Nhà hay

Bỏ túi 7 quy tắc khi thiết kế nhà có trẻ nhỏ đảm bảo an toàn cho con

CẬP NHẬT 29/11/2023 | BỞI Minh Anh

Thiết kế nhà có trẻ nhỏ là một bài toán lớn của các kiến trúc sư bởi ngoài yếu tố thẩm mỹ, đảm bảo công năng thì cũng cần đặt sự an toàn của trẻ làm ưu tiên hàng đầu. Để biến hóa căn nhà trở thành không gian sống lý tưởng cho con, hãy cùng Vua Nệm tham khảo 7 quy tắc khi thiết kế nhà có trẻ nhỏ dưới đây!

1. Quy tắc khi thiết kế nhà có trẻ nhỏ – Đảm bảo an toàn tại ban công, cửa sổ

Trẻ nhỏ thường rất năng động và luôn có tâm lý hiếu kỳ về mọi thứ trong cuộc sống. thực tế đã cho thấy có rất nhiều trường hợp tai nạn thương tâm khi trẻ chơi tại khu vực có ban công và cửa sổ không đảm bảo an toàn. 

Bạn cần thiết kế các biện pháp bảo vệ an toàn cho con như:

  • Không sử dụng các loại lan can có thanh ngang bởi trẻ có thể vịn vào đây để trèo lên trên rất nguy hiểm.
  • Nếu bạn ở nhà nhiều tầng hoặc chung cư thì hãy xây dựng rào chắn hoặc lưới an toàn có khả năng cắt bỏ bằng kiềm trong các tình huống khẩn cấp tại khu vực ban công.
  • Lựa chọn các loại thanh chắn có kích thước khe hở dưới 10cm kết hợp với lưới an toàn để ngăn tình trạng con chui qua các khe hở này.
  • Thiết kế các khu vực thoát hiểm độc lập nhằm đối phó với tình huống hỏa hoạn bất ngờ xảy ra.
  • Chiều cao từ sàn nhà đến cửa sổ nên trong phạm vi tối thiểu 1 mét, kèm theo đó là lắp thêm rèm cửa và lưới để đảm bảo an toàn.
quy tắc thiết kế nhà khi có trẻ nhỏ
Khu vực ban công có lưới chắn an toàn cho trẻ nhỏ

2. Thiết kế cầu thang đạt chuẩn

Thiết kế cầu thang thế nào cho hợp lý là nỗi lo lắng hàng đầu của những phụ huynh khi có con nhỏ sinh hoạt trong căn hộ nhiều tầng. Rất nhiều tình huống nguy hiểm có thể xảy ra tại khu vực cầu thang trẻ bám vịn vào cầu thang bị té, trượt xuống dưới gây chấn thương. 

Một vài lời khuyên khi thiết kế cầu thang và tay vịn cho các gia chủ như:

  • Những gia đình có trẻ dưới 4 tuổi nên bố trí lắp thêm các thanh chắn ở khu vực lối lên xuống cầu thang.
  • Khoảng cách giữa các thanh dọc trên tay vịn của cầu thang phải đảm bảo không có đủ khoảng trống để trẻ có thể chui qua.
  • Đề cao cảnh giác, không để bé lại gần khu vực cầu thang. Gia đình nên sắp xếp người chơi cùng và luôn để bé trong tầm mắt.
  • Tay vịn cầu thang phải đảm bảo về độ cứng cáp, kích thước chiều cao và có khả năng nắm chặt. Hạn chế sử dụng các vật liệu như đá ốp tay vịn vì rất trơn trượt, nguy hiểm với trẻ.
  • Cân nhắc khi xây dựng bậc thang dạng mở, đặc biệt là những mẫu cầu thang có khoảng cách giữa các bậc thang quá rộng có thể khiến con bị chui lọt qua.
  • Ba mẹ nên trang bị thêm các tấm thảm chống trơn trượt trên bề mặt các bậc thang để phòng trường hợp trẻ bị ngã khi đang nô đùa, chạy nhảy.

>>>Đừng bỏ lỡ: Lam cầu thang là gì? Có nên sử dụng lam cầu thang cho không gian nhà ở?

3. Sử dụng nội thất dạng bo tròn góc

Trẻ vốn hiếu động và thích chạy nhảy khắp nơi trong căn nhà. Do đó, ba mẹ nên sắm tất cả các đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, giường dạng bo tròn góc. Nếu trong nhà có những đồ vật không thể thay thế thì có thể sử dụng các tấm bịt cạnh và góc nhọn.

Tuyệt đối không để các đồ được làm từ vật liệu từ kính, pha lê, thủy tinh, sành sứ trong tầm tay của trẻ. Những đồ vật này rất bắt mắt, thu hút sự chú ý của các bé nhưng cũng có nhiều góc nhọn, thậm chí còn có thể gây thương tích khi bị vỡ. Lời khuyên là hãy chọn các sản phẩm có hình dáng tròn hoặc hình bầu dục.

Theo các chuyên gia sức khỏe, ba mẹ cũng cần theo tình trạng sức khỏe của con để tránh các vật liệu có khả năng gây dị ứng. Tốt nhất vẫn nên né các chất liệu nặng, điển hình là kim loại và ưu tiên sử dụng các vật liệu như bông, gỗ, nhựa an toàn từ PET, HDPE, LDPE, PP.

các quy tắc khi thiết kế nhà có trẻ nhỏ
Căn phòng với thiết kế nội thất bo tròn an toàn cho trẻ nhỏ

4. Lắp sàn chống trơn trượt

Sàn nhà là khu vực bé tiếp xúc nhiều nhất trong ngày. Vì vậy, bạn cần lắp các loại sàn được làm từ chất liệu an toàn với sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường, đặc biệt là có tính chống trơn trượt mà vẫn đảm bảo thẩm mỹ. Lựa chọn tối ưu nhất là bề mặt sàn làm bằng gỗ với khả năng bám dính tốt, giảm thiểu nguy cơ bị trượt ngã, lại dễ dàng vệ sinh.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn các vật liệu sàn khác như từ đá nhân tạo, đá marble, đá granite, gạch lát, sàn giả gỗ cao cấp có độ bền cao, khả năng chống thấm nước, không bị cong vênh do tác động của thời tiết, vệ sinh nhanh chóng, tính thẩm mỹ cao…

5. Cẩn trọng vị trí ổ điện

Đã có nhiều trường hợp trẻ bị điện giật do vô tình chạm tay hoặc sử dụng bút, dụng cụ làm tự sắt chọc vào các lỗ trên ổ điện trong quá trình vui chơi. Để đảm bảo an toàn cho con và phòng tránh nguy cơ bị điện giật, ba mẹ nên thiết kế vị trí các ổ điện ở vị trí trên cao hoặc ngoài tầm quan sát của trẻ. Đối với những ổ điện dưới thấp thì nên trang bị thêm các nút bịt ổ điện.

Song song với đó, ba mẹ cũng nên dành thời gian phân tích cho con hiểu về những hậu quả có thể xảy ra khi bị điện giật và rèn luyện cho con thói quen tránh xa ổ điện cũng như các thiết bị đang sử dụng điện.

nguyên tắc thiết kế nhà khi có trẻ nhỏ
Hãy để trẻ tránh xa các nguồn điện

6. Thiết kế không gian phòng ngủ theo sở thích của con

Phòng ngủ là không gian mang tính riêng tư và là nơi bé gắn bó mỗi ngày. Đa số trẻ hiện nay đề có tinh thần tự lập từ sớm và có khả năng thể hiện sự yêu ghét rõ ràng. Vì thế khi có ý định xây nhà hoặc tân trạng lại phòng ngủ cho con, ba mẹ vẫn nên hỏi qua ý kiến của các bé. Hãy tham khảo một cách nghiêm túc sở thích của con như sơn tường màu gì, nhu cầu sử dụng đồ nội thất ra sao…

Phòng ngủ của con cũng cần đảm bảo yếu tố ánh sáng hợp lý, không gian thoáng đãng. chan hòa với thiên nhiên nhằm mang đến bầu không khí trong lành. Có một lưu ý là thị lực của trẻ thường nhạy cảm hơn người trưởng thành, do đó cần trang bị hệ thống đèn chiếu sáng trong phòng hợp lý cho bé.

Đồ vật trong phòng ngủ cũng nên sử dụng các vật liệu mỏng nhẹ, an toàn cho sức khỏe của của bé. Và như đã đề cập ở trên, bạn cũng nên tránh những loại vật dụng như giường, bàn ghế có góc nhọn hoặc các đồ trang trí dễ bị rơi vỡ gây thương tích cho con. Đối với kệ sách, tủ quần áo, ba mẹ nên gia cố những vật dụng này vào tường thật chắc chắn phòng trường hợp con leo trèo rất nguy hiểm.

Phòng ngủ tone hồng mộng mơ cho bé gái
Phòng ngủ tone hồng mộng mơ cho bé gái

Trẻ cũng phát triển rất nhanh, vì thế bạn vẫn nên ưu tiên những giải pháp tiết kiệm chi phí và linh hoạt khi thiết kế phòng ngủ. Không gian cần đủ rộng để bố trí thêm góc học tập, khu vực vui chơi, để sách vở, treo cặp sách…

Độ cao của cửa sổ lý tưởng nhất là khoảng từ 1-1.2m tính từ vị trí sàn nhà. Hơn nữa, kích thước cửa cũng phải đủ lớn để đảm bảo nhận đủ ánh sáng vào phòng. Đặc biệt là phải có lưới chắn bảo vệ an toàn và rèm cửa để hạn chế ánh nắng mặt trời vào những ngày nắng gắt.

7. Không trồng cây độc trong nhà

Mặc dù cây xanh có khả năng quang hợp đóng vai trò như bộ máy lọc không khí tự nhiên cho ngôi nhà của bạn, tuy nhiên bạn cùng cần hết sức lưu ý khi lựa chọn các giống cây nhé. Lời khuyên là hãy lựa chọn các loại cây cảnh có thể mang lại tài lộc như cây cây phát tài, phú quý, lưỡi hổ, thường xuân, thu hải đường… 

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên trồng các loại cây có lá dài nhọn, có gai, đặc biệt là có chứa chất độc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Gợi ý một số loại cây chứa độc trong nhựa không nên trồng trong nhà như: cây hoa ly lửa, trúc đào, xương rồng ba cạnh, xương rồng bát tiên, hồng môn, kim tiền, ngô đồng, vạn niên thanh

>>> Mời bạn đọc: Giường tầng có an toàn cho trẻ nhỏ? Đâu mới là lựa chọn tốt hơn cho bé?

Trên đây, Vua Nệm đã đề cập tới 7 quy tắc khi thiết kế nhà có trẻ nhỏ. Những giải pháp này không chỉ bảo vệ sự an toàn cho con mà còn góp phần kích thích khả năng tư duy, sáng tạo. Quý phụ huynh hãy tham khảo và tuân thủ các để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình nhé!

 

Bài viết liên quan:

Avatar
Minh Anh