Nhà hay

Tại sao nên thiết kế giếng trời cầu thang? Kinh nghiệm cần biết khi thiết kế giếng trời cầu thang

CẬP NHẬT 21/02/2024 | BỞI Hoàng Uyên

Hiện nay, phong cách thiết kế giếng trời cầu thang được sử dụng phổ biến đặc biệt ở những căn nhà ống, nhà có diện tích nhỏ hẹp. Vậy làm sao để thiết kế giếng trời cầu thang đẹp và đảm bảo tính phong thuỷ? Nếu bạn có chung thắc mắc này hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu câu trả lời chi tiết dưới đây!

1. Giếng trời là gì?

Giếng trời hay còn có tên tiếng Anh là skylight trong tiếng Anh. Đây là một loại kiến trúc nhà ở được thiết kế nhằm cung cấp ánh sáng tự nhiên và thông gió thông qua cửa sổ trên trần nhà. Mục đích của giếng trời là giúp hấp thụ ánh nắng từ bên ngoài và phân tán ánh sáng trong không gian của bên trong nhà. 

Giếng trời là gì
Giếng trời cầu thang được sử dụng phổ biến trong thiết kế không gian

Cùng với đó, quá trình thông gió của giếng trời được hoạt động dựa trên nguyên tắc cân bằng áp suất không khí tự nhiên, tạo điều kiện cho luồng khí được lưu thông đều. Đồng thời, đẩy khí nóng ra bên ngoài và hút khí mát vào bên trong. 

Thiết kế giếng trời thường được tích hợp với kiến trúc nhà ở, khu thương mại và khu dân cư. Giếng trời giúp giảm chi phí từ việc bật đèn điện, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Theo số liệu báo cáo từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, sử dụng ánh sáng tự nhiên từ giếng trời giúp giảm đến 80% năng lượng tiêu thụ của đèn điện nhân tạo.

2. Tác dụng của giếng trời cầu thang 

Giếng trời có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau, có thể là phòng ăn hay hòng khách. Tuy nhiên, việc đặt giếng trời dưới cầu thang là phổ biến nhất. Bởi đây được coi là vị trí trung tâm của ngôi nhà, thường gần với phòng bếp và phòng khách. Không những vậy, giếng trời cầu thang còn có nhiều ý nghĩa về phong thuỷ.

Tác dụng của giếng trời cầu thang
Giếng trời cầu thang có nhiều công dụng đặc biệt

2.1. Không gian thông thoáng và quạt gió tự nhiên

Bố trí giếng trời dưới cầu thang không chỉ giúp hấp thụ luồng gió tự nhiên vào trong nhà mà còn tận dụng hiệu ứng ống khói để làm thoáng không gian. Điều này làm cho không khí trong nhà trở nên thông thoáng hơn và giảm ngột ngạt, đặc biệt là trong các căn nhà phố và nhà ống có cấu trúc kín.

Trong những ngôi nhà có diện tích nhỏ, có ít cửa sổ, không khí khó được lưu thông. Do đó, giếng trời cầu thang trở thành giải pháp tuyệt vời, giúp khắc phục hoàn toàn hạn chế này và mang đến cho gia chủ không gian nghỉ ngơi chất lượng.

2.2. Sử dụng ánh sáng tự nhiên

Như đã đề cập ở trên, giếng trời cầu thang còn có khả năng hấp thụ ánh sáng tự nhiên và phân phối vào bên trong ngôi nhà. Điều này giúp cho không gian sinh hoạt của gia đình luôn sáng vào ban ngày, giúp tiết kiệm chi phí điện thắp sáng. Hơn nữa, khi đặt giếng trời ở cầu thang giúp hiệu suất chiếu sáng tốt hơn và khả năng phân bổ ánh sáng đến các không gian khác cũng lớn hơn. 

2.3. Tăng tính thẩm mỹ

Thiết kế giếng trời dưới cầu thang không chỉ tạo ra hiệu ứng không gian rộng hơn. Cách thiết kế này còn giúp không gian trở nên cân đối và làm tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian sống. 

Thiết kế giếng trời dưới cầu thang làm tăng tính thẩm mỹ
Thiết kế giếng trời dưới cầu thang làm tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ không gian sống.

Thực tế, nhiều ngôi nhà phố và nhà ống thường có chiều dài lớn hơn nhiều so với chiều rộng, tạo cảm giác không gian bí bách, thiếu cân đối và thiếu ánh sáng. Bằng cách bố trí giếng trời cầu thang, bạn có thể khắc phục được những điều này và biến ngôi nhà của mình thành một không gian đẹp, tinh tế hơn rất nhiều. 

2.4. Hợp phong thủy

Việc đặt giếng trời dưới cầu thang mang lại sự hài hòa và cân bằng cho không gian sống, tạo ý nghĩa tốt về mặt phong thủy. Trong khi cầu thang, được xem như “xương sống” của ngôi nhà, thì giếng trời được xem là “miệng” – nơi giao thoa giữa bên ngoài và bên trong.

Sự cân đối giữa “xương sống” và “miệng” của ngôi nhà giúp không khí lưu thông một cách hài hoà, tạo ra môi trường sống thoải mái cho cả gia đình. Nhờ đó, sức khoẻ của các thành viên cũng được cải thiện, vận khí gia đình được thay đổi tích cực hơn.

3. Nguyên tắc khi thiết kế giếng trời cầu thang 

Giống như bất kỳ kiến trúc nào trong nhà, để có một kết quả hoàn hảo nhất đều phải tuân thủ các nguyên tắc thiết kế riêng. Đối với giếng trời cầu thang, gia chủ cần đảm bảo các tiêu chí thiết kế dưới đây.

3.1. Hướng đặt giếng trời

Gia chủ nên đặt giếng trời ở khu vực giữa nhà. Việc này giúp lan tỏa ánh sáng và không khí tự nhiên đến khắp không gian sống. Để tận dụng tối đa nguồn năng lượng tự nhiên này, bạn có thể tham khảo vị trí hướng Đông Nam hoặc hướng Nam.

Bên cạnh đó, gia chủ cần tránh đặt giếng trời ở hướng Tây và Đông. Điều này có ý nghĩa làm giảm tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời đối với sức khỏe và không gian sinh hoạt của gia đình.

các hướng đặt giếng trời cầu thang
Gia chủ cần tránh đặt giếng trời ở hướng Tây và Đông.

3.2. Cấu trúc giếng trời

Giếng trời cầu thang gồm ba phần chính: Đỉnh giếng, Thân giếng, và Đáy giếng.

  • Đỉnh giếng: Có thể là mái cố định hoặc mái di động, tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Nếu là đường lên sân thượng, mái di động là lựa chọn tốt hơn.
  • Thân giếng: Bao quanh khu vực cầu thang, có tác dụng giảm vọng âm và là không gian trống có phương thẳng đứng.
  • Đáy giếng: Phần cuối cùng ở chân cầu thang, ở đây, gia chủ có thể trang trí thêm với tiểu cảnh hoặc cây cỏ, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà.

Bên cạnh đó, bạn nên thêm khung sắt để bảo vệ giếng trời, đồng thời tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho thiết kế. Khung sắt có thể chạm khắc theo hoa văn nghệ thuật, tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo khi nắng chiếu xuống.

3.3. Kích thước giếng trời

Gia chủ cần dựa vào diện tích căn nhà để xác định kích thước giếng trời phù hợp. Trong trường hợp có nhiều cửa sổ, giếng trời chiếm không quá 5% diện tích mặt sàn. Đối với nhà phố và nhà ống có ít cửa sổ hơn, diện tích giếng trời nên từ 4-6m2 là lựa chọn hợp lý nhất.

3.4. Mái che giếng trời

Vật liệu được chọn cho tấm mái che giếng trời đóng vai trò rất quan trọng. Trong rất nhiều loại chất liệu khác nhau, tấm polycarbonate là lựa chọn phổ biến vì tính linh hoạt và độ bền cao. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sử dụng tole, bạt, hoặc kính tùy thuộc vào mục đích và sở thích cá nhân.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể tùy chọn giữa tấm che di động và cố định tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và sở thích của mình. Hãy xem xét kỹ để có được quyết định hoàn hảo nhất.

3.5. Trang trí theo phong thủy

Theo quan niệm phong thuỷ, gia chủ không nên đặt giếng trời ở hướng Tây và Đông. Việc này giúp hạn chế các tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời đến sức khoẻ của các thành viên. Về lâu dài, còn mang đến nhiều vận khí xấu, ảnh hưởng đến con đường thăng tiến trong sự nghiệp của gia chủ. 

Trang trí giếng trời cầu thang hợp phong thủy
Trang trí giếng trời cầu thang theo ý nghĩa phong thuỷ

Cùng với đó, giếng trời còn được coi là điểm hội tụ phong thuỷ trong không gian nhà. Chính vì vậy, việc thiết kế tiểu cảnh cho giếng trời nhà ống mang đến ý nghĩa phong thuỷ rất lớn. Gia chủ có thể trang trí đáy giếng với cây cỏ, tiểu cảnh, hoặc đèn treo để làm cho giếng trời trở nên thú vị và nổi bật.

4. Những mẫu thiết kế giếng trời cầu thang đẹp, hợp phong thuỷ 

Dưới đây là những mẫu thiết kế giếng trời cầu thang đẹp bạn có thể tham khảo!

Thiết kế giếng trời cầu thang bằng cách phối màu độc đáo
Thiết kế giếng trời cầu thang bằng cách phối màu sắc độc đáo
trang trí chậu cây nhỏ dưới giếng trời cầu thang
Bố trí chậu cây nhỏ phía dưới giếng trời cầu thang
Trang trí tiểu cảnh với cây cỡ lớn cho giếng trời cầu thang
Trang trí tiểu cảnh với cây cỡ lớn cho giếng trời cầu thang
thiết kế cầu thang đứt đoạn kết hợp giếng trời
Kiến trúc cầu thang đứt đoạn kết hợp với giếng trời
Thiết kế giếng trời cầu thang hiện đại
Thiết kế giếng trời cầu thang phong cách hiện đại cho nhà phố

Thiết kế giếng trời cầu thang là một kiến trúc có ý nghĩa lớn mặt phong thuỷ cũng như thẩm mỹ cho toàn bộ ngôi nhà. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về giếng trời cầu thang và giúp bạn trong việc chọn lựa mẫu thiết kế giếng trời cầu thang phù hợp nhất.

XEM THÊM:

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên