Nước ép thanh long ngày nay không chỉ được sử dụng như một loại nước giải khát thông thường mà còn được biết đến bởi những công dụng “thần kỳ” cho cơ thể. Vậy những thay đổi tích cực mà nước ép làm từ thanh long mang đến cho chúng ta là gì? Cách làm nước ép đơn giản tại nhà như thế nào? Hãy để Vua Nệm cung cấp thông tin chi tiết đến cho bạn đọc qua bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
1. Những công dụng “thần kỳ” của nước ép thanh long
Thanh long không còn là thức quả xa lạ đối với người Việt Nam nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung. Ngoài sự thanh mát, loại trái cây này còn chứa nhiều vitamin và dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe. Cùng điểm qua một số công dụng nổi bật khi bạn sử dụng thanh long để làm nước ép nhé!
1.1. Phòng chống bệnh mãn tính
Thành phần của thanh long chứa vitamin C, carotenoids và betalains – những chất có khả năng chống oxy hóa mạnh. Cụ thể, những chất này sẽ đảm nhận nhiệm vụ trung hòa các gốc tự do, giúp ngăn ngừa các tế bào bị tổn thương hay viêm nhiễm.
Tuy nhiên, những chất kể trên chỉ hoạt động tốt khi được dung nạp một cách tự nhiên. Vì thế, thay vì sử dụng dạng thuốc viên hay thực phẩm chức năng, bạn có thể lựa chọn nước ép thanh long để ngăn ngừa những bệnh mãn tính như ung thư, tim, viêm khớp, tiểu đường,…
1.2. Giảm bớt lượng đường trong máu
Mặc dù trái thanh long chứa năng lượng và hàm lượng đường đơn thấp nhưng bù lại, lượng chất khoáng và vitamin vô cùng dồi dào. Do đó, những người bị đái tháo đường nên uống nước ép từ trái thanh long đều đặn để cải thiện chế độ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, pectin và cellulose – được biết đến là hai loại chất xơ có nhiều trong thanh long – còn giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, phòng tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường.
1.3. Cung cấp hàm lượng chất xơ, chất sắt và magie dồi dào
Trong mỗi trái thanh long có khoảng 7g chất xơ đáp ứng nhu cầu hấp thụ chất xơ hằng ngày của con người. Mặt khác, lượng magie trong thanh long dồi dào hơn hầu hết những loại trái cây khác, khoảng 18% RDI trong một cốc nước ép. Lượng magie này đóng góp vào hơn 600 phản ứng quan trọng ở trong cơ thể con người.
Ngoài magie và chất xơ, nước ép thanh long còn cung cấp hàm lượng chất sắt “quý giá”. 8% hàm lượng sắt có trong thanh long hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy khắp cơ thể hay quá trình biến thức ăn thành năng lượng.
1.4. Hỗ trợ hệ đường ruột
Có khoảng 100 nghìn tỷ loài vi sinh vật, trong đó hơn 400 loại vi khuẩn, đang cư trú trong hệ đường ruột con người. Những loài vi khuẩn có lợi sẽ phát triển nhanh hơn nếu được bổ sung một loại chất xơ có tên prebiotics.
Trùng hợp thay, loại chất xơ trên lại có mặt trong thanh long. Vì thế khi ta uống nước ép làm từ trái thanh long, những vi khuẩn tốt trong hệ đường ruột sẽ được cân bằng. Sự phát triển ổn định của hai họ vi khuẩn và bifidobacteria và axit lactic sẽ kích thích hệ tiêu hóa của bạn hoạt động khỏe mạnh.
1.5. Ngăn ngừa lão hóa da
Những chất chống oxy hóa ở thanh long không chỉ tác động sâu bên trong cơ thể mà còn cải thiện làn da của bạn. Hàm lượng vitamin C sẽ ngăn chặn tác động của những gốc tự do lên phần da của bạn, từ đó đảm bảo cho làn da luôn tươi tắn, trẻ trung.
Ngoài ra, nước ép thanh long còn chứa phốt pho, một chất có tác dụng chống lại sự lão hóa. Vì thế, bạn có thể yên tâm rằng chỉ với phương thức tự nhiên mà làn da của mình cũng được cải thiện đáng kể.
1.6. Tăng cường hệ miễn dịch
Cơ thể chúng ta có khả năng chống lại sự nhiễm trùng thông qua nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng của chế độ ăn uống. Khi bạn uống một ly nước ép làm từ trái thanh long có nghĩa là bạn đã cung cấp một lượng carotenoid và vitamin C cần thiết cho cơ thể. Qua đó, hệ thống miễn dịch sẽ được cải thiện, hạn chế sự nhiễm trùng thông qua việc bảo vệ những tế bào bạch cầu.
2. Công thức làm nước ép thanh long tại nhà thơm ngon, bổ dưỡng
Có nhiều cách để bạn có thể chế biến ra món nước ép thanh long thơm ngon. Tùy vào mỗi cách sẽ có quy trình phù hợp để bạn thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng nước ép, trước tiên bạn phải lựa chọn những quả thanh long đúng chuẩn.
Cụ thể, bạn có thể quan sát để tìm ra quả nào mọng nước, thịt mềm và không bị nát. Những quả có hình dáng càng tròn thì sẽ càng mọng. Hoặc muốn chắc chắn hơn thì bạn hãy dùng tay để bấm thử. Nếu quả thanh long bị nát, héo hoặc bấm vào bị cứng đồng nghĩa với việc nó đã hỏng và bạn không nên lựa chọn.
2.1. Làm nước ép thanh long bằng cách sử dụng máy xay sinh tố
Ngoài cách ăn truyền thống, bạn có thể tự làm nước ép thanh long tại nhà nếu có sẵn máy xay sinh tố. Trước tiên, bạn cần chuẩn bị:
Nguyên liệu:
- 1 trái thanh long
- 1 cốc nước lọc
- Nước cốt của ½ quả chanh
Dụng cụ:
- Máy xay sinh tố
- Rây lọc
- Ly đựng
- Dao cắt
Quy trình thực hiện:
- Rửa sạch thanh xong, bóc vỏ rồi cắt thanh long thành nhiều phần nhỏ để xay.
- Cho thanh long vừa cắt nhỏ vào máy xay sinh tố, đổ vào máy một chút nước để thu được hỗn hợp nhuyễn.
- Dùng rây để lọc bã cho hỗn hợp. Thêm vào hỗn hợp một ít nước cốt chanh là được ly nước ép thanh long hoàn chỉnh.
2.2. Làm nước ép thanh long bằng cách sử dụng máy ép
Trường hợp bạn chỉ có máy ép thay vì máy xay sinh tố, bạn vẫn có thể làm nên một ly nước ép từ trái thanh long thơm ngon bằng cách làm đơn giản như sau:
Nguyên liệu:
- 1 trái thanh long
- Nước cốt của ½ quả chanh
Dụng cụ:
- Máy ép hoa quả
- Dao cắt
- Ly đựng
Quy trình thực hiện:
- Rửa sạch thanh xong, bóc vỏ rồi cắt thanh long thành nhiều phần nhỏ.
- Bỏ phần vừa cắt vào máy ép. Khi đã ép xong, thêm một ít nước cốt chanh khuấy đều rồi thưởng thức.
2.3. Làm nước ép thanh long khi không có máy xay
Vậy khi muốn loại bỏ luôn hạt thanh long trong nước ép mà vẫn không cần đến máy xay sinh tố thì sao? Dưới đây là cách mà nhiều người vẫn hay sử dụng:
Chuẩn bị
- 1 trái thanh long.
- Túi đựng thực phẩm.
- Rây lọc.
- 1 cái tô.
Quy trình thực hiện:
- Bóc vỏ thanh long, bóc cả phần xơ nằm giữa vỏ và thịt của trái thanh long.
- Cho ruột thanh long vừa bóc được vào túi đựng thực phẩm, sau đó để vào ngăn đông tủ lạnh trong khoảng 4 – 5 giờ.
- Sau 4 – 5 giờ, lấy thanh long ra và cho vào rây lọc, dưới rây lọc bạn để 1 cái tô. Khi thanh long ra đông, nước sẽ chảy từ từ xuống cái tô này.
- 2 – 3 giờ sau, thấy thanh long đã chảy hết nước thì rót nước ở trong tô vào chai hoặc ly để uống.
Bạn không cần phải khéo tay hay mất nhiều thời gian để làm nên một ly nước ép thanh long hấp dẫn. Tùy vào dụng cụ mà bạn đang sở hữu để lựa chọn cách làm phù hợp nhất nhé!
3. Những câu hỏi liên quan đến nước ép thanh long
Có thể thấy, nước ép thanh long đem đến rất nhiều thay đổi tích cực cho cơ thể con người. Tuy nhiên để nó có thể phát huy hết tác dụng, bạn phải có chế độ hấp thu phù hợp cũng như tham khảo thêm một số lời khuyên. Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều người đặt ra xoay quanh loại nước ép này.
3.1. Có thể bảo quản nước ép thanh long trong vòng bao lâu?
Nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh thì trong 24 giờ, hương vị của ly nước ép vẫn chưa mất đi. Tuy nhiên tốt nhất, bạn nên sử dụng nước ép làm từ thanh long ngay sau khi vừa ép xong.
Bởi lẽ, ngay cả khi bạn đã bảo quản nó trong tủ lạnh thì chất dinh dưỡng vẫn có khả năng bị biến chất. Nếu được, hãy để nước ép ở nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng và sử dụng sớm nhất có thể.
3.2. Nước ép thanh long cho phù hợp cho bà bầu không?
Một nghiên cứu trên Tạp chí Điều dưỡng Belitung đã chỉ ra rằng, thanh long sẽ làm tăng hồng cầu và nồng độ hemoglobin sau 7 ngày. Tuy vậy, nó không phải là phương án duy nhất để cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.
Tại sao lại như vậy? Trong thanh long ngoài những hàm lượng trên còn chứa thêm protein thực vật có thể gây dị ứng. Vì thế, mẹ bầu tốt nhất là nên trao đổi rõ ràng với bác sĩ để có phương án kiểm soát bệnh thiếu máu hợp lý nhất.
>> Xem thêm:
- Nước ép mận và 11 lợi ích tuyệt vời không thể bỏ qua
- Bật mí cách làm nước ép nho thơm ngon, giải nhiệt tại nhà
Sử dụng nước ép thanh long đều đặn mỗi ngày sẽ khiến bạn cảm thấy giàu năng lượng và khỏe khoắn hơn. Qua đó, Vua Nệm hy vọng rằng bạn sẽ bổ sung loại nước ép bổ dưỡng này vào thực đơn để luôn tràn trề sức sống mỗi ngày nhé!