Sức khỏe giấc ngủ

Gen di truyền và giấc ngủ có mối quan hệ như thế nào? Các cách cải thiện tốt nhất

CẬP NHẬT 02/08/2023 | BỞI Ngọc Hân

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến giấc ngủ, trong đó có gen di truyền. Các yếu tố di truyền cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình ngủ của bạn. Hãy cùng tìm hiểu giữa yếu tố gen di truyền và giấc ngủ có mối quan hệ thế nào, cách cải thiện ra sao tại bài viết dưới đây nhé!

1. Mất ngủ có phải do gen di truyền hay không?

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng mất ngủ do các yếu tố di truyền chiếm từ 31% đến 58%. Một số loại gen di truyền nhất định có khả năng làm tăng nguy cơ mất ngủ hoặc ngủ ít hơn ở một người bình thường.

Các loại gen di truyền thường có khả năng điều khiển chu trình đánh thức giấc ngủ của bạn, chúng làm cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn thay vì là thư giãn và buồn ngủ. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có sự tác động lớn đến nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học trong cơ thể bạn.

gen di truyền và giấc ngủ
Mất ngủ có phải do gen di truyền gây ra hay không?

Những loại gen di truyền tác động đến nhịp sinh học của bạn có thể kể đến như serotonin, adenosine, GABA và hypocretin/orexin. Nếu cơ thể có các loại gen này thì khi đi ngủ, chúng sẽ gửi thông điệp đến hệ thần kinh nhằm kích thích quá trình hoạt động của não, làm cho bạn loay hoay, trằn trọc và khó ngủ hơn.

Do đó, những người mắc triệu chứng mất ngủ do di truyền cần thực hiện kế hoạch sống lành mạnh, xây dựng một cơ chế sinh học hợp lý để ngăn ngừa tình trạng mất ngủ.

2. Gen di truyền và giấc ngủ có mối quan hệ ra sao?

Gen di truyền và giấc ngủ có một vai trò mật thiết với nhau, một số loại gen di truyền có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, có thể kể đến bao gồm:

2.1. Gen di truyền làm rối loạn nhịp sinh học

Gen di truyền có thể gây nên tình trạng ngủ sớm hoặc ngủ muộn. Với những người mắc hội chứng ngủ sớm (ASPS) thì họ thường cảm thấy cần đi ngủ rất sớm, từ 7 đến 9 giờ tối và thức dậy rất sớm vào buổi sáng. Với những người mắc chứng ngủ muộn (DSPS) thì đi ngủ rất muộn, từ sau 2 giờ sáng và khó thức dậy vào lúc 9 đến 10 giờ sáng.

Các tình trạng này là do kết quả của một trong số các loại gen di truyền phổ biến của cơ thể. Loại gen này thường sẽ mã hóa các protein nhằm kiểm soát thời gian trong tế bào của cơ thể. Do đó, để khắc phục được tình trạng này, bạn nên thiết lập lại đồng hồ sinh học bằng cách tập luyện đi ngủ đúng giờ và đủ giấc.

mối liên hệ di truyền và giấc ngủ
Gen di truyền làm rối loạn nhịp sinh học của giấc ngủ như thế nào?

2.2. Gen di truyền gây nên tình trạng khó ngủ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng triệu chứng rối loạn giấc ngủ cũng có thể diễn ra do di truyền. Một số loại gen di truyền có thể làm tê liệt hệ thần kinh, làm cho quá trình ngủ của bạn bị xáo trộn. Đồng thời, chúng cũng kích thích quá trình hoạt động của não bộ, làm cho bạn luôn cảm thấy tỉnh táo, khó để bắt đầu một giấc ngủ.

2.3. Gen di truyền gây nên tình trạng ngưng thở khi ngủ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 40% bệnh nhân mắc triệu chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn có liên quan đến các yếu tố di truyền. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể phát hiện ra chính xác loại gen di truyền nào đã gây ra triệu chứng này bởi vì có rất nhiều loại gen liên quan.

Ngoài ra, chịu chứng ngưng thở khi đi ngủ còn do nhiều yếu tố khác gây ra. Tuy nhiên, nếu xuất hiện tình trạng này, bạn nên đến bác sĩ để khám càng sớm càng tốt nhằm đảm bảo sức khỏe của mình nhé!

ảnh hưởng di truyền và giấc ngủ
Gen di truyền có gây nên tình trạng ngưng thở khi ngủ hay không?

2.4. Một số ảnh hưởng khác của gen di truyền đến giấc ngủ

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gen di truyền có thể gây ra nhiều tác động bất lợi cho giấc ngủ của bạn. Hiện nay, có từ 10 đến 20 % dân số mắc phải tình trạng này. Họ thường phải dùng nhiều thời gian hơn để đi ngủ so với người bình thường. Đặc biệt, là những người thường xuyên phải làm việc ca đêm.

Quá trình biến đổi gen cũng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và chu kỳ hoạt động của chúng. Gen cũng có thể tác động đến đồng hồ sinh học cũng như các yếu tố rối loạn giấc ngủ khác chơi di truyền.

3. Làm thế nào để có một giấc ngủ ngon hơn?

Tuy gen di truyền có thể tác động đến giấc ngủ của bạn, nhưng bạn vẫn có thể cải thiện tình trạng giấc ngủ của mình thông qua quá trình sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Dưới đây là các biện pháp chức đảm bảo một giấc ngủ ngon, bạn hãy cùng khám phá nhé!

3.1. Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ

Luyện tập một thói quen ngủ đúng giờ là cách để giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. Do đó, bạn cần chọn một khung giờ cố định để đi ngủ, dù cho ở thời điểm nào thì bạn cũng hãy cố gắng hết sức để đi ngủ trong khung giờ đó nhằm tạo một đồng hồ sinh học cho cơ thể.

gen di truyền với giấc ngủ
Bạn cần thường xuyên luyện tập, tạo một thói quen ngủ đủ giấc và đúng giờ

3.2. Sắp xếp cho môi trường ngủ thoải mái hơn

Bạn cần xây dựng một môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái để tránh bị làm phiền và thức giấc. Đồng thời, cũng cần chọn lựa nệm ngủ phù hợp, đảm bảo độ êm ái nhất định để có thể ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Dưới đây là gợi ý một số loại nệm tốt, chất lượng, giúp ích cho giấc ngủ, bạn hãy cùng khám phá nhé!

  • Nệm cao su thiên nhiên thoáng khí Gummi Classic: dòng nệm cao su này có độ đàn hồi cao, có khả năng nâng đỡ tối ưu nhằm bảo vệ cuộc sống luôn trong trạng thái tự nhiên. Đồng thời, nệm còn được thiết kế thoáng khí, tạo cảm giác mát mẻ dễ chịu cho người dùng trong quá trình sử dụng nhằm gia tăng chất lượng giấc ngủ tốt nhất.
  • Nệm foam Nhật Bản Aeroflow Standard: Đây là dòng nệm foam chất lượng, đảm bảo được độ êm ái mềm mại vượt trội. Góp phần giúp cải thiện các tình trạng đau thắt lưng xương khớp, để bạn có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ là ngủ ngon hơn.

3.3. Tránh các tác nhân gây cản trở tới giấc ngủ

Để có một giấc ngủ ngon, sâu giấc bạn cần tránh các thiết bị, thực phẩm cản trở đến giấc ngủ, chẳng hạn như:

  • Màn hình điện thoại, máy tính: Màn hình là nơi có chứa ánh sáng xanh, gây ra quá trình ức chế melatonin, thúc đẩy não bộ bạn tiếp tục hoạt động. Do đó, trước khi đi ngủ, bạn cần tránh xa màn hình điện thoại, Tivi, máy tính ít nhất 30 phút.
  • Các chất có chứa cafein: Cà phê, nước tăng lực, nước ngọt là các chất có chứa cafein, khi tiêu thụ chúng sẽ làm bạn khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian ngủ. Do đó, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm này trước khi đi ngủ nhé!
di truyền với giấc ngủ
Bạn cần tránh xa điện thoại, các nhân tố cản trở đến giấc ngủ của mình

3.4. Thường xuyên tập thể dục, thể thao

Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp ích cho sức khỏe mà còn góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách sản xuất serotonin, giảm mức độ cortisol, loại bỏ hormone căng thẳng. Do đó bạn nên duy trì thói quen luyện tập thể thao với một mức độ vừa phải vào buổi sáng hoặc buổi chiều để có thể ngủ ngon nhé.

>> Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp thông tin về di truyền và giấc ngủ một cách chi tiết, đầy đủ. Hy vọng, qua bài viết trên bạn sẽ có cách để cải thiện giấc ngủ của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ chọn lựa loại nệm phù hợp để ngủ ngon, bạn đừng ngần ngại liên hệ với Vua Nệm để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan:

Avatar
Ngọc Hân