Ngày Sức khỏe Thế giới là gì? Ý nghĩa của ngày Sức khỏe Thế giới ngày 7-4

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Ngày 7 tháng 4 hàng năm là ngày Sức khỏe Thế giới hay còn được gọi là Ngày Y tế Thế giới (WorlD Health Day) được bảo trợ bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO. Đây được coi là một ngày quan trọng nâng cao sức khỏe con người trên khắp thế giới. Liệu bạn đã hiểu và biết về ý nghĩa của ngày Sức khỏe Thế giới chưa? Vua Nệm sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc về ngày Sức khỏe Thế giới trong bài viết dưới đây. 

1. Ngày Sức khỏe Thế giới là gì? 

Vào năm 1948, lần đầu tiên WHO tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới, trong Hội nghị này đã quyết định từ năm 1950 lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm là ngày Sức khỏe Thế giới. Ngày Sức khỏe Thế giới ra đời nhằm kỷ niệm việc thành lập WHO, một cách để thu hút sự quan tâm của thế giới đối với sức khỏe toàn cầu, chủ đề hết sức quan trọng. Hằng năm vào ngày này, WHO lại tổ chức các sự kiện toàn cầu, tại các khu vực quốc gia liên quan đến chủ đề của năm đó. 

Ngày Sức khỏe Thế giới là một trong 8 chiến dịch lớn về y tế công cộng toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát động. 7 chiến dịch lớn khác gồm: Ngày Lao Thế giới, Ngày Hiến Máu Thế giới, Tuần lễ Tiêm chủng Thế giới, Ngày thế giới không thuốc lá, Ngày Sốt rét thế giới, Ngày Viêm gan Thế giới, Ngày AIDS thế giới. 

Ngày sức khoẻ thế giới là ngày nào
WHO lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm ngày Sức khỏe thế giới

2. Ngày Sức khỏe thế giới năm 2023

Vào năm 2023 này, với chủ đề “Sức khoẻ cho mọi người” đây là cơ hội để chúng ta nhìn lại những thành công về sức khoẻ mà WHO đạt được trong bảy thập kỷ qua. Đây cũng là cơ hội thúc đẩy hành động nhằm giải quyết những thách thức về sức khoẻ hôm nay và mai sau.

Ý nghĩa của ngày sức khoẻ thế giới
Ngày sức khỏe thế giới nâng cao nhận thức của con người về sức khỏe

3. Thực trạng sức khoẻ tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo đang phải giải quyết gánh nặng bệnh tật kẹp. Năm 2022, bệnh truyền nhiễm như COVID – 19 vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Bên cạnh đó các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 70% gánh nặng bệnh tật và tử vong. Toàn quốc mỗi năm ghi nhận có tới 77% số ca tử do bệnh không lây nhiễm. Số liệu này cũng cho thấy, trên toàn cầu đa số các ca tử vong do đại dịch COVID – 19 đều là bệnh nhân có mắc các bệnh nền như: huyết áp, bệnh tim mạch, tiểu đường và một số bệnh mãn tính khác. 

Bệnh không lây nhiễm được hiểu là các bệnh mãn tính, gồm những bệnh không lây truyền và có thời gian mắc bệnh kéo dài, tiến triển bệnh chậm. Những bệnh mãn tính thường tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do người bệnh có khả năng tàn phế, tử vong cao.

Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu đến từ lối sống thiếu lành mạnh, gây hại cho sức khoẻ và các yếu tố môi trường không thuận lợi. Tại Việt Nam, bốn bệnh không lây nhiễm chính gồm tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ), ung thư, hô hấp mãn tính (phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản), đái tháo đường. Bệnh mãn tính có thể phòng ngừa, điều trị được nếu loại bỏ được các nguy cơ chính của bệnh, điều ngày có nghĩ sẽ loại bỏ được ¾ số ca bệnh về tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và ngăn ngừa được 40% số ca ung thư. 

Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm gây ra tại Việt Nam
Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm gây ra tại Việt Nam

Trong hai năm đại dịch Covid – 19 đã bộc lộ ra những điểm yếu trong tất cả các lĩnh vực xã hội, nhấn mạnh đến sự cấp thiết tạo ra một xã hội hạnh phúc, bền vững. Đòi hỏi Việt Nam nói riêng và các cuộc gia trên thế giới cam kết đạt thực hiện sức khỏe toàn dân cho hiện tại cũng như cho các thế hệ tương lai mà không vi phạm giới hạn sinh thái, bảo vệ môi trường sống trên trái đất. 

Các quyết định liên quan đến chính trị, xã hội, kinh tế của con người đang thúc đẩy các cuộc khủng hoảng khí hậu và sức khỏe. 90% người dân sống trong bầu không khí ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Trái đất đang ngày càng nóng lên, các bệnh truyền nhiễm do muỗi gây bệnh ngày càng lan rộng hơn.

Không chỉ vậy các hiện tiện thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, tình trạng suy thoái đất, khan hiếm nước sạch ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nhiều nơi trên thế giới. Sự ô nhiễm nguồn nước, rác thải nhựa xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Sự gia tăng nhanh chóng của thực phẩm chế biến sẵn, thiếu lành mạnh thúc đẩy tình trạng béo phì, bệnh về tim mạch, ung thư trẻ hoá,… 

4. Hành động hưởng ứng ngày Sức khỏe Thế 

Để hưởng ứng ngày Sức khỏe Thế giới, mỗi cá nhân hãy chung tay vì sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Mỗi cá nhân cần thay đổi từ những hành vi nhỏ nhất, có lợi cho sức khỏe nhằm hướng tới một xã hội hạnh phúc, khỏe mạnh ngay từ ban đầu với các lối sống xanh sống khoẻ như: 

  • Duy trì thói quen tập thể dục
  • Xây dựng duy trì chế độ dinh dưỡng, lành mạnh.  
  • Sử dụng phương tiện công cộng hoặc xe đạp khi đi làm ít nhất một ngày trong tuần. 
  • Tắt đèn và các thiết bị điện khi không sử dụng.
  • Tiết kiệm nước sạch.
  • Hạn chế ăn thức ăn chế biến sẵn, nước ngọt, bổ sung chất xơ vào bữa ăn hằng ngày. 
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
  • Sử dụng các vật dụng có thể tái chế nhiều lần, túi nilon sinh học để đựng thực phẩm, đồ uống, đồ dùng. 
Ngày sức khoẻ thế giới là ngày gì
Duy trì chế độ tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức khoẻ

Ngày Sức khỏe thế giới được đánh giá là một ngày quan trọng giúp mọi người trên thế giới nâng cao nhận thức về sức khỏe bản thân và cộng đồng. Đưa ra các sáng kiến ngăn ngừa và bảo vệ sức khoẻ ngay từ ban đầu. Đồng thời bảo vệ hành tinh xanh chính là bảo vệ sức khoẻ của chúng ta. 

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM