Sức khỏe giấc ngủ

Mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và giấc ngủ – Nguyên nhân và giải pháp

CẬP NHẬT 25/10/2023 | BỞI Thúy Hằng

Với những người có sức khỏe bình thường, có lẽ có một giấc ngủ ngon không phải là điều gì quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu là người mắc bệnh vảy nến thì điều này lại không hề dễ dàng. Bởi hầu hết người mắc bệnh vảy nến thường sẽ đi kèm cùng triệu chứng mất ngủ. Vậy mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và giấc ngủ là gì? Làm thế nào để người mắc bệnh vảy nến có thể ngủ ngon giấc hơn? Hôm nay Vua Nệm sẽ cùng bạn đọc đi tìm câu trả lời trong bài viết sau đây. 

1. Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến được biết đến là một loại bệnh viêm da mãn tính khá phổ biến. Theo thống kê của các tổ chức y tế, có đến khoảng 2-3% dân số trên thế giới đang mắc phải chứng bệnh này. Trong trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết sẽ bong ra và sau đó được thay thế bằng các tế bào mới.

Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân mắc bệnh vảy nến, quá trình trên sẽ diễn ra nhanh gấp 10 lần vì hiện tượng tăng sinh tế bào. Do đó, các tế bào da cũ và mới sẽ không kịp thay đổi, khiến tế bào da chết tích tụ lại một chỗ và tạo nên các mảng dày có màu trắng hoặc bạc. 

Bệnh vảy nến là gì
Bệnh vảy nến khiến bệnh nhân thường có cảm giác ngứa ngáy, đau đớn

Người mắc bệnh vảy nến thường có cảm giác ngứa ngáy và đau đớn ở vùng da bị tổn thương. Không những vậy, họ còn bị ảnh hưởng về mặt tâm lý do bị mọi người xung quanh chú ý. Hiện nay tại nước ta số người mắc bệnh vảy nến được thống kê là ngày càng tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau. 

2. Mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và giấc ngủ – Tại sao người bệnh vảy nến hay mất ngủ?

Không chỉ gây ngứa ngáy, đau đớn và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, bệnh vảy nến còn gây ra tình trạng mất ngủ ở nhiều người. Vậy mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và giấc ngủ xảy ra như thế nào? Cụ thể, cảm giác ngứa và đau do bệnh vảy nến gây ra có thể làm cho bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ và không thể ngủ ngon.

Theo nghiên cứu cho thấy, có đến 45% các bệnh nhân bị vảy nến gặp triệu chứng mất ngủ. Đây là một con số có thể nói là rất đáng báo động và cho thấy những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh vảy nến đến giấc ngủ nói riêng và sức khỏe của bệnh nhân nói chung. 

Người mắc bệnh vảy nến thường bị mất ngủ
Người mắc bệnh vảy nến thường bị mất ngủ

Ngoài chứng mất ngủ, bệnh vảy nến còn gây ra nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe của bệnh nhân. Khi giấc ngủ trở nên khó khăn, bệnh nhân có thể dễ bị stress, mệt mỏi. Tình trạng này càng kéo dài sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của mọi người sẽ càng bị ảnh hưởng, và có thể dẫn đến trầm cảm. Trên thế giới hiện nay có đến hơn 10% người mắc bệnh vảy nến bị trầm cảm lâm sàng. 

3. Làm thế nào để ngủ ngon hơn khi bị bệnh vảy nến?

Có thể nói mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và giấc ngủ là mối quan hệ hai chiều. Thiếu ngủ lâu ngày có thể gây bùng phát bệnh vảy nến. Và ngược lại, nếu ngủ đủ giấc tình trạng bệnh cũng sẽ được kiểm soát và đẩy nhanh tốc độ khôi phục. Do đó, với những người mắc bệnh vảy nến, việc ngủ ngon có vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây là một số biện pháp giúp bệnh nhân vảy nến có thể ngủ ngon hơn: 

3.1. Luôn ngủ đúng giờ

Để ngủ ngon giấc, các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên đi ngủ vào một khung giờ cố định. Việc tạo thành thói quen ngủ đúng giờ sẽ giúp cơ thể hình thành phản xạ tự nhiên.

Khi sắp đến giờ đi ngủ, bạn sẽ có thể nằm xuống và ngủ ngay mà không bị thao thức hay khó ngủ. Thời gian ngủ tốt nhất là khoảng 10h tối. Không nên ngủ quá khuya, giấc ngủ không đủ không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà tình hình bệnh vảy nến cũng có thể phát triển theo hướng xấu hơn.

Ngủ đúng giờ giúp ngủ ngon hơn khi mắc bệnh vảy nến
Ngủ đúng giờ sẽ giúp mọi người có giấc ngủ ngon hơn

3.2. Giữ nhiệt độ phòng ngủ ở mức phù hợp

Rất nhiều bác sĩ da liễu tin rằng giấc ngủ của bạn sẽ đến nhanh hơn nếu phòng ngủ thoáng mát, lưu thông không khí tốt và có nhiệt độ phù hợp. Thông thường, nhiệt độ phòng ngủ tốt nhất là nên dao động từ 26-28 độ C. Chúng ta không nên để nhiệt độ của phòng ngủ quá cao hoặc quá thấp. Nhiệt độ thay đổi đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn gây hại cho sức khỏe. 

3.3. Dùng rèm cửa có khả năng cản sáng tốt

mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và giấc ngủ rất chặt chẽ thế nên việc ngủ ngon đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để có thể ngủ ngon hơn, ánh sáng trong phòng ngủ cũng có ảnh hưởng rất lớn. Bởi ánh sáng sẽ làm giảm mức melatonin. Khi trời tốt, melatonin trong cơ thể sẽ được tạo ra nhiều hơn, chúng có tác dụng giúp cơ thể dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. 

dùng cản sáng giúp ngủ ngon khi mắc bệnh vảy nến
Rèm cản sáng giúp mọi người dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn

3.4. Đảm bảo giường ngủ luôn sạch sẽ

Một chiếc giường êm ái, sạch sẽ cũng là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân vảy nến ngủ ngon hơn. Do đó, hãy luôn đảm bảo rằng chăn ga gối của bạn luôn được giặt sạch thường xuyên. Hãy sử dụng các loại xà phòng an toàn và thân thiện cho da để tránh tình trạng kích ứng, gây hại cho làn da đang bị vảy nến.

3.5. Không dùng thiết bị điện tử 

Trước giờ đi ngủ, tốt nhất là chúng ta không nên sử dụng các thiết bị điện tử. Ánh sáng xanh từ màn hình thiết bị sẽ khiến não bộ của bạn hưng phấn và khó đi vào giấc ngủ. Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị điện tử như laptop, điện thoại,… cũng khiến bạn quên thời gian và có thể đi ngủ không đúng giờ. 

hạn chế thiết bị điện tử giúp ngủ ngon khi mắc bệnh vảy nến
Trước giờ đi ngủ nên tránh xa các thiết bị điện tử

3.6. Thường xuyên tập thể dục

Để có thể có được một giấc ngủ ngon mỗi ngày, việc tập thể dục cũng đóng vai trò khá quan trọng. Bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng trước giờ đi ngủ như đi bộ, yoga, thiền,… Những bài thể dục này sẽ giúp tinh thần chúng ta được thư giãn, từ đó giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ và giường hơn. 

3.7. Tắm nước ấm trước khi ngủ

Tắm nước ấm trước khi đi ngủ là phương pháp giúp cơ thể được thư giãn và rất tốt cho bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. Để da dễ chịu hơn, bạn có thể cho thêm các loại thảo mộc tự nhiên vào bồn tắm để ngâm mình sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nhiệt độ nước thích hợp nhất dao động từ 33-37,5 độ C, không nên tắm bằng nước có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao vì như vậy có thể khiến da bị tổn thương. 

Tắm nước ấm sẽ giúp mọi người ngủ ngon khi mắc bệnh vảy nến
Tắm nước ấm sẽ giúp mọi người ngủ ngon hơn

3.8. Không ăn quá no hoặc nhịn đói trước giờ đi ngủ

Chúng ta đều biết mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và giấc ngủ rất mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau. Vì thế người bệnh vảy nến càng cần phải chú trọng đến chất lượng giấc ngủ của mình. Một trong những biện pháp giúp ngủ ngon hơn dành cho người bệnh vảy nến đó là không nên ăn quá no hoặc nhịn đói trước giờ đi ngủ. 

Nếu ăn quá no trước giờ đi ngủ bạn sẽ bị đầy bụng dẫn đến khó ngủ. Ngược lại, nếu để bụng đói đi ngủ bạn có thể sẽ bị tỉnh giấc giữa đêm vì đói và không thể ngủ tiếp. Vậy nên để có một giấc ngủ chất lượng, bữa tối chúng ta chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa với lượng thức ăn vừa phải. 

3.9. Không hút thuốc lá

Người bị bệnh vảy nến được khuyến cáo không nên hút thuốc lá. Bởi việc hút thuốc lá có thể khiến bệnh vảy nến thêm trầm trọng hơn. Đặc biệt, nếu bạn hút thuốc vào ban đêm sẽ khiến cho cơ thể khó có thể ngủ ngon. Một khi chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, tình hình bệnh cũng sẽ thêm nặng và tốc độ khôi phục sẽ chậm hơn. 

XEM THÊM: 5 tác hại của thuốc lá đến giấc ngủ của bạn

Không hút thuốc lá giúp ngủ ngon khi mắc bệnh vảy nến
Không hút thuốc lá sẽ giúp bệnh nhân vảy nến ngủ ngon hơn

3.10 Không uống đồ có cồn trước giờ đi ngủ

Trước giờ đi ngủ, chúng ta nên tránh sử dụng các loại đồ uống có cồn. Nguyên nhân là bởi chất cồn trong đồ uống sẽ gây kích thích thần kinh trung ương, dẫn đến mất ngủ. Để có thể ngủ ngon hơn, mọi người có thể uống một tách trà thảo mộc ấm trước giờ đi ngủ. 

XEM THÊM

Qua bài viết này, có thể thấy mối quan hệ giữa bệnh vảy nến và giấc ngủ rất chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Hy vọng sau khi đọc bài viết này, mọi người có thể hiểu hơn về bệnh vảy nến cũng như cách để người bệnh vảy nến có thể ngủ ngon hơn. Để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, mời bạn đọc theo dõi thêm các bài viết tiếp theo của Vua Nệm nhé. 

Nguồn: https://www.healthline.com/health/psoriasis/get-a-better-nights-sleep

Bài viết liên quan:

Thúy Hằng
Thúy Hằng