Đối với con người, ngoài các nhu cầu cơ bản như ăn uống, hoạt động thể chất thì giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, giữa guồng quay tất bật của cuộc sống hiện đại, rất nhiều người gặp phải chứng mất ngủ triền miên. Ngoài các biện pháp thư giãn thì sử dụng thuốc ngủ là một trong những giải pháp được nhiều người sử dụng. Vậy thì khi nào chúng ta nên sử dụng thuốc ngủ liều mạnh? Và uống thuốc ngủ liệu có gây tác dụng phụ gì lên cơ thể hay không? Hôm nay, Vua Nệm sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi trên trong bài viết này.
Nội Dung Chính
- 1. Thuốc ngủ liều mạnh là gì?
- 2. Phân loại thuốc ngủ liều mạnh
- 3. Các đối tượng được phép sử dụng thuốc ngủ có liều mạnh
- 4. Một số loại thuốc ngủ liều mạnh thông dụng trên thị trường
- 5. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc ngủ liều mạnh
- 6. Một số biện pháp cải thiện giấc ngủ mà không cần dùng thuốc
1. Thuốc ngủ liều mạnh là gì?
Với những người từng mắc chứng mất ngủ, hẳn là bạn đã không còn xa lạ với thuốc ngủ. Nếu chỉ mất ngủ ở mức độ nhẹ, bác sĩ có thể sẽ kê cho bệnh nhân thuốc hỗ trợ giấc ngủ loại nhẹ. Tuy nhiên, nếu triệu chứng mất ngủ của bạn kéo dài và nặng thì các bác sĩ có thể sẽ phải chỉ định đến thuốc ngủ liều mạnh.
Về cơ bản có thể hiểu thuốc ngủ liều mạnh là dạng thuốc ngủ có tác dụng mạnh hơn những loại thông thường, giúp người dùng dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Đặc biệt, chúng ta cũng có thể xem đây là một loại thuốc an thần có khả năng giúp giảm căng thẳng, stress.
Hầu hết các loại thuốc ngủ đều có khả năng giúp người dùng tạm thời mất đi ý thức, thả lòng thần kinh và chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Các loại thuốc ngủ liều cao còn có hiệu quả kéo dài, người dùng có thể ngủ một giấc sâu và sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tỉnh dậy. Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc ngủ nào cũng đều có tác dụng phụ và không thích hợp sử dụng thường xuyên.
2. Phân loại thuốc ngủ liều mạnh
Trên thị trường hiện nay thuốc ngủ được phân loại thành khá nhiều dạng. Nếu không tính đến các loại thuốc ngủ thường chỉ tập trung vào thuốc ngủ liều mạnh ta có thể phân loại như sau:
- Thuốc ngủ ở dạng nước
- Thuốc ngủ ở dạng bột
- Thuốc ngủ ở dạng khí
Thông thường thuốc ngủ dạng liều mạnh đều chỉ được sử dụng cho các bệnh nhân mất ngủ mãn tính. Các dạng thuốc ngủ này được điều chế với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả và độ an toàn trong quá trình điều trị. Chúng có tác dụng giúp người dùng cải thiện các triệu chứng đang gặp phải, ngủ nghỉ khoa học và có sức khỏe tốt hơn.
3. Các đối tượng được phép sử dụng thuốc ngủ có liều mạnh
Các loại thuốc ngủ liều mạnh đều có đặc điểm chung là mang đến hiệu quả nhanh và mạnh. Do đó, việc sử dụng thuốc ngủ liều cao cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, chỉ có các trường hợp sau đây mới được phép sử dụng thuốc ngủ liều mạnh:
- Bệnh nhân mắc chứng mất ngủ, khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.
- Người thường xuyên trằn trọc, khi thức dậy thì rất khó để ngủ lại.
- Người bị căng thẳng kéo dài, chịu áp lực nặng, tinh thần rối loạn.
- Các trường hợp bị rối loạn lo âu, mất ngủ trong thời gian dài.
Ngoài ra, thuốc ngủ có liều mạnh cũng được sử dụng cho một số người bị nghiện đang cần cai thuốc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc người bệnh cần tìm hiểu kỹ về thông tin thuốc. Tốt nhất là bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ và kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng.
4. Một số loại thuốc ngủ liều mạnh thông dụng trên thị trường
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc ngủ liều mạnh đang được lưu thông. Về cơ bản mỗi loại thuốc sẽ có những đặc tính riêng, phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Sau đây là một số loại thuốc ngủ có liều mạnh thường thấy trên thị trường:
- Thuốc Seduxen: Đây là loại thuốc ngủ có thể nói là mạnh nhất trên thị trường hiện nay. Loại thuốc này có công dụng giúp người dùng đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Hiện nay, thuốc Seduxen đã được nghiên cứu và đưa ra thị trường ở dạng tiêm bắp.
- Thuốc Diazepam: Loại thuốc ngủ này được điều chế dưới dạng dung dịch, không màu và không mùi vị. Thuốc có hiệu quả rất cao, tuy nhiên thời gian hoạt động khá ngắn do đó người dùng sẽ dễ bị tỉnh giấc.
- Thuốc ngủ GHB: Là loại thuốc có khả năng mang lại giấc ngủ sâu cho người dùng. Trung bình sau khi dùng thuốc bệnh nhân có thể ngủ ngon từ 7-8 tiếng.
- Thuốc ngủ Doxepin (Silenor): Là loại thuốc ngủ được nhiều bệnh nhân mất ngủ sử dụng hiện nay. Với cơ chế ngăn chặn thụ thể histamine, thuốc giúp bệnh nhân ngủ sâu một cách nhanh chóng.
5. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc ngủ liều mạnh
Dù là loại dược phẩm có tác dụng nhanh chóng đối với người đang mắc chứng mất ngủ nhưng trên thực tế thuốc ngủ vẫn mang đến cho người dùng không ít tác dụng phụ. Do vậy trước khi sử dụng bạn cần nắm rõ những tác dụng phụ bản thân có thể gặp phải khi uống thuốc ngủ. Cụ thể thuốc ngủ liều mạnh có những tác dụng phụ như sau:
5.1. Tác dụng phụ tác động lên toàn thân
Có lẽ bạn đã biết, thuốc ngủ cũng như các loại dược phẩm khác, chúng ta không thể sử dụng một cách vô tội vạ. Bởi không chỉ có tác dụng điều trị, nếu lạm dụng thuốc ngủ người dùng có thể gặp rất nhiều rắc rối. Tuy là thuốc điều trị chứng mất ngủ nhưng nó có thể gây tác dụng phụ lên toàn thân.
Cụ thể, nếu lạm dụng thuốc ngủ bạn có thể gặp các vấn đề như sau:
- Vấn đề về hô hấp: Mắc bệnh hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, rối loạn chức năng thở, thở không đều, ngưng thở khi ngủ,…
- Rối loạn chức năng tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng, táo bón, khô miệng, giảm cảm giác thèm ăn,…
- Vấn đề về thần kinh: chóng mặt, suy giảm trí nhớ, chậm chạp, mất năng lực kiểm soát hành vi,…
- Ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng của gan và thận.
- Rối loạn giấc ngủ: ngủ quá nhiều, hay buồn ngủ vào ban ngày, ngủ mê mệt,…
5.2. Người bệnh có thể phụ thuộc vào thuốc
Có thể bạn chưa biết, khi sử dụng các loại thuốc ngủ liều mạnh trong thời gian dài chúng ta có thể rơi vào tình trạng phụ thuộc vào thuốc. Điều này có nghĩa là khi ngưng sử dụng thuốc bệnh nhân có thể mắc phải các hội chứng như khó ngủ, bồn chồn, vật vã, dễ bị kích thích,… Và các triệu chứng này sẽ chỉ biến mất khi bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc ngủ trở lại.
Dễ nhận thấy rằng các triệu chứng trên đều hoàn toàn vô cùng không tốt cho bệnh nhân. Do đó, trong quá trình điều trị bạn không nên quá lạm dụng thuốc ngủ liều mạnh. Để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất, bệnh nhân nên tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ đã quy định. Ngoài ra, nếu bạn muốn ngưng sử dụng thuốc một cách hiệu quả thì tốt nhất không nên cắt thuốc ngay lập tức mà hãy từ từ giảm liều lượng. Như thế cơ thể sẽ không bị sốc và dần dần thích nghi với việc bạn ngừng uống thuốc.
5.3. Lạm dụng thuốc ngủ có thể gây tử vong
Những viên thuốc ngủ tuy nhỏ bé nhưng nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây ra những tác hại vô cùng khôn lường. Và một trong những tác hại nghiêm trọng nhất của việc lạm dụng thuốc ngủ đó chính là gây tử vong. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ chỉ xảy ra nếu người dùng sử dụng liều lượng cao gấp 5-20 lần so với bình thường.
Mặc dù hiện nay đã có nhiều biện pháp để quản lý chặt chẽ việc sử dụng thuốc ngủ. Đồng thời các dạng thuốc ngủ trên thị trường hiện nay cũng đã được bào chế với mức độ an toàn cao hơn, các tác dụng phụ cũng đã giảm đi. Thế nhưng nếu đang trong quá trình điều trị chứng mất ngủ và phải sử dụng thuốc thì bạn vẫn nên cẩn thận. Cách tốt nhất là hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ một cách nghiêm ngặt, tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng trong quá trình sử dụng.
6. Một số biện pháp cải thiện giấc ngủ mà không cần dùng thuốc
Hiện nay, việc mắc triệu chứng mất ngủ xảy ra với rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu tình trạng không quá nghiêm trọng bạn không nên lạm dụng thuốc ngủ liều mạnh. Để cải thiện tình hình, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
6.1. Cải thiện giấc ngủ thông qua chế độ sinh hoạt
Để có giấc ngủ ngon thì chế độ sinh hoạt, ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây là một số lưu ý trong sinh hoạt giúp bạn dễ dàng ngủ ngon giấc mỗi ngày:
- Không sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích trước giờ đi ngủ.
- Xây dựng thời gian đi ngủ và thức dậy một cách cố định và tuân thủ thời gian biểu này.
- Tạo không gian ngủ thoải mái, sạch sẽ và yên tĩnh. Khi ở trong trạng thái thoải mái bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Ăn tối vừa phải, không nên ăn quá no có thể gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng dẫn đến mất ngủ.
- Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày, chỉ nên ngủ trưa khoảng 30 phút và không nên ngủ nướng vào buổi sáng.
- Sử dụng các loại trà thảo mộc có tác dụng an thần, hỗ trợ giấc ngủ.
- Kiểm soát tâm trạng, luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng kéo dài.
- Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc ngủ thì chỉ nên bắt đầu với các loại thuốc ngủ liều nhẹ, có tác dụng an thần.
6.2. Sử dụng chăn ga gối nệm chất lượng để cải thiện giấc ngủ
Ngoài chú ý chế độ ăn uống, sinh hoạt thì việc lựa chọn chăn ga gối nệm cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chất lượng giấc ngủ. Để có được giấc ngủ ngon, bạn cần thật kỹ lưỡng trong quá trình chọn chăn ga gối nệm. Chất lượng sản phẩm là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu.
Để chọn mua được những mẫu chăn ga gối nệm chất lượng tốt với mức giá vừa phải, điều đầu tiên người tiêu dùng cần làm là hãy lựa chọn đơn vị phân phối uy tín. Trên thị trường hiện nay, có thể nói Vua Nệm đang là một trong các đơn vị phân phối chăn ga gối nệm hàng đầu. Đến với Vua Nệm, bạn không chỉ an tâm về nguồn gốc sản phẩm mà còn được nhân viên tư vấn các mẫu chăn ga gối nệm phù hợp nhất.
Nếu diện tích phòng ngủ nhỏ, bạn có thể lựa chọn các mẫu nệm gấp như nệm bông ép Kim Cương Acness. Nếu ưa chuộng nệm cao su, bạn có thể chọn nệm cao su Vạn Thành Segovia, nệm lò xo Dunlopillo Spine O Master,… Tùy theo mục đích sử dụng và nhu cầu nghỉ ngơi của mình mà bạn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất.
Như vậy là chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về thuốc ngủ liều mạnh và các tác dụng phụ của nó. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về thuốc ngủ và cách sử dụng chúng. Hãy luôn giữ cho tâm trí thoải mái và hy vọng bạn sẽ không cần sử dụng đến thuốc ngủ mà vẫn luôn ngon giấc mỗi đêm.
>>>Đọc ngay: Uống thuốc ngủ thảo dược có hại không? Tác dụng phụ ra sao?