Kỹ thuật thôi miên giấc ngủ là gì? Hiệu quả như thế nào?

CẬP NHẬT 12/12/2022 | Bài viết bởi: Dương Ly
Siêu bão SALE tháng 11

Ngày càng nhiều người gặp phải các vấn đề tiêu cực liên quan đến giấc ngủ như mất ngủ, rối loạn giấc ngủ,… Một trong những biện pháp khắc phục nhiều người áp dụng là dùng kỹ thuật thôi miên giấc ngủ. Vậy bản chất của liệu pháp này là gì? có thực sự mang lại hiệu quả hay không? Bài viết dưới đây Vua Nệm sẽ giúp bạn làm rõ.

1. Thôi miên giấc ngủ là gì?

Trước tiên ta sẽ tìm hiểu về khái niệm “thôi miên”. Theo tâm thần học, thôi miên là một trạng thái tinh thần được đặc trưng bởi trí tưởng tượng, sự tập trung và thư giãn được đẩy lên cao độ. Trong quá trình thôi miên, não bộ sẽ có sự thay đổi lớn, tạo ra khả năng tiếp thu những ý tưởng mới. 

Thôi miên có thể coi là một phương pháp chữa bệnh cho cơ thể, thông qua quá trình thôi miên để tạo ra những tác động tích cực đến suy nghĩ và hành động của một người nào đó.

Kỹ thuật thôi miên giấc ngủ là gì
Não bộ có khả năng tiếp thu những ý tưởng mới trong quá trình thôi miên

Thôi miên giấc ngủ ở đây được hiểu là việc sử dụng liệu pháp thôi miên để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ. Mục tiêu của việc này không phải là khiến một người ngủ thiếp đi mà là tạo ra những tác động làm thay đổi những suy nghĩ hoặc thói quen tiêu cực liên quan đến giấc ngủ nhằm mục đích khiến người đó ngủ ngon hơn sau khi liệu pháp thôi miên hoàn tất.

Kỹ thuật thôi miên giấc ngủ có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Chẳng hạn như sử dụng cùng với liệu pháp hành vi nhận thức cho chứng mất ngủ (CBT-I) để tư vấn, giúp kiềm chế những suy nghĩ tiêu cực về giấc ngủ. Cũng có thể hiểu rằng, thôi miên giấc ngủ nhằm phát triển các thói quen lành mạnh hơn, tích cực hơn liên quan đến giấc ngủ.

2. Thôi miên giấc ngủ có phải là điều khiển tâm trí?

Cần phải hiểu rằng, thôi miên nói chung và thôi miên giấc ngủ nói riêng không phải là kiểm soát tâm trí. Trong quá trình thôi miên, người bệnh thường cởi mở và dễ đón nhận hơn với các đề xuất được đưa ra, tuy nhiên, quyền tự quyết và kiểm soát các quyết định là thuộc về người bệnh.

Thôi miên không đồng nghĩa với việc bị kiểm soát tâm trí
Thôi miên không đồng nghĩa với việc bị kiểm soát tâm trí

Những lo ngại về việc bị “thao túng tâm lý”, bị mất khả năng kiểm soát tâm trí do thôi miên được xem qua các bộ phim, hoạt động sân khấu, chương trình truyền hình… không đại diện cho cách thôi miên được sử dụng trong y học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không nên nhầm lẫn thôi miên với kiểm soát tâm trí.

3. Kỹ thuật thôi miên giấc ngủ được thực hiện như thế nào?

Hiện nay rất nhiều người gặp phải các tình trạng tiêu cực liên quan đến giấc ngủ. Họ khó ngủ, không thể đi vào giấc ngủ, thường xuyên nghĩ ngợi viễn vông khi bước vào giờ đi ngủ… Chính vì vậy mà việc thôi miên giấc ngủ càng được chú ý hơn với mong muốn sớm cải thiện tình trạng mất ngủ. Vậy kỹ thuật thôi miên giấc ngủ sẽ được thực hiện như thế nào?

Kỹ thuật này sẽ bao gồm các bước từ chuẩn bị, thực hiện cho đến khi kết thúc quá trình. Thông thường, người điều trị sẽ được thông báo về việc sử dụng kỹ thuật thôi miên và chỉ được kỹ thuật viên thực hiện khi có sự đồng ý. Trước khi bắt đầu, bệnh nhân sẽ được giải thích về quy trình để biết điều gì sẽ xảy ra, đặt câu hỏi để giải đáp các thắc mắc cũng như yên tâm về phương pháp này.

Thực kiện kỹ thuật thôi miên giấc ngủ
Bước đầu của kỹ thuật thôi miên giấc ngủ là thúc đẩy sự thư giãn

Kế đến, việc thôi miên sẽ bắt đầu bằng việc tập trung suy nghĩ, hình dung về một hình ảnh êm dịu. Mục tiêu của bước này là để thúc đẩy sự thư giãn, tăng mức độ tập trung.

Tiếp đó, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu thêm hướng dẫn thêm để người bệnh tập trung sâu hơn nữa, tăng cường sự chú ý vào các hình ảnh êm dịu.

Khi người bệnh đã rơi vào trạng thái bị thôi miên, lúc này kỹ thuật viên sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể để giải quyết các triệu chứng y tế, vấn đề mà bệnh nhân gặp phải về giấc ngủ. Lúc nãy nào bộ tiếp nhận các thông tin một cách tích cực, thường là theo sự điều hướng của người thôi miên.

Bước cuối cùng là kết thúc thôi miên, bệnh nhân sẽ được trở về trạng thái bình thường, hoàn toàn tỉnh táo. Tuy nhiên những tác động đến suy nghĩ, nhận thức về giấc ngủ đã được ghi chép lại.

Kỹ thuật thôi miên giấc ngủ thường sẽ được thực hiện bởi kỹ thuật viên, có thể là chuyên gia y tế, bác sĩ, y tá, nhà tâm lý học… đã qua đào tạo và cấp chứng chỉ để tiến hành liệu pháp thôi miên, đảm bảo rằng mỗi bước thực hiện đều được tuân thủ cẩn thận các nguyên tắc.

4. Thôi miên có thể được áp dụng cho ai?

Kỹ thuật thôi miên giấc ngủ không có tính hiệu quả với tất cả mọi người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỗi người có mức độ thôi miên khác nhau. Chỉ có khoảng 15% dễ tiếp nhận thôi miên. ⅓ số người kháng thôi miên, không bị tác động bởi các kỹ thuật.

Thanh thiếu niên là nhóm đối tượng dễ thôi miên hơn 
Thanh thiếu niên là nhóm đối tượng dễ thôi miên hơn

Thông thường, hiệu quả từ phương pháp thôi miên có diễn ra hay không còn tùy thuộc vào mong muốn thay đổi của người điều trị, sự hợp tác có thể làm tăng khả năng thành công của các kỹ thuật.

Ngoài ra, kỹ thuật thôi miên giấc ngủ có thể áp dụng cho tất cả mọi người ở hầu hết lứa tuổi. Trong đó, thanh thiếu niên là nhóm đối tượng dễ đi vào trạng thái thôi miên hơn so với người già, người lớn tuổi.

5. Liệu pháp thôi miên có giúp giải quyết các vấn đề về giấc ngủ không?

Như đã nói, thôi miên giấc ngủ có thể giúp người điều trị tuân theo một lịch trình ngủ phù hợp hơn, loại bỏ được cảm giác lo lắng khi bước vào giấc ngủ mà nhiều người gặp phải. Thôi miên sẽ là công cụ hữu ích để giúp người bệnh được thư giãn, định hướng lại suy nghĩ, cảm xúc đối với những người gặp phải tình trạng mất ngủ. Vì vậy có thể nói là nó giúp cải thiện hoặc giải quyết các vấn đề về giấc ngủ.

Thôi miên có thể giúp ngủ sâu hơn nhưng chưa thể coi là phương pháp tiêu chuẩn
Thôi miên có thể giúp ngủ sâu hơn nhưng chưa thể coi là phương pháp tiêu chuẩn

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thôi miên giúp bệnh nhân ngủ sâu giấc hơn, điều này cực kỳ quan trọng giúp phục hồi thể chất và tinh thần cho người bệnh. Một giấc ngủ sâu có thể làm giảm các triệu chứng căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm hoặc được sử dụng để điều trị các cơn đau.

Kỹ thuật thôi miên giấc ngủ mặc dù là một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn, tuy nhiên vẫn cần nhiều hơn những nghiên cứu lâm sàng để xác định lợi ích của nó đối với giấc ngủ. Các phân tích cho thấy rằng kỹ thuật này mang đến các giấc ngủ tốt hơn cho người bệnh, tuy nhiên, vẫn chưa thể coi là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ.

6. Một số phương pháp khác giúp ngủ ngon giấc

Thôi miên không hẳn lúc nào cũng hiệu quả. Đối với những người không thích phương pháp này hoặc đơn giản là không thấy nó hữu ích có thể bỏ qua. Thay vào đó bạn có thể cải thiện vấn đề giấc ngủ bằng một số cách sau:

Hướng dẫn cách giúp bạn ngủ ngon
Chăn ấm nệm êm giúp ngủ ngon hơn
  • Tuân theo lịch trình ngủ mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ để giữ thói quen sinh học.
  • Trước khi ngủ hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử. Sóng điện từ từ các thiết bị này có thể gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, thiếu tập trung…
  • Hạn chế hoặc loại bỏ các chất kích thích như rượu, bia, caffeine, đặc biệt là vào chiều và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đảm bảo không gian phòng ngủ thoải mái, yên tĩnh, hạn chế ánh sáng… khi ngủ cũng là cách hữu hiệu giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. 

Trên đây Vua Nệm vừa giới thiệu đến bạn về kỹ thuật thôi miên giấc ngủ. Đây là một phương pháp đầy hứa hẹn để giải quyết các vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ… mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là bản thân bạn có thể tự điều tiết tốt thời gian sinh hoạt và chất lượng giấc ngủ của mình. Hãy đầu tư cho giấc ngủ ngay từ bây giờ bạn nhé!

>>>Đừng bỏ lỡ: Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật chánh niệm giúp bạn ngủ ngon hơn

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.