Sức khỏe giấc ngủ

Những tác hại khi lạm dụng thuốc ngủ cần biết để bảo vệ bản thân

CẬP NHẬT 21/02/2024 | BỞI Hoàng Uyên

Thuốc ngủ là giải pháp hữu hiệu để ngủ ngon giấc trong một số trường hợp mất ngủ, rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, thuốc ngủ là con dao hai lưỡi, chúng chỉ an toàn khi được dùng theo chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp.

Trong trường hợp lạm dụng thuốc ngủ, có thể gây ra những điều đáng tiếc. Cùng Vua Nệm tìm hiểu về những tác hại khi lạm dụng thuốc ngủ nên biết để bảo vệ bản thân và những người thân yêu của mình nhé.

1. Tác hại khi lạm dụng thuốc ngủ nên biết

Lạm dụng thuốc ngủ là tình trạng mà người dùng sử dụng thuốc ngủ không tuân theo chỉ định của bác sĩ hoặc dùng thuốc với liều cao hơn so với khuyến nghị. Dưới đây là 10 tác hại khi lạm dụng thuốc ngủ bạn nên biết để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Lạm dụng thuốc ngủ
Lạm dụng thuốc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

1.1. Tác dụng phụ toàn thân

Khi dùng thuốc ngủ không đúng cách, lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ toàn thân không mong muốn, điển hình là một số tác dụng thường thấy dưới đây:

  • Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khô miệng, thay đổi cảm giác thèm ăn.
  • Hệ hô hấp bị ảnh hưởng: Bệnh nhân có thể mắc phải một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hen suyễn, khí phế thũng, rối loạn chức năng nhịp thở (như thở hổn hển, không đều, hội chứng ngưng thở khi ngủ….)
  • Rối loạn giấc ngủ: hội chứng này thường có các biểu hiện như ngủ quá nhiều, ngủ mê mệt, buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày nhưng ban đêm lại không ngon giấc….
  • Hệ thần kinh bị ảnh hưởng: Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng liên quan đến thần kinh như: choáng váng đầu óc, hoa mắt, chóng mặt, hay quên, mất thăng bằng, lú lẫn, trí nhớ suy giảm, năng lực kiểm soát hành vi bị ảnh hưởng…
  • Chức năng gan và thận bị ảnh hưởng do phải làm việc hết công suất để đào thải độc tố do sử dụng thuốc quá liều.
  • Cảm giác cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ dù thời gian tác dụng thuốc đã hết.
  • Suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ: Do thuốc ngủ thường được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn (vài tuần trở xuống), nếu dùng trong một thời gian dài có thể khiến khả năng tập trung và trí nhớ bị suy giảm một cách đáng kể.

1.2. Phụ thuộc vào thuốc

Một trong những tác hại khi lạm dụng thuốc ngủ thường gặp phải nhất là tình trạng phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc. Dấu hiệu điển hình của vấn đề này là cảm giác bồn chồn, vật vã, khó ngủ nếu không dùng thuốc…. Những triệu chứng này sẽ được cải thiện khi dùng thuốc trở lại.

phụ thuộc vào thuốc ngủ
Tình trạng phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc

Do đó, nếu dùng thuốc ngủ thì cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp muốn ngừng thuộc thì cần giảm liều một cách từ từ, không dừng đột ngột sẽ khiến cơ thể không kịp thích nghi.

Khi bị phụ thuộc vào thuốc, người bệnh có thể bị suy nhược cơ thể, khả năng phối hợp vận động kém hơn, suy giảm cảm giác hưng phấn. Một số người còn xuất hiện tình trạng phụ thuộc tâm lý vào thuốc, nếu đi ngủ không dùng thuốc sẽ cảm thấy lo lắng, bất an.

1.3. Tử vong

Một số bệnh nhân lạm dụng thuốc ngủ liều mạnh trong thời gian dài có thể gây tử vong nếu dùng quá liều gấn 5-20 lần so với thông thường.

2. Cách sử dụng thuốc ngủ an toàn, hiệu quả

Để đảm bảo an toàn và có giấc ngủ ngon, trọn vẹn thì bạn nên sử dụng thuốc ngủ đúng cách, không nên lạm dụng thuốc có thể gây nên những tác dụng không mong muốn. Khi dùng thuốc ngủ, người bệnh nên lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn:

  • Dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng, đúng thuốc, không tự ý tăng giảm liều hoặc ngừng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Nên dùng thuốc ngủ trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1 giờ. Sau khi đã uống thuốc, bạn cần nằm trên giường để sẵn sàng ngủ, không di chuyển trong vòng 5-10 phút ngay sau khi uống thuốc. Bên cạnh đó, nếu đã uống thuốc ngủ thì bạn cần hạn chế ăn uống, xem điện thoại, tivi, quan hệ… để tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Bạn cũng cần đảm bảo rằng mình có đủ thời gian từ 6-8 tiếng để ngủ khi dùng thuốc vì đây là thời gian tác dụng ít nhất của thuốc.
  • Khi dùng thuốc ngủ thì không nên uống rượu, điều này có thể gây ra độc tố. Nếu gặp phải trường hợp bất khả kháng thì có thể uống tối đa 2 cốc bia trước khi đi ngủ 6 giờ.
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Không ăn quá no và quá nhiều các chất làm đường huyết tăng cao, lúc này người bệnh sẽ càng khó ngủ.
  • Giảm thiểu căng thẳng, áp lực từ bên ngoài để không ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu bị căng thẳng, việc dùng thuốc ngủ có thể không khiến bạn đạt được hiệu quả điều trị. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cân nhắc một số loại thuốc khác phù hợp hơn, ví dụ như thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm và liệu pháp thôi miên giấc ngủ.
  • Sử dụng thuốc ngủ cần kết hợp với việc điều chỉnh giấc ngủ nhằm tránh rơi vào tình trạng ngủ quá muộn hoặc tỉnh giấc quá sớm.
  • Thuốc ngủ có thể tương tác với các loại thuốc khác, do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc ngủ khi đang điều trị bằng các loại thuốc khác.
  • Khi đi du lịch qua hai nơi có múi giờ khác nhau thì không nên dùng thuốc ngủ vì lúc này thuốc sẽ không có tác dụng. Bạn có thể tham khảo việc dùng melatonin trước khi đi ngủ 1 giờ hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại thuốc phù hợp.

3. Cách ngủ ngon đơn giản mà không cần dùng thuốc ngủ

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thuốc ngủ chỉ là liệu pháp hỗ trợ, không phải là thuốc điều trị. Để ngủ ngon giấc, bạn nên chú trọng đến nhiều yếu tố khác nhau như môi trường ngủ, giảm thiểu các yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bạn có thể tham khảo một số cách ngủ ngon đơn giản dưới đây để hạn chế sử dụng thuốc ngủ khi chưa thực sự cần thiết.

Cách ngủ ngon đơn giản không dùng thuốc ngủ
Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ
  • Không dùng đồ uống có cồn, đồ uống có chứa caffeine trước khi ngủ
  • Không ăn quá no, không uống nhiều nước có thể khiến bạn thức giấc giữa đêm
  • Không dùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ từ 30 phút đến 1 giờ, ánh sáng xanh từ những thiết bị này sẽ làm bạn không có cảm giác buồn ngủ.
  • Tạo không gian phòng ngủ thuận lợi để giấc ngủ đến một cách tự nhiên như: phòng ngủ sạch sẽ, nhiệt độ phù hợp, không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn, ánh sáng.
  • Đi ngủ và thức giấc trong một khoảng thời gian cố định trong ngày. Điều này sẽ tạo ra nhịp sinh học cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy buồn ngủ khi đến giờ đi ngủ mỗi ngày.
  • Kiểm soát tâm trạng, hạn chế cảm giác căng thẳng, stress để giấc ngủ không bị ảnh hưởng. Bạn có thể thử một số biện pháp như đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện với bạn bè, người thân, thiền, yoga…
  • Không nên ngủ vào ban ngày quá nhiều, chỉ nên ngủ trưa khoảng 30 phút để tránh buổi tối không có cảm giác buồn ngủ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh ngủ dậy quá muộn, ngủ bù, ngủ nướng sẽ làm mất đi nhịp sinh học của cơ thể.
  • Sử dụng một số loại trà thảo dược hỗ trợ giấc ngủ có nguồn gốc tự nhiên.
  • Sử dụng liệu pháp mùi hương hoặc ngâm chân trước khi đi ngủ.
  • Lựa chọn đệm phù hợp với cơ thể nhằm tạo khả năng nâng đỡ và hỗ trợ cơ thể, mang lại cảm giác thoải mái để ngủ ngon giấc hơn.
  • Chọn các loại chăn ga gối có chất liệu phù hợp, mang lại sự êm ái, thoáng mát khi sử dụng.
  • Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì nên bắt buộc bằng các loại thuốc có tác dụng an thần nhẹ, không nên dùng thuốc ngủ mạnh trong thời gian đầu để hạn chế các tác dụng của thuốc với cơ thể.

Chọn các loại chăn ga gối có chất liệu phù hợp, mang lại sự êm ái khi ngủ

Trên đây là tổng hợp những tác hại khi lạm dụng thuốc ngủ mà Vua Nệm đã thông tin đến bạn. Nhìn chung, việc lạm dụng thuốc ngủ có thể dẫn đến những nguy hại cho sức khỏe, do đó bạn nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân nhé.

XEM THÊM: Tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc ngủ và những lưu ý khi sử dụng

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên