Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em (12/06) có ý nghĩa gì?

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Từ khi được chính thức thông qua và có hiệu lực đến nay, Ngày Thế giới chống lao động trẻ em (12/06) đã trở thành một sự kiện quan trọng giúp thế giới nhìn lại những vấn nạn nghiêm trọng liên quan đến sự bóc lột trẻ em. Mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu ý nghĩa của ngày lễ này, qua đó tăng cường nhận thức của toàn xã hội trong việc bảo vệ quyền trẻ em thông qua bài viết sau đây.

1. Định nghĩa lao động trẻ em

Trước khi tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như những hoạt động thiết thực trong ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em (12/06), chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem rốt cuộc lao động trẻ em có nghĩa là gì.

Theo nội dung khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được định nghĩa là những người làm việc cho người sử dụng lao động theo các thỏa thuận cụ thể. Lúc này, người lao động sẽ chịu sự điều hành, quản lý, giám sát của người sử dụng lao động, kèm theo đó là nhận lại mức lương như đã thỏa thuận ban đầu.

Tình trạng sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp rất phổ biến trên thế giới
Tình trạng sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp rất phổ biến trên thế giới

Mặt khác, luật pháp nước ta cũng quy định người lao động phải nằm trong nhóm tuổi từ đủ 15 trở lên. Nếu sử dụng người lao động nằm dưới nhóm tuổi này, bên sử dụng lao động phải tiến hành các thủ tục pháp lý khác để không bị tính là vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam hiện đang công nhận trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Nói cách khác, lao động trẻ em chính là những người tham gia vào thị trường lao động nằm dưới độ tuổi này.

Pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức bóc lột lao động trẻ em 
Pháp luật nghiêm cấm mọi hình thức bóc lột lao động trẻ em

Hiểu một cách đơn giản, sử dụng lao động trẻ em là hành vi chủ thể sử dụng lao động đứng ra thuê mướn, chỉ đạo hoặc sai bảo trẻ em làm việc. Đồng thời, pháp luật cũng cho phép sử dụng lao động trẻ em, tuy nhiên cấm tuyệt đối hành vi bóc lột sức lao động của đối tượng này dưới mọi hình thức. Điều này đã được quy định cụ thể trong Luật trẻ em 2016, đề cập trực tiếp đến những hành vi bị nghiêm cấm như:

  • Bắt người lao động trẻ em thực hiện việc lao động trái với quy định pháp luật; tham gia sản xuất hoặc trình diễn các sản phẩm mang tính chất khiêu dâm
  • Hỗ trợ hoặc tổ chức các hoạt động nhằm mục đích tấn công/ xâm hại tình dục trẻ em
  • Cung cấp trẻ em cho các hoạt động mại dâm hoặc sử dụng trẻ em để thực hiện các hành vi trục lợi khác
Luật Trẻ em 2016 quy định cụ thể về các hành vi sử dụng lao động trẻ em bị cấm
Luật Trẻ em 2016 quy định cụ thể về các hành vi sử dụng lao động trẻ em bị cấm

2. Ngày Thế giới chống lao động trẻ em (12/06) là ngày gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia, Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em (12/06) là ngày lễ chính thức được Tổ chức Lao động quốc tế ILO thông qua vào năm 2002. Sau đó, ngày lễ này tiếp tục được Liên Hợp Quốc công nhận với tên tiếng anh là World Day Against Child Labour (WDACL).

ngày thế giới chống lao động trẻ em là gì
Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em 12/06) có hiệu lực từ năm 2002

Mục đích của Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em là nhằm công nhận vai trò cũng như nâng cao nhận thức cộng đồng về lao động dưới 16 tuổi. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để mỗi công dân có ý thức hơn về việc góp phần ngăn chặn mọi hành vi sử dụng lao động trẻ em bất hợp pháp hoặc mang tính chất bóc lột bằng các biện pháp cụ thể.

Mục đích của ngày 16/2 là tăng cường nhận thức cộng đồng về lao động trẻ em
Mục đích của ngày 16/2 là tăng cường nhận thức cộng đồng về lao động trẻ em

Được biết, Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em đã được thúc đẩy mạnh mẽ sau khi nhận được sự phê chuẩn từ hai Công ước ILO quan trọng, bao gồm ILO 138 về độ tuổi lao động tối thiểu và ILO 182 liên quan đến các hình thức nghiêm trọng nhất của lao động trẻ em.

3. Các hoạt động thiết thực trong ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em (12/06)

Như đã nói ở trên, Ngày Thế giới phòng chống Lao động Trẻ em là một dịp rất quan trọng để tăng cường nhận thức cũng như tăng cường các hành động thực tiễn nhằm chống lại việc sử dụng lao động trẻ em sai quy định. Do đó, để hưởng ứng ngày lễ đặc biệt này, mỗi công dân có thể thực hiện những hoạt động ý nghĩa như:

  • Chủ động tăng cường nhận thức về vấn đề sử dụng lao động trẻ em: tìm hiểu định nghĩa, thực trạng, nguyên nhân cũng như những hậu quả của lao động trẻ em. Đồng thời hãy tích cực chia sẻ những thông tin bổ ích này với những người xung quanh, đặc biệt là người thân, bạn bè, đồng nghiệp,…
Chủ động tìm hiểu về lao động trẻ em là một hành động rất thiết thực
Chủ động tìm hiểu về lao động trẻ em là một hành động rất thiết thực
  • Tận dụng ảnh hưởng của mạng xã hội trong việc tuyên truyền kiến thức và kêu gọi hành động: bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội để giải trí, mỗi người có thể tận dụng hoạt động này nhằm nâng cao hiểu biết cộng đồng về vấn đề phòng chống lao động trẻ em. Cụ thể, bạn có thể chia sẻ hình ảnh, câu chuyện, video hoặc thông tin có liên quan kèm theo một số hashtag tương ứng để thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng
  • Tích cực tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa tại khu vực sinh sống cũng như trong cộng đồng. Tiêu biểu là các chương trình, sự kiện hoặc chiến dịch xã hội có liên quan đến Ngày phòng chống lao động trẻ em mà mình biết đến. Bên cạnh đó, đừng ngại góp sức mình vào các buổi biểu diễn, triển lãm, hội thảo cũng như quyên góp để hỗ trợ cho các dự án có ý nghĩa về phòng chống lao động trẻ em
Tích cực tham gia các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về lao động trẻ em
Tích cực tham gia các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về lao động trẻ em
  • Nâng cao và tăng cường nhận thức về mặt pháp luật: trên thực tế, hai trong số những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng bóc lột lao động trẻ em chính là khó khăn kinh tế và thiếu nhận thức về pháp luật. Chính vì thế, việc tuyên truyền về các quy định pháp luật cho người xung quanh sẽ là một phương pháp nâng cao dân trí hiệu quả

4. Những câu nói ý nghĩa về quyền trẻ em

Với tư cách mầm non đất nước, trẻ em xứng đáng nhận được thật nhiều tình yêu thương và sự chăm sóc, giáo dục đúng cách để có thể tiếp tục phát triển. Sau đây là một số câu nói ý nghĩa góp phần truyền cảm hứng cho việc chống lại lao động trẻ em bất hợp pháp mà bạn có thể tham khảo:

  • Điều quý giá nhất chúng ta có thể dành tặng cho trẻ em không phải vật chất mà là niềm tin và hi vọng về một tương lai tươi sáng (Nelson Mandela)
  • Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (Phùng Ngọc Hùng)
  • Trẻ em không chỉ là nguồn lực kế thừa mà còn là tài sản quý báu nhất của thế giới. Chính vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta phải làm chính là đảm bảo tài sản này tiếp tục được bảo vệ và phát triển (Kofi Annan)
Trẻ em có quyền nhận được tình yêu thương và chăm sóc từ cộng đồng
Trẻ em có quyền nhận được tình yêu thương và chăm sóc từ cộng đồng
  • Trẻ em có quyền được lớn lên trong một thế giới không có bạo lực, khủng bố và đói nghèo. Đó là tầm nhìn chung mà chúng ta phải cùng nhau làm việc để hiện thực hóa (Ban Ki Moon)
  • Trẻ em không chỉ là đối tượng của quyền lợi mà còn là chủ thể của nó. Chúng có đủ quyền để được tham gia vào các quyết định có liên quan đến đời sống của chính mình (UNICEF)
  • Trong mỗi đứa trẻ là một thế giới mới. Nhiệm vụ của chúng ta là đảm bảo thế giới đó sẽ được chăm sóc, bảo vệ và trao cơ hội phát triển (Eglantyne Jebb)

Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài Ngày Thế giới Chống Lao động Trẻ em (12/06) có ý nghĩa gì. Hi vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin hữu ích, đồng thời tham gia hành động tích cực nhằm tạo ra những thay đổi đáng kể vì quyền trẻ em. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

>> Mời bạn đọc: 

Ngày trẻ em thế giới 20/11: Nguồn gốc và ý nghĩa đầy đủ, chi tiết nhất

1/6 là ngày gì? Nên mua gì tặng con trong ngày 1/6?

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM