Giấc ngủ đáng giá bao nhiêu? “rẻ mạt” hay “đắt đỏ” phụ thuộc vào việc bạn tự định giá. Chúng như một “tài khoản tiết kiệm” và bạn hoàn toàn có quyền quyết định sử dụng như thế nào? Có thể rút ra tiêu xài “hoang phí” hoặc gửi thêm vào, tích lũy dần dần tạo nên một khối tài sản khổng lồ để sống an vui ở tuổi già.
Nội Dung Chính
1. Giấc ngủ đáng giá bao nhiêu?
Sẽ không quá lời khi nói giấc ngủ là thứ rẻ mạt nhất để ta sẵn sàng “cắt xén” thời gian cho công việc, cuộc vui thâu đêm với bạn bè hay giải trí trên mạng xã hội… Nhưng giấc ngủ cũng trở nên đắt đỏ khi chúng ta biết quý trọng, bởi đây là nền tảng cho một sức khoẻ tốt, cơ thể thật khỏe mạnh.
Hãy thử lập “một sổ tiết kiệm cho giấc ngủ” và số tiền của mọi người có là như nhau. Theo đó, chỉ một đêm thức khuya, mất ngủ là bạn đang tự tiêu xài số tiền có trong sổ đi 1 ít. Ngược lại, với một đêm ngủ ngon giấc là bạn đang gửi vào tài khoản của mình nhiều thêm 1 ít. Chắc chắn, bạn sẽ chưa thấy được sự thay đổi giá trị sổ tiết kiệm sau ngày một ngày hai, nhiều thêm hay thâm hụt đi cũng chưa hề hấn gì đến bạn.
Nhưng thử nghĩ mà xem, 10 năm, 20 năm, 30 năm nữa… Số tiền bạn có trong sổ là bao nhiêu?
Thời hạn cuộc đời mỗi người sẽ tùy thuộc vào sức khoẻ, còn sức khoẻ lại phụ thuộc hoàn toàn vào cách sống, cách chăm sóc cơ thể của bạn. Do đó, bạn có thể tự lựa chọn định giá cho giấc ngủ của mình sẽ đáng giá bao nhiêu? Liệu là một “đống nợ” không thể trả hay là khối tài sản “kếch xù” mà nhiều người mơ ước!
2. Tiêu xài phung phí và hệ lụy vỡ nợ
Đối với rất nhiều người, chúng ta sẽ dùng từ “nợ ngủ” chứ không phải thiếu ngủ nữa. Họ sẵn sàng rút tiền trong tài khoản ra để tiêu xài, không đủ sẽ đi nợ, việc ngủ không đủ giấc rồi chậm trả món nợ đó dẫn đến “vỡ nợ ngủ”.
Nói một cách đơn giản, nợ ngủ là sự tích tụ những yếu tố tiêu cực mà bạn không thể dễ dàng giải quyết và xảy ra từ tình trạng thiếu ngủ triền miên. Thật đáng sợ khi những yếu tố này lại nguy hại cho não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế nhiều người lại hoàn toàn không bận tâm đến chúng.
Việc ngủ không đủ không chỉ làm “rệu rã” sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, giống như việc nhịn ăn và thiếu uống vậy. Giấc ngủ ngon giúp sửa chữa mô cơ, phục hồi năng lượng và duy trì những chức năng quan trọng, cho phép não bộ xử lý thông tin mới.
Trong khi đó, việc không ngủ đủ giấc làm cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Chúng làm suy giảm hoạt động như khả năng tập trung, phản ứng, suy nghĩ rõ ràng hay kiểm soát cảm xúc.
3. Chăm sóc giấc ngủ – Tích lũy cho mình một khối tài sản “kếch xù”
Sức khỏe và giấc ngủ là một “tài sản” có giá trị của con người, là bộ quần áo để ta tránh mưa gió rét, là hợp đồng bảo hiểm ta có thể ký cho cuộc đời mình. Chính vì vậy, chăm sóc giấc ngủ như việc bạn thực hiện gửi tiết kiệm, đều đặn mỗi ngày, về lâu về dài bạn mới nhận được những giá trị hiện hữu.
3.1. Tăng cường hệ miễn dịch
Trong giấc ngủ, hệ thống miễn dịch sản sinh ra cytokines – đây là một chất quan trọng với tế bào, bảo vệ hệ miễn dịch bằng cách chống viêm và chống nhiều loại nhiễm trùng. Ngược lại, khi ngủ muộn sẽ làm chậm quá trình sản xuất cytokines làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể.
3.2. Gia tăng tuổi thọ
Ngủ đủ giấc sẽ tăng tuổi thọ, thói quen lành mạnh này giúp ổn định các cơ quan nội tạng, làm chậm quá trình lão hoá và gia tăng tuổi thọ.
3.3. Cải thiện trí nhớ
Giấc ngủ góp phần bảo vệ và tăng cường trí nhớ. Những nghiên cứu chất lượng cho thấy chất lượng giấc ngủ có thể hỗ trợ chức năng ghi nhớ của não bộ.
3.4. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Nếu thiếu ngủ sẽ khiến cơ thể có nguy cơ gặp những vấn đề về sức khoẻ như tiểu đường, mắc bệnh tim, béo phì và chứng khó thở khi ngủ… Nhưng những nguy cơ về sức khỏe sẽ được giảm thấp khi ngủ đủ 7 đến 8 tiếng một ngày.
3.5. Tạo nguồn năng lượng, tập trung cho công việc
Khi cơ thể ngủ đủ giấc, bạn sẽ có thêm nguồn năng lượng tập trung trong công việc, hơn nữa đầu óc luôn minh mẫn sẽ khơi nguồn nhiều ý tưởng sáng tạo.
3.6. Làm đẹp da, căng tràn sức sống
Việc thức khuya sẽ ngăn chặn những độc tố được bài tiết, khiến làn da trở nên nhăn nheo, xuống sắc. Trong khi đó, ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp bạn luôn có sức khoẻ tốt và làn da luôn căng tràn sức sống.
3.7. Giúp bạn vượt qua khó khăn trong cuộc sống
Cuộc sống muôn hình vạn trạng không thể tránh được những khó khăn trong công việc hoặc trong mối quan hệ thường ngày. Điều đó khiến bạn trở nên căng thẳng, nhưng đừng vì thế mà bỏ qua giấc ngủ của mình. Khi ngủ đủ giấc, bạn sẽ luôn cảm thấy tươi mới, từ đó giải quyết vấn đề cách thoải mái nhất.
4. Làm thế nào để có giấc ngủ ngon?
Như đã tiết lộ, chăm sóc giấc ngủ như việc thực hiện gửi tiết kiệm, không thể làm trong ngày một ngày hai, mà là cả quá trình đưa bản thân vào khuôn khổ, thực hiện khoa học và thật sự nghiêm túc. Dưới đây là một vài mẹo để bạn rèn luyện giấc ngủ, giúp mình có giấc ngủ ngon:
- Tạo thói quen sinh hoạt hoa học, đảm bảo một ngày nên ngủ đủ giấc (từ khoảng 7 đến 8 tiếng, bao gồm cả giấc ngủ trưa trong 30 phút).
- Hãy hình thành một thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, điều này sẽ tăng cường chức năng sinh học, giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Lưu ý đến những yếu tố khách quan xung quanh như phòng ngủ đã đủ thoáng mát và yên tĩnh hay chưa, nệm đã đủ ấm êm chưa? Điều này sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc, không bị làm phiền bởi những yếu tố xung quanh.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, tránh tình trạng tiểu đêm, không được bỏ bữa và không nên đi ngủ khi quá đói, cũng không nên ăn quá no trước khi đi ngủ.
Sau những thông tin hữu ích kể trên, liệu bạn đã có thể trả lời cho câu hỏi “Giấc ngủ đáng giá bao nhiêu?” Đừng phung phí giấc ngủ của mình một cách vô tội vạ, bởi sẽ đến một ngày chúng trở nên cạn kiệt và không thể bù đắp được !