Chuyện quanh ta

Ngày của Cha là ngày nào, nguồn gốc ý nghĩa?

CẬP NHẬT 22/08/2022 | BỞI Tiến Kiều

Cha là người có ảnh hưởng lớn lao trong cuộc đời của mỗi người. Ngoài mẹ thì cha chính là người hy sinh nhiều nhất cho con cái và luôn là điểm tựa vững chắc để con có thể yên tâm khôn lớn, bước vào đời. “Công cha như núi Thái Sơn” đã phần nào nói lên được công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha. Và để thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của con cái với cha, ngày của Cha đã ra đời. Vậy ngày của Cha là ngày nào, nguồn gốc ý nghĩa chính xác là gì?

1. Ngày của Cha là ngày nào?

Ngày của Cha hay trong tiếng Anh là Father’s Day không có ngày nào cụ thể mà được quy ước tổ chức vào Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm. Tuy nhiên, một số quốc gia có thể sẽ tổ chức ngày của Cha vào những ngày khác.

Năm 2022, ngày của Cha chính là ngày 19/06. Ngày này chính là một dịp quan trọng đó bạn có thể bày tỏ sự yêu thương, kính trọng và biết ơn dành cho cha – người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục mình. 

Cứ tới ngày của Cha thì mọi người trên khắp thế giới lại gửi tặng cha của mình những món quà, lời chúc tốt lành để tôn vinh công ơn của cha. 

ngày của cha là ngày nào
Ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6 được chọn làm ngày của Cha

2. Nguồn gốc Ngày của Cha

Ngoài thắc mắc ngày của Cha là ngày nào, nguồn gốc ý nghĩa cũng rất được nhiều người quan tâm. Dựa theo những thông tin được ghi chép lại thì từ đầu thế kỷ 20 ngày của Cha bắt đầu trở nên phổ biến. Ngày của Cha và ngày của Mẹ chính là 2 ngày để con cái có dịp được thể hiện lòng biết ơn cũng như báo đáp phần nào công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành. 

Tuy nhiên, khác với ngày của Mẹ, ngày của Cha không cố định cụ thể và được tổ chức vào nhiều ngày khác nhau trên toàn thế giới. Nhưng dù là ngày của Cha được tổ chức vào ngày nào cũng đều có ý nghĩa quan trọng như ngày của Mẹ. 

Nơi diễn ra sự kiện kỷ niệm ngày của Cha sớm nhất được biết tới là tại Fairmont, Tây Virginia vào ngày 05/07/1908. Cụ thể, bà Grace Golden Clayton đã tổ chức sự kiện kỷ niệm ngày của Cha với mục đích có thể vinh danh cuộc đời người cha đã khuất của mình cách đó vài tháng. 

Vào ngày 06/12/1907, cha của bà đã không may qua đời trong thảm họa Monongah Mining xảy ra tại Monongah, Tây Virginia. Điều này khiến bà vô cùng đau buồn và thương tiếc. Đồng thời, cũng có thể do bà Clayton chịu ảnh hưởng bởi sự kiện kỷ niệm ngày của Mẹ lần đầu tiên trong năm đó nên đã quyết định chọn ngày chủ nhật gần nhất với ngày sinh của người cha quá cố của mình để tổ chức sự kiện.

ngày của cha là ngày mấy
Ngày của Cha bắt nguồn từ nước Mỹ

Thế nhưng, sự kiện này của bà Clayton đã bị lu mờ bởi những sự kiện khác diễn ra cùng thời điểm trong thành phố. Đồng thời, tiểu bang Tây Virginia cũng không công nhận đây là ngày lễ chính thức của Cha. Vì vậy nó không được tổ chức lại nữa. Và ngày của Cha chỉ thực sự được ghi nhận cũng như trở nên phổ biến hơn bởi Sonora Dodd người Spokane. Khoảng 2 năm sau đó, Sonora Dodd đã tổ chức một cách độc lập và việc tổ chức sự kiện này của bà cũng chịu ảnh hưởng từ ngày của Mẹ. 

Cụ thể, vào một ngày trong năm 1909, Sonora Dodd trong khi đang nghe thuyết giáo về ngày của Mẹ đã bất ngờ nảy sinh ý tưởng tổ chức một ngày để vinh danh những người cha. Đặc biệt, với một người sinh ra trong gia đình có 6 anh chị em, mẹ lại mất khi cô còn quá nhỏ và cha cô – ông William Jackson Smart đã phải rất vất vả để có thể tự mình nuôi dạy 6 đứa con khôn lớn. Vì vậy, cô Sonora cực kỳ yêu quý, kính trọng và biết ơn cha mình. Hơn ai hết, cô cũng hiểu rõ những khó khăn, hy sinh của cha dành cho con cái.

Trong mắt của cô Sonora, cha chính là một biểu tượng của sự tin cậy, bao dung, vị tha và hy sinh. Thế nên cô mong muốn rằng thế giới cũng có ngày của Cha để tôn vinh công ơn của những người cha, trong đó có cha của mình. Và thế là cô quyết định chọn ngày 19/06 cũng là ngày sinh nhật cô làm ngày của Cha. 

Tới năm 1966, Lyndon Johnson – Tổng của nước Mỹ đã quyết định chọn ngày chủ nhật thứ 3 trong tháng 6 hàng năm trở thành ngày của Cha trên toàn nước Mỹ. Năm 1972, một vị Tổng thống khác của Mỹ là Richard Nixon cũng đã ký luật ông nhận ngày của Cha là một ngày lễ chính thống vĩnh viễn và sẽ được tổ chức kỷ niệm hàng năm. Đây cũng chính là câu trả lời cho ngày của Cha là ngày nào, nguồn gốc ý nghĩa

ngày của cha 2022
Lyndon Johnson – Tổng thống đầu tiên của Mỹ công nhận ngày của Cha là ngày lễ chính thức

3. Ý nghĩa ngày của Cha là gì?

Tương tự như ngày của Mẹ, ngày của Cha cũng có ý nghĩa vô cùng trọng đại. Đây là một dịp để con cái có thể tri ân cha – người đã có công ơn sinh thành, dưỡng dục mình. Trong dịp lễ này, con cái sẽ gửi những lời chúc tốt đẹp và những món quà ý nghĩa để tặng cho cha. Đây không chỉ là một nét đẹp trong cách đối nhân xử thế mà còn góp phần gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Thông qua ngày lễ kỷ niệm này, cha – con và mọi người trong gia đình có thể thêm hiểu cũng như yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. 

Dù ngày của Cha không cố định cụ thể như ngày của Mẹ. Mỗi quốc gia, vùng miền có thể tổ chức kỷ niệm ngày của Cha vào ngày khác nhau nhưng đều chung một mục đích là để thể hiện và bày tỏ tình yêu thương, kính trọng đối với cha. 

Trong số các quốc gia trên thế giới thì Mỹ luôn là nơi tổ chức ngày của Cha rộn ràng và lớn nhất. Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi ngày của Cha là ngày nào, nguồn gốc ý nghĩa đều bắt nguồn từ quốc gia này. 

Cứ tới ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hàng năm, khắp các bang tại nước Mỹ lại thi nhau tổ chức lễ mừng ngày của Cha. Trong ngày này, trẻ con sẽ xuống đường diễu hành, thổi kèn đánh trống tưng bừng. Đặc biệt, tại lễ hội chính tại thành phố Kennewick (bang Washington), Hoa Kỳ, trẻ em còn có thể thỏa sức vui chơi, tham gia các trò chơi vận động để cùng nhau tranh tài,… sôi động không kém gì ngày Quốc tế Thiếu nhi. 

chúc mừng ngày của cha
Ngày của Cha là dịp để thể hiện tình yêu thương, kính trọng với cha

Một số quốc gia khác dù ngày của Cha không tổ chức lớn và sôi động như tại Mỹ nhưng cũng vẫn rất được coi trọng. Tại các cửa hàng xuất hiện rất nhiều món quà ý nghĩa để dành tặng cha. Đồng thời, trên các phương tiện truyền thông cũng nhắc tới ngày này và gửi lời chúc tới những người cha trên toàn thế giới.

Còn tại Nhật Bản, một số cửa hàng sẽ bày bán những sản phẩm dành cho cha rất ý nghĩa như túi đựng thuốc vitamin, thẻ thể dục thể hình, gối ngủ trên máy bay,… Còn ở Canada, các phương tiện truyền thông, báo chí sẽ cùng vinh danh những tấm gương người cha mẫu mực.

Ở Việt Nam, ngày của Cha còn chưa thực sự phổ biến và được coi là lễ kỷ niệm chính thức trên toàn quốc. Tuy nhiên, rất nhiều bạn trẻ cũng đã bắt đầu hưởng ứng ngày này. Cứ tới ngày 19/06 hàng năm, các bạn trẻ lại xin nghỉ phép để về quê thăm cha mẹ, ông bà. Hay mua những bó hoa, món quà ý nghĩa, phù hợp để tặng cho cha mình, hy vọng cha có một sức khỏe tốt, luôn vui vẻ và bình an.

4. Nên tặng quà gì trong ngày của Cha?

Nếu đã biết ngày của Cha là ngày nào, nguồn gốc ý nghĩa ra sao thì đừng bỏ qua ngày lễ trọng đại này. Tới ngày 19/06 hàng năm hoặc ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6 bạn có thể về nhà và mang theo một món quà nhỏ để tặng cha, thể hiện lòng biết ơn của mình. Bên cạnh đó là cầu mong cho luôn khỏe mạnh, an khang.

ý tưởng quà tặng cho ngày của cha
Có rất nhiều món quà ý nghĩa có thể dành tặng cha

Một số món quà ngày của Cha ý nghĩa để tặng cha nhân dịp này có thể là: Cà vạt, ví tiền, thuốc bổ, điện thoại, dây nịt (thắt lưng), một chuyến du lịch hay dã ngoại gia đình,… 

Hoặc bạn cũng có thể mua tặng cha của mình nệm hay các phụ kiện giúp cha có một giấc ngủ ngon lành, thoải mái hơn. Ví dụ như: Nệm cao su, nệm foam, nệm lò xo, nệm bông ép, chăn, ga, gối, máy khuếch tán tinh dầu,… Người càng lớn tuổi thì lại càng khó đi vào giấc ngủ và ngủ sâu. Vì vậy, những món quà này sẽ đặc biệt ý nghĩa và cần thiết đối với cha của bạn.

Không cần quá quan trọng về giá trị của món quà mà trên hết vẫn là tâm ý và tấm lòng thành của bạn.

Trên đây là giải đáp cho những ai đang thắc mắc ngày của Cha là ngày nào, nguồn gốc ý nghĩa ra sao. Nếu bạn đã biết rõ về ngày của Cha rồi thì đừng bỏ qua dịp lễ này. Hãy thể hiện tình yêu thương, kính trọng với cha đúng cách để cha có thể cảm thấy vui lòng.

Bài viết liên quan:

Tiến Kiều
Tiến Kiều