Xung quanh chúng ta hiện có rất nhiều các loại cây ưa sáng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được đâu là câu ưa sáng, đâu là cây ưa tối. Đặc biệt, đối với các bạn trẻ sinh sống ở thành phố, thì vấn đề này lại càng khó khăn hơn. Để hiểu hơn về đặc điểm chung của các loại cây ưa sáng, từ đó có cách chăm sóc phù hợp, thì mời bạn cùng theo dõi tiếp bài viết sau.
Nội Dung Chính
1. Thế nào là cây ưa sáng? Đặc điểm chung của các loại cây ưa sáng?
1.1. Thế nào là cây ưa sáng?
Trồng và chăm sóc cây không chỉ góp phần tạo môi trường xanh mát hơn mà còn là thú vui, sở thích của nhiều người. Ở Việt Nam hiện có rất nhiều loại cây khác nhau, có thể phân biệt theo nhiều đặc điểm riêng. Trong đó, phân biệt theo dạng cây ưa tối và cây ưa sáng cũng được xem là một cách.
Thực tế, cây ưa sáng là những loại cây phát triển tốt, sinh trưởng nhanh ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh. Nếu cây ưa sáng mà bị trồng trong nhà, dưới bóng cây lớn, rừng âm u,…thì sẽ còi cọc, không phát triển được.
1.2. Đặc điểm chung của cây ưa sáng
Trên Trái Đất hiện có rất nhiều loại cây ưa sáng, mỗi loại sẽ có nguồn gốc riêng, phân bố ở nhiều vùng, nhưng tất cả đều có đặc điểm chung như sau.
- Lá của các loại cây ưa sáng thường sẽ có lớp kiến nhỏ hẹp, màu xanh nhạt
- Lá các loại cây ưa sáng thường có tầng cutin dài, phiến lá dày, mô dầu phát triển hơn so với thực vật ưa tối.
- Cây ưa sáng thân thấp thường có số cành cây nhiều, toả rộng để thu hút được nhiều ánh sáng
- Cây ưa sáng thân cao thẳng, thì các cành và lá sẽ càng tập trung ở phía ngọn, thường mọc nhiều ở trong rừng.
- Cây ưa sáng quang hợp mạnh khi có ánh sáng nhiều, cường độ cao và có khả năng điều tiết thoát hơi nước rất linh hoạt.
2. Các loại cây ưa sáng thích hợp để trồng ở ban công
Như chúng ta đều biết, khu vực thành thị thường có không gian hẹp, nên không phải ai cũng có thể trồng cây được. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều loại cây ưa sáng, thân thấp, mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ, có thể trồng ở chính ban công của các căn hộ chung cư, nhà phố,…vv.
Sau đây là 5 cây ưa sáng thích hợp để trồng ở ban công, giúp thu hút thêm tài lộc cho gia chủ.
2.1. Cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ là cây được rất nhiều người lựa chọn vì có khả năng sinh trưởng tốt ở cả môi trường trong nhà và bên ngoài. Đây là loại cây ưa sáng, phát triển tốt nhất ở nơi có nắng nhiều, thân dẹp, nên thích hợp để trồng ở ban công.
Nếu trồng trong nhà, thì lâu lâu gia chủ sẽ phải dịch chuyển chậu cây ra khu vực có nhiều ánh nắng, để cây phát triển tốt hơn. Theo phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng trừ tà, loại bỏ những điềm xấu, chống bị bỏ bùa, thu hút thêm may mắn và tài lộc cho gia chủ.
2.2. Cây Sen Đá
Cây sen đá là loại cây dễ trồng, ưa nắng, phù hợp ở những nơi khô cằn. Đây là loại cây mọng nước, căng tròn, thường được trồng trong các chậu nhỏ và đặt trên bàn làm việc, phòng ngủ và cả ban công. Cây có thể chịu được môi trường khắc nghiệt, lá rụng đi sẽ mọc lại, nên được xem là đại diện cho ý chi kiên cường, sức sống mãnh liệt.
Trồng sen đá, gia chủ mong muốn mình cũng có ý chí mạnh mẽ như vậy, thất bại ở đâu sẽ đứng lên ở đó, để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Ngoài ra, cây sen đá còn mang lại bình an, điềm lành cho gia chủ vì có vẻ ngoài giống như đài sen của Phật Bà Quan Âm.
2.3. Cây Nha Đam
Nha đam là loại cây có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe và lĩnh vực làm đẹp. Cây nha đam cũng thuộc loại cây mọng nước, ưa nắng, chống chịu được môi trường khắc nghiệt và có thân hình thấp, nên thích hợp để trồng ở những nơi có không gian chật hẹp.
Xét về ý nghĩa phong thuỷ, cây nha đam cũng được xem là mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Chưa kể, các chuyên gia còn cho rằng, cây nha đam sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, nên mọi người có thể đặt trong phòng ngủ hoặc bàn làm việc để cải thiện tinh thần.
2.4. Cây hoa dạ yến thảo
Hoa dạ yến thảo là loài cây thân bụi, được nhiều người trồng và treo ở ban công. Lá và hoa của loài thực vật này có thân hình nhỏ nhắn, mềm mại, màu sắc rực rỡ, nên sẽ làm cho ban công nhà bạn có thêm sức sống, sinh động hơn. Do thuộc các loại cây ưa sáng, nên hoa dạ yến thảo sẽ sinh trưởng tốt và nở hoa đẹp nhất khi được tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời.
2.5. Cây hoa phong lữ
Cây hoa phong lữ là loài hoa có nguồn gốc từ Địa Trung Hải nên không phải ai cũng biết. Loài cây này còn có tên gọi khác là thiên trúc quỳ, cao từ 20 – 50cm, thích sống ở nơi có ánh sáng nhiều và dễ dàng chăm sóc. Đặc điểm của loài thực vật này là hoa sẽ mọc thành từng chùm nhỏ, màu sắc rực rỡ và còn có thể đuổi muỗi hoặc làm thuốc trong y học.
3. Các loại cây ưa sáng thích hợp để trồng trước nhà, trong vườn
Với những ngôi nhà có diện tích khu vườn rộng, phía trước nhà có không gian rộng lớn, thì sẽ có nhiều sự lựa chọn khi muốn trồng cây ưa sáng. Sau đây là 5 gợi ý cho các bạn.
3.1. Cây hoa giấy thuộc các loại cây ưa sáng
Hoa giấy là loài thực vật ưa sáng, phù hợp nơi nắng nhiều, khô hạn, thường được người dân trồng ở cổng, bờ rào, trước nhà hoặc trong vườn. Hoa giấy cũng rất dễ chăm sóc và hoa có màu sắc rực rỡ, đẹp mắt, cuốn hút mọi người.
Ở Việt Nam, cây hoa giấy có rất nhiều màu sắc khác nhau, nên gia chủ có thể tùy vào sở thích và phong thuỷ của mình, để chọn giống hoa phù hợp nhất.
3.2. Cây sanh (cây si)
Ở Việt Nam, các loại cây thuộc họ sanh si thường được trồng rất nhiều ở trong vườn hoặc trước nhà. Đây là loại cây được nhiều người chơi bonsai săn tìm, đưa về tạo hình và chăm sóc.
Cây sanh là loài thực vật ưa sáng, mọc nhiều ở các vùng núi đá cao, thân dẻo, nên rất dễ tạo hình, tạo thế. Hiện các gốc cây sanh nhiều năm tuổi, thế đẹp thường có giá rất cao, không phải ai cũng có thể tiếp cận.
3.3. Cây lộc vừng
Cây lộc vừng là loại thân gỗ, ưa sáng, mọc nhiều ở Việt Nam, Nam Á và Bắc Úc. Cây lộc vừng thường được trồng làm cây cảnh trước nhà hoặc trong vườn vì có hoa đẹp, lạ mắt và tán cây xum xuê.
Cây lộc vừng sẽ nở hoa từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, mang hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng nên được rất nhiều người yêu thích. Trồng cây lộc vừng trước nhà sẽ sẽ giúp gia đình có thêm bóng mát, nâng cao độ thẩm mỹ cho cảnh quan và thu hút nhiều tài lộc.
3.4. Cây cau vàng
Cây cau vàng được xếp vào loại cây thân gỗ, có nhiều nhánh mọc lên thành từng cụm. Loài cây này thường được trồng trong chậu và đặt trước nhà hoặc trong nhà để làm cảnh. Thông thường, chiều cao trung bình của cây cao từ 1m đến 2m khi trồng trong chậu và tối đa 7 – 8m khi trông ngoài vườn.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, cây cau vàng có khả năng hấp thụ các loại khí độc hại, tồn tại trong không khí như xylene, toluene và đồng thời nhả ra khí oxy, giúp cho bầu không khí mát mẻ, sạch sẽ hơn.
3.5. Cây vạn tuế
Cây vạn tuế là loại cây có sức chống chịu tốt với môi trường. Cây ưa sáng sáng, phát triển tốt trong mọi điều kiện khí hậu, nên được trồng ở rất nhiều nơi. Theo phong thuỷ, cây vạn tuế sẽ mang lại nhiều sức khoẻ và bình an cho gia chủ.
Cùng với đó, cây vạn tuế còn đại diện cho sự kiên trì, mạnh mẽ và phát triển bền vững trong sự nghiệp, nên được nhiều người trồng trước nhà hoặc đặt trong chậu để mang vào phòng khách, văn phòng làm việc.
Trên đây là đặc điểm chung của các loại cây ưa sáng. Cùng với đó là 10 cây ưa sáng giúp thu hút thêm tài lộc, sức khỏe, có thể trồng ở ban công, trước nhà hoặc sân vườn. Thực tế, hiện vẫn còn rất nhiều cây ưa sáng khác, hợp với phong thuỷ và sở thích của từng người, nên các bạn hãy tìm hiểu thêm để chọn được cây phù hợp nhất nhé.
XEM THÊM:
- 10+ loại cây cảnh để cầu thang trong nhà đẹp mắt, hợp phong thủy
- Top 22 cây trồng trong nhà tốt cho phong thủy
- Chọn ra 10 loại cây lọc không khí thích hợp trồng trong nhà