhiều liệu bé có thể vào giấc dễ hay khó. Xác định trẻ thuộc nhóm “dễ tính”, “nhạy cảm” hay “khó tính” sẽ giúp ích rất nhiều cho cha mẹ giải quyết vấn đề nan giải này.

1.4. Hệ tiêu hóa có vấn đề

Khi giấc ngủ bị “làm phiền” bởi cảm giác chướng bụng, đầy hơi hay đau bụng, cha mẹ thường dễ thấy trẻ gắt ngủ rất nhiều. Đặc biệt, với nhiều mẹ có thói quen cho trẻ ti sữa trước khi ngủ, kể cả khi bé đã no sẽ dễ khiến trẻ bị đầy bụng, khó để ngủ ngon.

1.5. Môi trường ngủ không phù hợp

Có bao giờ cha mẹ băn khoăn trẻ gắt ngủ phải làm sao mà chưa chú ý liệu căn phòng hay bộ quần áo bé mặc khi đi ngủ đã thoải mái không? Một căn phòng không đủ tối, nhiệt độ cao hoặc thấp hơn bình thường, hay những tiếng động ồn ào rất dễ khiến giấc ngủ đứt đoạn.

1.6. Trẻ quá buồn ngủ hoặc ngủ chưa đủ

Gắt ngủ thường thấy trong rất nhiều trường hợp trẻ quá buồn ngủ mà cha mẹ không nhận ra hoặc ngủ chưa đủ khi cha mẹ đánh thức bé. Các bé nhỏ có thể chưa có khả năng tự dỗ ngủ khi mệt và buồn ngủ nên cha mẹ cần phải chú tâm để nhận ra các dấu hiệu của trẻ.

Thử thách trẻ gắt ngủ phải làm sao sẽ khó hơn nếu không đảm bảo thời gian ngủ đủ cho bé.
Thử thách trẻ gắt ngủ phải làm sao sẽ khó hơn nếu không đảm bảo thời gian ngủ đủ cho bé.

1.7. Thiếu hụt vitamin D ở trẻ

Trong các chất cần thiết với sự phát triển của trẻ, thiếu lượng vitamin D cần thiết khiến các bé gặp phải trường hợp thiếu canxi. Các biểu hiện của tình trạng này sẽ thể hiện phần nào qua giấc ngủ khi trẻ bị đổ mồ hôi trộm, gắt ngủ và rụng tóc hình vành khăn…

1.8. Mắc các bệnh lý

Tìm hiểu trẻ gắt ngủ phải làm sao, cha mẹ cần xem xét đến trường hợp trẻ có đang gặp phải các bệnh lý không. Trẻ sơ sinh với đề kháng yếu dễ gặp các bệnh lý nội khoa, nhiễm trùng các đường hô hấp, tiêu hóa hay thiếu chất, béo phì.

2. Gắt ngủ ảnh hưởng thế nào đến trẻ?

Tình trạng này không chỉ khiến cha mẹ phải đau đầu suy nghĩ giải quyết trẻ gắt ngủ phải làm sao mà trẻ cũng rất khó chịu trong giấc ngủ. Ở mỗi độ tuổi, giai đoạn, lượng thời gian sinh hoạt cũng yêu cầu khác nhau nên nếu trẻ không ngủ đủ thời gian cần thiết sẽ rất đáng lo.

Khi trẻ gắt ngủ và khó ngủ sâu, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng và xem xét các biểu hiện như biếng ăn, bỏ cữ ăn hay đi ngoài ở bé. Nếu các tình trạng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và không thuyên giảm trong thời gian dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám kịp thời.

Ngoài ra, không giải quyết tận gốc vấn đề trẻ gắt ngủ phải làm sao có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sau này ở các bé:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ: Giấc ngủ là thời điểm vàng cho sự tăng trưởng của các tế bào não bộ. Não bộ của trẻ sẽ dễ bị giảm kích thước nếu các nơ ron thần kinh bị ức chế trong một khoảng thời gian dài.
  • Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch: Ngoài hệ thần kinh, hệ miễn dịch cũng phát triển mạnh mẽ trong những tháng đầu đời. Trả lời được liệu trẻ gắt ngủ phải làm sao sẽ giảm thiểu nguy cơ khả năng đề kháng của trẻ bị yếu hơn bạn đồng trang lứa.
  • Chậm tăng cân: Một giấc ngủ sâu còn giúp trẻ lớn vượt bậc trong thể chất, đặc biệt là cân nặng. Khi hoóc-môn tăng trưởng bị ức chế vì thiếu ngủ, trẻ sẽ khó tăng cân được theo lộ trình bình thường của các bé.
Gắt ngủ và thiếu ngủ ảnh hưởng tới cả sức khỏe trước mắt và lâu dài của trẻ.
Gắt ngủ và thiếu ngủ ảnh hưởng tới cả sức khỏe trước mắt và lâu dài của trẻ.

3. Mẹo chữa chứng gắt ngủ ở trẻ

Tuy là vấn đề khó khăn với cả trẻ và cha mẹ, song giải đáp được trẻ gắt ngủ phải làm sao có thể được cải thiện bằng một số mẹo như sau:

3.1. Tạo thói quen ngủ cố định 

Hình thành chuỗi hoạt động, khung thời gian cố định trong ngày cho lịch ngủ của bé rất cần thiết để đương đầu vấn đề trẻ gắt ngủ phải làm sao. Quá trình này có thể tốn thời gian của cha mẹ trong thời gian đầu nhưng sẽ rất có ích cho cả gia đình sau này.

Để làm được điều này, cha mẹ cần rèn cho bé khả năng phân biệt ngày – đêm kết hợp nhận biết dấu hiệu giấc ngủ của bé để giữ lịch trình đều. Khi đã tạo thành thói quen, tới giờ cha mẹ cho bé đi ngủ, tình trạng gắt ngủ sẽ được giảm đi rất nhiều.

3.2. Tạo môi trường ngủ thoải mái

Theo nghiên cứu, một căn phòng phù hợp cho trẻ sơ sinh ngủ ngon cần được duy trì trong 25 – 26 độ C, đủ tối và thoáng đãng. Cha mẹ cũng cần quan tâm đến chất liệu nệm ngủ, ga trải giường và vải quần áo trẻ mặc khi đi ngủ để tạo nên môi trường thoải mái nhất có thể.

3.3. Bổ sung vitamin D

Là một vi chất quan trọng bên cạnh kẽm, crom hay sắt, vitamin D cần được bổ sung thường xuyên thông qua thực phẩm và ánh nắng mặt trời. Để chữa tình trạng trẻ gắt ngủ phải làm sao, cha mẹ nên cho bé tắm nắng vào 6-9h sáng hoặc sau 5h chiều để bổ sung vitamin D.

3.4. Chú ý dinh dưỡng ở trẻ

Ngoài lịch trình ngủ, lịch trình cho ăn ở trẻ cũng rất quan trọng để biết được trẻ gắt ngủ phải làm sao với các cha mẹ. Trước khi ngủ, các bậc phụ huynh cần đảm bảo bé không quá đói hoặc quá no để tránh tình trạng bé khó chịu khi ngủ.

3.5. Tạo cảm giác an toàn cho trẻ ngủ

Trẻ cảm nhận được một không gian an toàn sẽ yên tâm để vào giấc và ít giật mình giữa lúc ngủ hơn. Vì thế, cha mẹ hãy thử tham khảo mẹo ngủ cùng phòng với bé để con luôn an tâm ngủ khi thấy người thân ở bên khi vào giấc.

Ngủ cùng cha mẹ sẽ tăng cảm giác an tâm hơn cho giấc ngủ của bé.
Ngủ cùng cha mẹ sẽ tăng cảm giác an tâm hơn cho giấc ngủ của bé.

3.6. Các mẹo dân gian chữa gắt ngủ

Bên cạnh đó, tuy chưa kiểm chứng nhưng các mẹo dân gian cũng rất có ích cho câu hỏi “trẻ gắt ngủ phải làm sao?”. Các cách như đặt tỏi đầu giường, dùng gối đinh lăng hay cành dâu tằm ở nơi ngủ của trẻ,… cũng có thể tham khảo khi vật lộn với cơn gắt ngủ của trẻ.

Nắm được lý do và cách xử trí trẻ gắt ngủ phải làm sao sẽ phần nào giúp khỏi cảnh “đầu bù tóc rối” khi chăm bé mà chưa có kinh nghiệm. Với các “tuyệt chiêu” trên đây, Vua Nệm hy vọng các chia sẻ có thể trở thành trợ thủ cùng cha mẹ xoa dịu cơn gắt ngủ của các bé.

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM