Ngủ nhưng vẫn có ý thức là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Có thể nói, ngủ là một phần rất quan trọng của con người trong cuộc sống hàng ngày. Đó là thời điểm mà cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Tuy nhiên, không phải lúc nào giấc ngủ cũng diễn ra một cách bình thường. Có một số người trải qua hiện tượng ngủ nhưng vẫn có ý thức. Trong bài viết này, hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu về cụ thể về hiện tượng này và cách để có giấc ngủ ngon bạn nhé!

1. Hiện tượng ngủ nhưng vẫn có ý thức là gì?

Hiện tượng ngủ nhưng vẫn có ý thức là một trạng thái rối loạn giấc ngủ. Có hai dạng chính của hiện tượng này bao gồm:

  • Sleep Paralysis (Liệt trong giấc ngủ): Là khi bạn thức tỉnh nhưng không thể di chuyển cơ thể hoặc thực hiện bất kỳ động tác nào. Trong trạng thái này, bạn có thể cảm nhận cảm giác nặng nề trên ngực, gây ra khó khăn trong việc thở. Ngoài ra, một số người còn nhìn thấy hình ảnh đáng sợ trong giấc mơ.
  • False Awakening (Trạng thái thức tỉnh giả): Trong trạng thái này, người bệnh tin rằng họ đã tỉnh dậy và thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhưng thực tế họ vẫn đang ở trong giấc ngủ. Sau khi thực sự tỉnh, họ nhận ra rằng những hành động đó chỉ là một phần của giấc mơ.

Cả hai hiện tượng này thường liên quan đến sự mất kiểm soát cơ trong giai đoạn chuyển đổi giữa giấc ngủ và thức tỉnh. Nếu hiện tượng này gây khó chịu hoặc tác động đến chất lượng cuộc sống, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp bạn nhé.

hiện tượng ngủ nhưng vẫn có ý thức là gì
Hiện tượng ngủ nhưng vẫn có ý thức là một trạng thái rối loạn giấc ngủ

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng ngủ nhưng vẫn có ý thức

Nguyên nhân của hiện tượng ngủ nhưng vẫn có ý thức vẫn là một điều chưa rõ ràng. Nó có thể liên quan đến một số yếu tố như:

  • Mất ngủ: Cảm giác mệt mỏi và căng thẳng từ việc thiếu ngủ có thể tạo ra sự thay đổi trong quá trình chuyển động giữa giấc ngủ và thức tỉnh. Từ đó, gây nên hiện tượng ngủ nhưng vẫn có ý thức.
  • Lịch trình ngủ không ổn định: Thường xuyên thay đổi thời gian ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và khiến bạn trải qua trạng thái ngủ nhưng vẫn tỉnh táo.
  • Rối loạn lo âu: Người rối loạn lo âu có thể dễ trải qua trạng thái ngủ nhưng vẫn tỉnh táo do căng thẳng tinh thần.
  • Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu cho thấy yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng trải qua trạng thái ngủ nhưng vẫn tỉnh táo, đặc biệt là nếu trong gia đình có người từng trải qua tình trạng này.

3. Hiện tượng ngủ nhưng vẫn có ý thức xảy ra khi nào?

Hiện tượng ngủ nhưng vẫn giữ được ý thức thường xảy ra trong hai giai đoạn chính của giấc ngủ là:

  • Giai đoạn ngủ nông (NREM): Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang ngủ. Bạn có thể trải qua hiện tượng khi cơ thể bắt đầu thư giãn. Đồng thời, không nhận ra sự thay đổi và cảm nhận được môi trường xung quanh. Nếu ý thức của bạn vẫn giữ được trong giai đoạn này, bạn có thể trải qua trạng thái ngủ nhưng vẫn có ý thức.
  • Giai đoạn giấc ngủ REM: Thường xảy ra sau giai đoạn ngủ sâu. Trong giai đoạn này, cơ thể sẽ mơ nhiều và cơ bắp chủ động tạm thời bị đặt vào trạng thái “liệt”. Điều này giúp ngăn chặn chúng ta khỏi việc di chuyển khi mơ. Tuy nhiên, nếu ý thức vẫn tồn tại trong giai đoạn REM, bạn có thể nhận ra rằng mình đang mơ và thậm chí có khả năng kể lại nội dung của giấc mơ ấy khi tỉnh dậy.
hiện tưởng ngủ nhưng vẫn có ý thức xảy ra khi nào
Ngủ nhưng vẫn giữ được ý thức thường xảy ra trong hai giai đoạn chính của giấc ngủ

4. Bảy bí quyết “vàng” giúp bạn ngủ ngon hơn

4.1. Không tiếp xúc với ánh sáng xanh trước lúc ngủ

Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như đèn LED, điện thoại hay máy tính bảng,… có khả năng kích thích não bộ và làm giảm sản xuất melatonin – hormone giúp kiểm soát chu kỳ ngủ và thức dậy. Do đó, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể gây khó khăn cho việc vào giấc.

4.2. Chú ý đến chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài việc duy trì một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bạn cũng cần tránh sử dụng các thức uống và thực phẩm kích thích thần kinh trước khi đi ngủ như caffeine, nicotine, rượu bia,…

cách để có giấc ngủ ngon
Tránh sử dụng các thức uống và thực phẩm kích thích thần kinh trước khi đi ngủ

4.3. Tập thể dục

Thường xuyên tập thể dục không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn có tác động tích cực đến giấc ngủ. Hoạt động thể chất có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách kích thích sản xuất serotonin trong não và giảm mức độ cortisol – hormone căng thẳng. 

Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn nên duy trì thói quen tập thể dục với mức độ vừa phải. Việc tập luyện quá mạnh, vượt quá khả năng chịu đựng của cơ thể cũng có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ.

4.4. Điều chỉnh tư thế ngủ

Chất lượng giấc ngủ có thể phụ thuộc vào tư thế nằm của bạn. Thông thường, có ba tư thế ngủ chính gồm: Nằm sấp, nằm nghiêng và nằm ngửa. 

Mặc dù nhiều người tin rằng nằm ngửa có khả năng mang lại giấc ngủ chất lượng, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây không phải là tư thế ngủ tốt nhất. Nằm ngửa có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường thở, ngưng thở khi ngủngủ ngáy.

điều chỉnh tư thế nằm để có giấc ngủ ngon
Chất lượng giấc ngủ có thể phụ thuộc vào tư thế nằm của bạn

4.5. Ưu tiên dùng nệm thoải mái

Việc lựa chọn một chiếc nệm thoải mái đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giấc ngủ chất lượng. Do đó, bạn cần xem xét độ đàn hồi của nệm sao cho phù hợp với sở thích cá nhân. 

Kích thước nệm là một yếu tố quan trọng, bạn nên lựa chọn loại phù hợp với không gian ngủ và đáp ứng nhu cầu cá nhân. Ngoài ra, nếu có vấn đề về đau cổ hoặc lưng, việc tìm kiếm nệm có khả năng hỗ trợ đặc biệt sẽ giúp bạn giảm thiểu các vấn đề này.

Nếu bạn đang phân vân không biết nên mua nệm ở đâu, thì hãy đến Vua Nệm. Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, nơi đây không chỉ cung cấp những chiếc nệm chất lượng cao mà còn chú trọng đến sự thoải mái và hỗ trợ cho giấc ngủ của khách hàng. Ngoài ra, đơn vị này còn sở hữu đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên sâu, cam kết mang lại trải nghiệm mua sắm an tâm và hài lòng nhất cho khách.

4.6. Hạ nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Khi chúng ta ngủ sâu, nhiệt độ cơ thể thường tăng cao. Do đó, nếu nhiệt độ trong phòng ngủ quá cao sẽ làm giảm khả năng nghỉ ngơi và vào giấc của cơ thể.

Việc điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ vào khoảng 15 – 20°C có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi để bạn dễ dàng vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, sở thích và thói quen của mỗi người là khác nhau. Do đó, bạn nên thử nghiệm để xác định được nhiệt độ phòng ngủ phù hợp nhất với bản thân.

>>> Mời bạn đọc:

Mất ngủ mãn tính và những hệ lụy khôn lường với sức khỏe

Ngủ không sâu giấc là dấu hiệu của bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Mặc dù hiện tượng ngủ nhưng vẫn có ý thức không thường gây nguy hiểm về mặt vật lý, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý và trạng thái tinh thần của người trải qua. Do đó, hãy tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám nếu tình trạng này diễn ra quá lâu. Cám ơn bạn đã quan tâm bài chia sẻ của Vua Nệm!

 

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM