Khám phá thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống độc đáo, hợp phong thuỷ

CẬP NHẬT 11/09/2024 | Bài viết bởi: Hoàng Trinh
Flash Sale

Trong hầu hết các ngôi nhà hiện nay đều có thiết kế giếng trời, đặc biệt ở không gian nhà ống. Cùng với đó bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những mô hình tiểu cảnh tinh tế được đặt ở đáy giếng. Vậy nên thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống như thế nào để vừa tăng tính thẩm mỹ vừa hợp phong thuỷ? Hãy đọc bài viết dưới đây để khám phá câu trả lời hữu ích từ Vua Nệm nhé!

1. Giếng trời là gì? 

Giếng trời là loại hình kiến trúc mang tính kỹ thuật phù hợp với không gian nhà hiện đại. Đây là khoảng không gian trống có phương thẳng đứng, được thông từ tầng trệt đến mái của công trình (thường là nhà ở hoặc nhà cao tầng). 

Giếng trời là gì
Giếng trời phù hợp với không gian nhà hiện đại

Tuy nhiên, giếng trời không phải là bộ phận bắt buộc phải được thiết kế. Nhưng với trường hợp căn nhà thiếu ánh sáng tự nhiên hay khó khăn trong việc lưu thông không khí thì không gian sẽ rất ngột ngạt nếu thiếu giếng trời.

Đặc biệt với nhà ống, vốn là loại hình nhà có chiều sâu, thường ít cửa sổ và ít nhận được ánh sáng tự nhiên, việc sử dụng giếng trời càng quan trọng. Dưới đây là chi tiết về thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống bạn có thể tham khảo.

2. Tại sao nên thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống?

Như đã đề cập, giếng trời là một khoảng không gian trống, về mặt thẩm mỹ khá là đơn điệu. Do đó, sử dụng tiểu cảnh ở khu vực này sẽ làm cho không gian nhà trở nên độc đáo hơn. Cùng với đó, tiểu cảnh giếng trời nhà ống còn mang đến nhiều ý nghĩa đặc trưng, mời bạn tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây. 

2.1. Trang trí tiểu cảnh giếng trời giúp tạo điểm nhấn 

Các ngôi nhà có 1 mặt tiền và 3 mặt tiếp xúc với các công trình khác, mặt trước thường là nơi đón tiếp khách đầu tiên. Khi bước vào bên trong, gia chủ cần tạo điểm nhấn ở khu vực này để tạo sự độc đáo. Một số người chọn thiết kế nội thất sang trọng để tạo điểm nhấn cho không gian. Tuy nhiên, nếu có giếng trời, tại sao không tận dụng không gian này để bố trí tiểu cảnh đẹp mắt?

Tiểu cảnh giếng trời tạo điểm nhấn cho ngôi nhà
Trang trí tiểu cảnh giếng trời tạo điểm nhấn cho ngôi nhà

Diện tích của khu vực giếng trời không lớn, nhưng đây là nguồn có ánh sáng tự nhiên tốt nhất trong nhà. Khi được ánh sáng chiếu vào, tiểu cảnh giếng trời sẽ nổi bật và tạo sự khác biệt với không gian xung quanh. Từ đó, dễ tạo được ấn tượng khi có khách ghé thăm và gia chủ cũng nhận được nhiều lời khen về phong cách và gu thẩm mỹ này. 

2.2. Làm mát và tiết kiệm điện năng

Trong những ngôi nhà ống, đặc biệt vào mùa hè, nhiệt độ thường rất cao. Nếu không có hệ thống lưu thông không khí tốt, căn phòng sẽ trở nên bí bức và khó chịu. Nhiều người thường chọn sử dụng điều hòa hoặc quạt để làm mát, nhưng bố trí tiểu cảnh cây xanh hoặc tiểu cảnh nước non trong giếng trời là một giải pháp đơn giản, tiết kiệm điện mà không phải ai cũng nghĩ đến.

Tiểu cảnh cây xanh và nước sẽ giúp cho không khí mát mẻ và trong lành hơn. Giếng trời sẽ điều hoà và đưa luồng không khí này đến các không gian khác trong nhà. Chính vì vậy đây là cách vừa làm mát vừa tiết kiệm điện năng rất hữu ích.

2.3. Tăng cường khả năng cách âm và chống ồn 

Với hình dạng thông từ dưới lên trên, giếng trời giống như một đường ống. Âm thanh truyền trong giếng trời thường rất vang và to. Do đó, các mặt tường bao quanh không gian này không nên làm phẳng trơn. Gia chủ nên tạo các mảng nhám, sần bằng cách sử dụng sơn gai hoặc ốp đá tự nhiên hoặc dùng gạch thẻ.

Tiểu cảnh giếng trời giúp tăng khả năng cách âm
Tiểu cảnh giếng trời giúp tăng khả năng cách âm

Một gợi ý hoàn hảo đó chính là tạo nên một tác phẩm nghệ thuật ở không gian này. Theo đó, gia chủ có thể trang trí tiểu cảnh với các chậu cây, bồn hoa hoặc tạo các bức tranh đá. Việc xuất hiện của những món đồ này giúp giảm âm thanh và chống ồn trong công trình. Mọi sinh hoạt và âm thanh tại tầng dưới sẽ được hạn chế không trải rộng lên tầng trên và ngược lại.

2.4. Tiểu cảnh giếng trời mang giá trị phong thủy

Ngoài những lợi ích đã đề cập, nhiều gia chủ chọn bố trí giếng trời và trang trí tiểu cảnh với mục đích phong thủy. Điều này có ý nghĩa lớn và nếu được thiết kế cũng như sử dụng đúng cách, chúng sẽ giúp lưu thông vượng khí, mang lại may mắn, sức khỏe và tài lộc cho cả gia đình.

3. Tại sao không nên đặt tiểu cảnh giếng trời sau hoặc trước nhà?

Nguyên tắc phong thuỷ khẳng định rằng, để tận dụng tốt nhất năng lượng tốt tích tụ, bạn nên đặt tiểu cảnh giếng trời ở hướng Tài Lộc hoặc Thiên Mạng. Điều quan trọng là không nên đặt tiểu cảnh ở phía trước hoặc sau nhà, mà chỉ nên đặt giữa nhà để kích thích tài lộc và may mắn. Khi có thêm cây xanh và hòn non bộ vào tiểu cảnh, chúng còn giúp giải hóa sát khí.

4. Nguyên tắc để thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống đẹp

4.1. Đặt giếng trời ở đâu?

Có nhiều vị trí để đặt giếng trời, chẳng hạn như: phòng ăn, phòng khách, nhà bếp, cầu thang, hoặc giữa nhà. Tuy nhiên, theo phong thuỷ, đặt giếng trời ở khu vực cầu thang là lựa chọn tối ưu nhất để tận dụng ánh sáng, gió và vượng khí. Khu vực này thường được thiết kế tại trung tâm nhà.

Nguyên tắc để thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống
Lựa chọn vị trí đặt giếng trời cho nhà ống 2 tầng

Đặc biệt với không gian nhà ống có diện tích bề ngang hẹp, gia chủ nên tận dụng khu vực chân cầu thang làm nơi trang trí tiểu cảnh. Khác với nhà bếp hay phòng khách, gia đình cần không gian sinh hoạt đủ rộng, ở chân cầu thang chỉ cần một khoảng diện tích đủ để qua lại. 

4.2. Hướng lý tưởng cho tiểu cảnh giếng trời nhà ống

Theo phong thuỷ, tiểu cảnh giếng trời nên được đặt theo hướng Nam hoặc Đông Nam. Hướng này nhận được nhiều không khí mát mẻ và ánh sáng ổn định nhất.

Tránh đặt giếng trời hướng về Đông hoặc Tây, vì vào ban ngày, ánh sáng mặt trời lớn ở hướng Đông và ánh nắng chiều từ Tây sẽ làm tăng nhiệt độ trong nhà, gây cảm giác oi bức và có thể gây hại cho đồ đạc bên trong, cũng như sức khoẻ của con người.

4.3. Cấu trúc và kích thước của giếng trời

Về cấu trúc, giếng trời bao gồm 3 phần chính:

  • Đỉnh giếng
  • Thân giếng
  • Đáy giếng

Về kích thước, giếng trời không nên quá lớn hoặc quá nhỏ, để tránh làm mất cân xứng không gian nhà. Một diện tích lý tưởng cho giếng trời dao động từ 4-6m2 hoặc có thể thiết kế theo tỷ lệ 1:10 so với tổng diện tích của ngôi nhà. Đây cũng là diện tích phù hợp để gia chủ có thể thiết kế được tiểu cảnh đẹp.

