Cây Vạn Tuế là cây gì? Cây Vạn Tuế có ý nghĩa thế nào trong phong thuỷ?

CẬP NHẬT 07/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Trong đời sống văn hoá của người Việt, cây Vạn Tuế mang ý nghĩa phong thuỷ tốt, được trồng khá phổ biến trong vườn tược hay trồng trong chậu để trang trí nhà cửa, văn phòng làm việc. Quen thuộc và gần gũi là vậy nhưng không phải ai cũng biết cây Vạn Tuế là cây gì, mang ý nghĩa như thế nào, hay cách trồng và chăm sóc loại cây này ra sao? Do đó hãy cùng tìm hiểu thông tin thú vị trong bài viết này nhé!

1. Cây Vạn Tuế là gì? Có công dụng ra sao? 

Cây Vạn Tuế hay còn được gọi với tên gọi khác là cây chuối chịu lửa, cây đuôi phượng… có tên tiếng anh là Cycas revoluta, thuộc họ thực vật Cycadaceae và có chiều cao khoảng 2-3m. Loại cây này có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ. Cây có lá dài xanh tốt quanh năm và mọc thành vòng, cuống lá có gai nhọn. Hoa của loài cây này rất đẹp, còn quả sẽ có lớp vỏ ngoài màu vàng nhạt nhưng hạt rất cực. 

Tìm hiểu cây Vạn Tuế là cây gì?
Tìm hiểu cây Vạn Tuế là cây gì?

Cây Vạn Tuế là loài cây có một sức sống mãnh liệt, chịu hạn và chịu nóng rất tốt, dễ chăm sóc nên được trồng ở khắp mọi nơi. Với tuổi thọ hàng trăm năm, hình dáng cây Vạn Tuế đĩnh đạc và uy nghi được nhiều người yêu thích chọn làm cây phong thuỷ trong gia đình. Loại cây này thường được trồng và trang trí ở trong nhà, sân vườn, ban công hoặc nơi công cộng cũng như quảng trường, hoa viên… 

Ngoài ra, các bộ phận của cây như lá, hoa và hạt cũng được sử dụng trong những bài thuốc Đông y. Ngoài ra, lá cây còn được sử dụng nhiều để trang trí hay cắm hoa. 

 2. Cây Vạn Tuế ra hoa không?  

Cây Vạn Tuế có ra hoa không ắt hẳn là thắc mắc của rất nhiều người. Như đã tiết lộ ở trên, loài cây này có nở hoa đấy! Theo những nghệ nhân trồng cây cho biết khi cây được trồng trong điều kiện thích hợp và biết cách chăm sóc thì sau khoảng 15 đến 20 năm thì sẽ nở hoa. 

Hoa Vạn Tuế có màu cam, sẽ có đầu phía trên tum nhỏ lại và có nhiều mắt nhỏ, dẹp xếp lại với nhau trông vô cùng đẹp mắt. Hoa có hai loại là hoa đực và hoa cái. Trong đó hoa đực gần giống như trái ngô lớn dẹp và dài hơn hoa cái, trong khi đó bông hoa cái có kích thước lớn hơn, bên ngoài được phủ một lớp lông màu trắng hơi vàng và nhìn giống với hình bán cầu. 

Cây vạn tuế có ra hoa không
Hoa của cây Vạn Tuế rất đặc biệt

 3.  Cây Vạn Tuế ra hoa có ý nghĩa phong thuỷ gì?

Cây Vạn Tuế vốn là loại cây nằm trong TOP các loại cây phong thuỷ rất được yêu thích. Loại cây này được trồng nhiều bởi vì chúng thuộc bộ tam đa cây phong thuỷ phúc  (cây sanh), lộc (lộc vừng), thọ (vạn tuế) với ý nghĩa tốt đẹp mang lại sức khoẻ cùng bình an cho gia chủ. Nhất là khi bạn thấy cây nhà mình nở hoa thì cũng là lúc chúng phát huy ý nghĩa phong thuỷ mạnh mẽ nhất.  

Cây Vạn Tuế nở hoa sẽ mang đến cho gia chủ nhiều sức khoẻ, hạnh phúc. Bởi cây có tuổi thọ cao tượng trưng cho sự trường tồn, mong muốn chủ sở hữu được bách niên giai lão, gia đình sẽ vượt qua mọi sóng gió để luôn đầm ấm hạnh phúc. 

Bên cạnh đó, cây Vạn Tuế sẽ giúp cân bằng âm dương, loại bỏ tà ma, vận xấu để mang đến cho ngôi nhà sự trong sạch và bình an.

Cuối cùng, cây có dáng vẻ uy nghi, vững chắc, về phong thuỷ đây là biểu tượng cho sự bền vững, hưng thịnh ở trong công việc của gia chủ. 

Cây Vạn Tuế là cây phong thuỷ rất được yêu thích 
Cây Vạn Tuế là cây phong thuỷ rất được yêu thích

4. Cây Vạn Tuế hợp với mệnh gì và hợp với hướng nào?

Đây là một loại cây phong thuỷ nên trước khi trồng người ta thường xem xét cây có hợp với bản mệnh theo ngũ hành cũng như năm sinh của mình hay không. Cây Vạn  Tuế không kỵ với bất kỳ bản mệnh hay tuổi nào. 

Nhưng câu trả lời cây Vạn Tuế hợp với mệnh gì nhất thì câu trả lời là mệnh Mộc và mệnh Thuỷ. Theo phong thuỷ thì những người thuộc hai mệnh này khi trồng cây Vạn Tuế sẽ kích thích tài lộc, chào đón may mắn và mọi chuyện từ công việc đến tình duyên đều hanh thông, viên mãn. 

Tìm hiểu cây Vạn Tuế hợp với mệnh gì? 
Cây Vạn Tuế hợp với mệnh Mộc và mệnh Thuỷ

Theo đó, người mệnh Thủy và mệnh Mộc là những người thuộc năm sinh sau đây: Nhâm Ngọ (1942) , Quý Mùi (1943), Canh Dần (1950), Tân Mão (1954), Bính Thân (1956), Đinh Dậu (1957), Mậu Tuất (1958), Nhâm Tý (1972), Quý Sửu (1973), Giáp Dần (1974), Canh Thân (1980), Tân Dậu (1981), Nhâm Tuất (1982), Kỷ Tỵ (1989), Bính Tý (1996), Đinh Sửu (1997).

Hơn nữa, khi trồng cây ở trong nhà bạn nên trồng cây ở hướng Bắc và hướng Tây để tốt cho chủ nhân và cây. Khi cây càng tươi tốt sẽ giúp bạn gặp nhiều tài lộc, may mắn và con đường công danh cũng trở nên thăng tiến hơn. 

5. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Vạn Tuế

Để cây Vạn Tuế luôn tươi tốt trong khu vườn của mình, bạn hãy tham khảo ngay cách trồng và chăm sóc cây ở ngay dưới đây nhé!

5.1. Chuẩn bị vật liệu trồng cây

Chuẩn bị đất và dụng cụ trồng cây: Cây Vạn Tuế vốn không kén đất nhưng để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất hãy lựa chọn loại đất thịt, trộn với phân chuồng ủ hoai, tro trấu cùng xỉ than.

Tuỳ thuộc vào kích thước mà bạn cần chọn loại chậu có kích thước phù hợp, tuy nhiên phải là chậu có lỗ thoát nước ở dưới để đảm bảo cây không bị úng nước. 

Về giống cây, bạn nên chọn những cây to khoẻ, có đầy đủ các bộ phận rễ, lá, cành và đặc biệt là không bị sâu bệnh. 

 5.2. Kỹ thuật trồng cây vạn tuế

Đầu tiên hãy tiến hành đặt gốc cây giống vào chậu hoặc hố đã được chuẩn bị sẵn, sau đó lấp đất lại sao cho phần đất chỉ chạm đến phần gốc phình to của thân cây. Một lưu ý rằng không nên trồng cây quá sâu hoặc quá nông bởi sẽ không tốt cho cây phát triển. Sau khi trồng xong bạn nên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây. 

Về thời điểm trồng cây lý tưởng nhất là vào tháng 3, tháng 4 hoặc tháng 9 đây cũng là thời tiết dễ chịu, tạo điều kiện thuận lợi để cây bén rễ và phát triển. 

Kỹ thuật trồng cây rất đơn giản 
Kỹ thuật trồng cây rất đơn giản

 5.3. Cách chăm sóc cây Vạn Tuế

Để cây Vạn Tuế có thể sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần biết cách chăm sóc đúng cách, đó là: 

Về tưới nước, mặc dù cây có khả năng chịu hạn tốt nhưng bạn không nên để đất quá khô, do đó bạn cần chú ý tưới nước vừa đủ, nếu cây trồng ở trong nhà thì 1 tuần chỉ cần tưới từ 1 đến 2 lần là đủ. Vào mùa mưa bạn nên thực hiện chống úng cho cây, nếu để cây bị ngập úng thì sẽ rất dễ chết. 

Về ánh sáng, cây Vạn Tuế rất cần ánh sáng để phát triển nhưng không nên trồng cây ở những nơi quá gắt gao. Ngược lại nếu trồng cây ở trong nhà thì mỗi tuần bạn nên đưa cây ra ngoài 2 lần vào buổi sáng từ 6 giờ đến 9h để cây có thể hấp thụ ánh sáng và phát triển khoẻ mạnh. 

Về bón phân và phòng trừ sâu bệnh, bạn nên định kỳ bón phân NPK khoảng 4 đến 6 tháng 1 lần. Đừng quên nhặt cỏ ở xung quanh gốc, tỉa bỏ lá cây bị héo, khô để kịp thời phòng tránh sâu bệnh cho cây. 

>>>Đọc thêm:

Trên đây là những chia sẻ cây Vạn Tuế là cây gì cũng như ý nghĩa phong thuỷ của loại cây này. Nếu như bạn thuộc mệnh Mộc hay mệnh Thuỷ hãy thử trồng một cây Vạn Tuế trong vườn để rước tài lộc, may mắn vào nhà, bạn nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM