Cây Vạn Niên Thanh là cây gì? Ý nghĩa của cây Vạn Niên Thanh

CẬP NHẬT 07/12/2022 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Cây Vạn Niên Thanh là giống cây cảnh được yêu thích nhờ khả năng lọc không khí tốt và mang lại nhiều may mắn cho gia đình. Ngoài ra cây còn có nhiều lợi ích khác như dùng làm cây thuốc, cây phong thủy cho gia đình. Cùng khám phá những điều thú vị về cây Vạn Niên Thanh trong bài viết dưới đây của Vua Nệm nhé!

1. Đặc điểm cây Vạn Niên Thanh

Tên khoa học của cây Vạn Niên Thanh là Dieffenbachia Amoena, thuộc họ Ráy. Cây thuộc loại cây thân thảo, rễ chùm ngắn, mập. Lá cây có màu xanh, mềm, xanh quanh năm, phần gân lá có màu trắng. Hoa của cây mọc đơn, có màu trắng và chỉ nở vào những tháng tiết trời mát mẻ.

Cây Vạn Niên Thanh là cây gì
Cây thường được trồng để làm cảnh trong văn phòng công ty

Cây Vạn Niên Thanh thường được trồng để làm cảnh, đặc biệt ở các công ty, văn phòng làm việc. Cây để bàn thường có chiều cao khoảng 15 – 35cm, cây đặt trong phòng, hành lang có chiều cao từ 40 – 100cm. Vẻ xanh mát của cây mang lại cảm giác dễ chịu, giúp thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng.

Vạn Niên Thanh phù hợp sinh trưởng ở các nước nhiệt đới, nóng ẩm như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,… và phía nam của Trung Quốc. Ở nước ta, bạn có thể bắt gặp loại cây này ở các tán rừng ẩm ướt, chân núi đá vôi ở các tỉnh như Hoà Bình, Lào Cai, Tây Ninh, Đồng Nai,…

2. Cây Vạn Niên Thanh có những tác dụng gì?

Nếu chỉ dừng ở việc trồng Vạn Niên Thanh để làm cảnh thì bạn đã bỏ phí rất nhiều công dụng mà loại cây này mang lại. Không phải ngẫu nhiên mà Vạn Niên Thanh lại trở nên phổ biến như vậy. Những tác dụng của nó dưới đây sẽ khiến bạn trầm trồ:

  • Dùng làm cây cảnh, trang trí nhà cửa, văn phòng, bàn làm việc: Trồng cây trong các không gian kể trên sẽ mang đến một môi trường sống xanh, dịu mắt. Làm bối cảnh có chiều sâu và gần gũi với thiên nhiên hơn.
  • Lọc không khí và khử độc: Vạn Niên Thanh không chỉ là một loại cây cảnh chỉ được trồng để trang trí, nó còn giúp lọc không khí và khử độc. Cây được xem như một chiếc máy lọc không khí, hấp thụ khí độc trong môi trường. Đặc biệt trong môi trường văn phòng, bức xạ từ các thiết bị điện tử như laptop, máy tính là rất cao. Cây sẽ giúp hấp thụ bớt phần nào.
  • Theo nhiều nghiên cứu khoa học, chiết xuất từ cây Vạn Niên Thanh có khả năng kiểm soát sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư.
  • Bạn có biết, toàn thân cây Vạn Niên Thanh đều có thể làm thuốc, trong đó được trọng dụng nhất là phần rễ và thân cây. Loài cây này được sử dụng trong nhiều bài thuốc như trị bạch hầu, suy tim, lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu… Trong đông y, Vạn Niên Thanh được gọi với nhiều cái tên như ngưu vĩ thất, xung thiên thất, thanh ngư đàm, khai hậu kiểm…
Vạn niên thanh vừa có thể làm cảnh, vừa lọc không khí, trị bệnh
Vạn Niên Thanh vừa có thể làm cảnh, vừa lọc không khí, trị bệnh

3. Ý nghĩa về mặt phong thủy của cây Vạn Niên Thanh

Không chỉ mang đến những tác dụng hữu ích kể trên, cây Vạn Niên Thanh còn có ý nghĩa lớn về phong thủy. Cây được trồng rất phổ biến cả trong các gia đình lẫn công ty, văn phòng làm việc vì được cho là sẽ mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Ngoài ra còn giúp gia đình thuận hòa, “chăn ấm nệm êm”, luôn hạnh phúc. 

Cây Vạn Niên Thanh thường được dùng để làm quà tặng trong các dịp lễ trọng đại như mừng khai trương, tân gia, khánh thành… để thay lời chúc thành công, làm ăn phát đạt. 

Đặt một chậu Vạn Niên Thanh trong phòng làm việc vừa giúp lọc không khí, vừa hóa giải các luồng sát khí, kích thích, thúc đẩy mang đến nhiều may mắn, thịnh vượng cho bạn.

Ý nghĩa phong thuỷ cây Vạn Niên Thanh
Cây hợp với người tuổi Thìn, mệnh Kim và Thủy

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cây

4.1 Chăm sóc cây Vạn Niên Thanh trồng trong đất

Khi trồng cây, đặc biệt là cây cảnh, bạn phải lưu tâm đến các yếu tố như ánh sáng, phân bón, lượng nước tưới… để đảm cây được cung cấp những điều kiện tốt nhất để sinh trưởng và phát triển. Đối với cây Vạn Niên Thanh, những yếu tố kể trên cũng cần được đảm bảo. Cụ thể như sau:

Lượng nước tưới: Bạn chỉ nên tưới cho cây từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Đối với những cây lớn, một lần tưới khoảng 500 – 800ml nước; với những cây nhỏ để bàn chỉ cần khoảng 200ml.

Hướng dẫn cách trồng vạn niên thanh
Đảm bảo về đất trồng, nước tưới và ánh sáng cho cây

Ánh sáng: Vạn Niên Thanh là loại cây ưa bóng, vì thế nên đặt ở những nơi thoáng đãng, mát mẻ. Hãy trồng cây ở nơi hứng được nhiều ánh sáng mặt trời như phòng khách, hàng lang, sân thượng, cửa sổ… Trong trường hợp đặt cây ở trong phòng máy lạnh thì hàng tuần bạn nên mang cây ra phơi nắng một lần để giúp cây xanh tươi hơn.

Đất trồng: nên là đất tơi xốp, thoáng khí để trồng cây. Sau một khoảng thời gian trồng có thể thay mới đất để bổ sung dinh dưỡng mới cho cây.

Một kinh nghiệm nhỏ giúp bạn chăm sóc cây tốt hơn, giúp cây phát triển đẹp mắt đó là hãy thường xuyên lau lá cây. Điều này sẽ giúp cây quang hợp tốt hơn, xanh tươi hơn.

4.2 Chăm sóc cây Vạn Niên Thanh trồng thủy sinh

Vạn Niên Thanh ngoài trồng trong đất còn có giống thủy sinh. Với những bạn ưa thích các loài cây thủy sinh thì không nên bỏ qua giống cây này. Về cơ bản thì cách chăm sóc Vạn Niên Thanh thủy sinh cũng tương tự như loại cây trồng trong đất. Tuy nhiên bạn sẽ bỏ qua được khâu đất trồng và việc tưới nước. Chỉ cần đảm bảo cây đón được ánh nắng mặt trời để quang hợp tốt hơn, xanh tươi hơn.

5. Cây Vạn Niên Thanh hợp với người tuổi gì, mệnh gì?

Trồng cây cảnh trong nhà, văn phòng không chỉ để làm đẹp mà còn liên quan đến yếu tố phong thủy. Nhiều người cho rằng trồng cây hợp tuổi, hợp mệnh sẽ mang lại vận khí tốt cho gia chủ, xua xui xẻo và mang may mắn về nhà. Vậy với cây Vạn Niên Thanh thì hợp tuổi gì, mệnh gì?

Cây Vạn Niên Thanh hợp với tuổi nào
Cây hợp với người tuổi Thìn, mệnh Kim và Thủy

Về tuổi tác, loại cây này đặc biệt hợp với người tuổi Thìn. Cây sẽ giúp hóa giải sát khí, những điều không may và mang về may mắn, sung túc cho người tuổi Thìn. Sức sống của loài cây này tượng trưng cho ý chí không ngừng nỗ lực vươn. Hãy đặt một chậu Vạn Niên Thanh trong nhà hoặc trên bàn làm việc, hướng Đông Nam để đón nhận sự may mắn.

Theo các nhà phong thủy, cây Vạn Niên Thanh có sự phù hợp với hầu các các mệnh trong ngũ hành, đặc biệt là người mệnh Kim và Thủy. Những người mệnh này trồng cây sẽ gặp nhiều điềm lành, tránh được những điều không may mắn. Danh vọng, sự nghiệp cũng ngày càng đi lên.

6. Cây Vạn Niên Thanh có độc không?

Có một điều bạn cần lưu ý khi trồng cây Vạn Niên Thanh đó là trong lá và nhựa cây có chứa một lượng chất độc. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó sẽ gây ngứa, đau rát nếu chẳng may dính phải. Bạn hãy nhanh chóng rửa sạch bằng nước muối loãng hoặc nước ẩm, không nên dùng tay cào, gãi lên vết ngứa. Trong trường hợp có những triệu chứng nặng hơn cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.

Bởi cây có độc nên bạn cần chú ý đặt ở những nơi an toàn, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ và thú cưng để tránh chúng nhai, nhuốt phải. Đồng thời, trong quá trình chăm sóc, thay chậu, bạn nên đeo găng tay để bảo đảm an toàn.

Những thông tin kể trên hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về cây Vạn Niên Thanh – một loài cây đẹp, mang đến nhiều giá trị và không kém phần nguy hiểm. Nếu như đang tìm kiếm một giống cây để trồng làm cảnh, làm xanh thêm không gian ở, làm việc thì Vạn Niên Thanh là một lựa chọn rất phù hợp. Hãy thử trồng và chăm sóc ngay bạn nhé. Theo dõi Vua Nệm để khám phá thêm nhiều những loài cây khác.

>>>Đọc thêm:

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.