4.4. Trang trí cho tiểu cảnh giếng trời nhà ống

Phần đỉnh giếng có thể được trang trí bằng hoa sắt kết hợp với khung mái. Phần thân giếng có thể ốp đá hoặc trồng cây dây leo như cây thường xuân, cây vạn niên thanh, tạo thêm sắc xanh giàu sức sống cho không gian. Phần đáy giếng là nơi lý tưởng để tạo tiểu cảnh giếng trời khô hoặc ướt, kết hợp với hòn non bộ và một số tượng nhỏ theo sở thích cá nhân của chủ nhà.

5. 10+ mẫu thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống độc đáo

Trang trí tiểu cảnh giếng trời trong nhà mang lại vẻ đẹp đặc biệt. Cùng tham khảo những thiết kế tiểu cảnh nổi bật dưới đây nhé

5.1. Tiểu cảnh khô

Dù không chiếm quá nhiều diện tích, nhưng tiểu cảnh khô giếng trời không chỉ làm đẹp không gian mà còn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho gia chủ. Các ý tưởng và phong cách thiết kế hiện đại ngày nay hứa hẹn mang lại vẻ đẹp độc đáo nhất cho không gian này.

mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống dạng khô với cây xanh
Trang trí tiểu cảnh khô với cây xanh làm chủ đạo
mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống khô phong cách đơn giản
Trang trí tiểu cảnh khô phong cách đơn giản

5.2. Tiểu cảnh nước

Đối với những người ưa chuộng phong cách hiện đại, việc sắp đặt tiểu cảnh giếng trời gần tường, kết hợp với đèn led đa dạng màu sắc và những chú cá koi đáng yêu bơi lội dưới nước sẽ là lựa chọn hấp dẫn. Đây là tiểu cảnh nước phổ biến và được nhiều gia chủ áp dụng cho thiết kế của mình.

mẫu tiểu cảnh giếng trời nhà ống nước
Thiết kế tiểu cảnh giếng trời nước độc đáo
tiểu cảnh giếng trời nhà ống kết hợp hồ cá
Mẫu thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống kết hợp hồ cá với nền sỏi trắng

5.3. Tiểu cảnh giếng trời thác nước trên tường

Nước trong phong thuỷ được gọi là hành Thuỷ, mang trong mình năng lượng phong thuỷ tích cực, giàu sức sống. Vì vậy, không chỉ thu hút tài lộc và vượng khí cho ngôi nhà, tiểu cảnh thác nước còn giúp kiểm soát nhiệt độ, hấp thụ bụi bẩn, tạo ra không khí trong lành, có lợi cho sức khỏe của gia đình.

Tiểu cảnh giếng trời nhà ống thác nước và hòn non bộ
Tiểu cảnh thác nước thiết kế hòn non bộ cầu kỳ
Tiểu cảnh giếng trời nhà ống hòn non bộ kết hợp đèn
Tiểu cảnh giếng trời nhà ống hòn non bộ kết hợp đèn độc đáo

5.4. Tiểu cảnh giếng trời nhỏ

Sự kết hợp của cây xanh, sỏi và đá trong tiểu cảnh giếng trời nhỏ, mà không có sự xuất hiện của yếu tố nước cũng giúp cho gia chủ tạo được một không gian độc đáo. Tùy thuộc vào sở thích của gia chủ, các không gian khác nhau sẽ mang đến vẻ đẹp hoàn toàn khác nhau.

Tiểu cảnh giếng trời nhà ống nhỏ
Tiểu cảnh giếng trời có size “mini” độc đáo
tiểu cảnh giếng trời nhà ống nhỏ phong cách nhiệt đới
Thiết kế tiểu cảnh khô trên không gian nhỏ phong cách nhiệt đới
Tiểu cảnh giếng trời nhà ống nhỏ kết hợp khu vực thư giãn

Việc trang trí tiểu cảnh giếng trời bên trong nhà ống không chỉ cần thiết mà còn là biện pháp tuyệt vời để làm kiến trúc của giếng trời mang một vẻ độc đáo. Hy vọng rằng, thông qua những chia sẻ của Vua Nệm về thiết kế tiểu cảnh giếng trời nhà ống, bạn sẽ có thể tìm thấy một lựa chọn phù hợp nhất để trang trí cho giếng trời của mình.

XEM THÊM:

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM