Chọn ra 10 loại cây lọc không khí thích hợp trồng trong nhà

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Không ít người yêu thích cây xanh và chọn một vài chậu cảnh làm vật trang trí trong các góc phòng, vừa tăng tính thẩm mỹ lại giúp cho căn nhà bừng lên sức sống tươi mát. Không chỉ để làm cảnh một số loài thực vật được mệnh danh là “cây lọc không khí” đặc biệt thích hợp với ai đang quan tâm đến bố trí không gian xanh trong nhà, cùng tìm hiểu xem những loại cây nào được gọi tên dưới đây nhé.

1. Top 10 những loại cây lọc không khí giúp ngôi nhà thoáng đãng, xanh mát

1.1. Cây lưỡi hổ

Vào ban đêm cây thực hiện quá trình hô hấp của mình, lấy khí O2 và thải ra khí CO2. Hầu hết các loại thực vật đều như thế nhưng cây lưỡi hổ lại có cách hô hấp khác người. Đêm đến chúng thải ra khí O2, chính vì thế mà loài thực vật này rất thích hợp đặt trong phòng ngủ. Lưỡi hổ giúp đem đến cho căn phòng của bạn tràn ngập không khí tươi mới mỗi ngày. 

Một đặc điểm khác nữa làm cho nó là cái tên được nhiều người lựa chọn khi nhắc đến cây trồng trong nhà là chúng sống cần quá nhiều ánh sáng, cũng không cần chăm sóc hay tưới nước thường xuyên. 

cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ cung cấp lượng O2 trong lành vào ban đêm vì vậy rất thích hợp đặt trong phòng ngủ

Môi trường trong phòng che chắn khá nhiều ánh nắng tự nhiên nên những loại cây ưa nắng khó mà thích ứng được với môi trường sống này. Và ngược lại những thực vật sở hữu tính ưa bóng như lưỡi hổ lại là lựa chọn hoàn hảo hơn bao giờ hết.

Vẻ ngoài thẳng đứng, có phần hơi cứng nhắc nhưng đó cũng chính là điểm thu hút của loại cây này, chúng là biểu tượng cho sự vươn lên mạnh mẽ.

1.2. Cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng còn có cái tên gọi khác là cây bách Nhật Bản rất nổi tiếng và được trồng nhiều trong nhà của những gia đình ở đất nước mặt trời mọc. Vì một số lý do mà văn hóa Nhật Bản xem tuyết tùng như một loài thực vật linh thiêng, họ tin rằng linh hồn người đã khuất hay các vị thần đều trú ngụ tại đây.

Bỏ qua các vấn đề về tâm linh và văn hóa thì ở Việt Nam người ta thường dùng tuyết tùng theo dạng cây bonsai để trang trí trong văn phòng hay nhà ở. Không chỉ đơn thuần là làm vật để bàn mà chúng còn là loại cây lọc không khí hữu hiệu, có thể cung cấp độ ẩm, hút đi bụi bẩn trong một khoảng không gian nhất định.

cây tuyết tùng
Cây tuyết tùng thường được tỉa dưới dạng bonsai và đặt trên bàn làm việc

Ngoài ra cây còn sở hữu một lợi ích về sức khỏe không ngờ, giảm chứng đau đầu hay đau nửa đầu. Khi trồng bạn nên lưu ý để cây ở nơi có bóng râm và tưới nước thường xuyên.

1.3. Cây Lan Ý

Lan Ý có rất nhiều tên gọi khác nhau, một trong số đó có thể kể đến như bạch môn, huệ hòa bình hay vĩ hoa trắng. Lan Ý là loại cây phổ biến và chắc chắn bạn không dưới một lần gặp loại cây này được trồng tại văn phòng công ty hay nhà của một người bạn nào đó. 

Trồng Lan Ý bạn sẽ cảm nhận được không gian trở nên thoáng mát, sạch sẽ vì cây có khả năng hút ẩm, loại bỏ được cả các tế bào nấm mốc, cân bằng lại không khí trong phòng.

cây lan ý
Lan Ý giúp bạn loại bỏ tế bào nấm mốc, cân bằng không khí trong phòng

Ngoài ra loài thực vật này còn mang ý nghĩa “niềm hạnh phúc của phụ nữ”, vậy nên nếu bạn là phái đẹp thì tại sao lại bỏ qua một loại cây lọc không khí tuyệt vời như vậy được chứ.

1.4. Cây dây nhện

Nếu bạn là người đang phải làm việc trong môi trường không khí không lành mạnh thì cây dây nhện chính là vị cứu tinh. Tuy dáng dấp hơi nhỏ nhắn nhưng với một chậu cây như vậy nó có thể thanh lọc không khí trong khoảng 200m2.

Cây dây nhện đặc biệt có nhiều công dụng hơn cả, chúng hấp thụ các chất độc từ môi trường ngoài như: xăng, Carbon monoxide, Styrene và Formaldehyde trả lại cho bạn không gian ngập tràn sự tươi mới.

cây dây nhện
Cây dây nhện có thể hấp thụ nhiều loại chất độc khác nhau

Một số chất có thể gây ung thư như Aldehyde formic cũng được dây nhện chuyển hóa thành đường và amoni acid không gây hại. Công dụng tuyệt vời của cây dây nhện đã giúp nó góp mặt trong danh sách các loại cây thích hợp trồng trong nhà để thanh lọc không khí.

1.5. Cây thường xuân

Cây thường xuân – loại cây thường được nhắc đến trong các tác phẩm văn học nhưng không ai ngờ chúng lại có khả năng lọc không khí đáng ngạc nhiên. Là dạng thân leo mềm mại vì thế bạn có thể tha hồ uốn nắn hay tạo hình cho chúng để tạo nên không gian xanh bắt mắt trong chính căn nhà của mình.

cây thường xuân
Cây thường xuân để bàn

Hiệu quả làm sạch không khí của chúng được các nhà khoa học NASA công nhận khi trong 6 giờ đồng hồ ngắn ngủi cây đã loại bỏ được 58% phân tử nấm mốc và 60% các chất độc.

1.6. Cây trầu bà

Cũng thuộc họ nhà thân leo, cây trầu bà đặc biệt thích hợp với môi trường văn phòng hoặc ở những nơi đặt nhiều thiết bị điện tử vì như thế chúng mới có thể phát huy hết được tác dụng của mình.

cây trầu bà
Trầu bà là loại cây thường xuyên được sử dụng để trang trí cũng như lọc không khí trong nhà

Với khả năng đặc biệt, hấp thụ các chất phóng xạ từ các thiết bị như tivi, máy tính, máy in,… cây làm tốt nhiệm vụ thanh lọc không khí cho môi trường. Đây có lẽ là tin vui cho những tín đồ chơi hàng công nghệ, loại cây này thật sự phù hợp để bạn loại bỏ những yếu tố gây hại từ các vật dụng điện tử mang đến.

1.7. Cây nha đam

Có thể bạn đã biết đến công dụng làm đẹp, chữa lành các vết bỏng hay làm thức uống thanh mát của nha đam nhưng ít ai biết được loại cây này còn có khả năng lọc không khí.

cây nha đam
Cây nha đam trong nhà

Nha đam đóng vai trò như một chiếc máy lọc không khí mini tự nhiên, bạn đặt chúng ở nhà ăn, bàn làm việc hay góc phòng đều rất thích hợp. Mỗi lần không khí bị vượt mức ô nhiễm cho phép cây sẽ “hiển thị” cho bạn biết bằng các đốm nâu xuất hiện trên thân.

1.8. Cây dương xỉ

Danh sách cây lọc không khí hiệu quả thì không thể nào bỏ qua dương xỉ, một loài cây được trồng khá phổ biến hiện nay. Có một vài chất độc hại đối với con người như formaldehyde (xuất hiện trong khí thải ô tô, khói thuốc,..), thủy ngân và asen đều được dương xỉ loại bỏ khỏi không khí.

cây dương xỉ
Dương xỉ loại bỏ được chất độc từ khí thải ô tô, khói thuốc lá

Môi trường sống đang dần bị ô nhiễm bởi nhiều loại khí thải, trồng một chậu dương xỉ sẽ giúp bạn có được bầu không khí xanh, sạch, đẹp.

1.9. Cây cọ lá tre

Cây cọ cảnh hay cọ lá tre có tên khoa học là Chamadorea seifrizii một trong những loại cây giúp lọc không khí hiệu quả. Các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm bốc ra mùi hắc khó chịu vì thành phần chính có chứa amoniac và cọ cảnh là loại cây có thể loại bỏ chất độc hại này khỏi không gian sống của bạn.

cây cọ lá tre
Cây cọ lá tre

Là thực vật ưa bóng nên chúng không cần quá nhiều ánh nắng, bạn cũng chẳng cần phải chú trọng chăm sóc tỉ mỉ chỉ việc cung cấp đủ nước là cây sẽ phát triển tốt. Những điều kiện kể trên giúp chúng là cái tên đầu danh sách khi nghĩ đến những loại cây cảnh trồng trong nhà. 

1.10. Cây nguyệt quế

Chắc hẳn bạn đã nghe đến vòng nguyệt quế – một biểu trưng cho sự chiến thắng và cây nguyệt quế cũng giống như vậy chúng cho người khác gợi nhớ đến sự vinh quang, hào nhoáng.

cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế là biểu tượng cho sự chiến thắng, vinh quang

Tuy vậy công dụng khác của nguyệt quế là thanh lọc không khí, loài cây này có chức năng hút ẩm rất tốt giúp bạn tận hưởng được không gian thoáng đãng. Xuất xứ từ các nước Địa Trung Hải ưa bóng râm và không khí ẩm vì thế nên nếu căn nhà bạn đang gặp tình trạng ẩm mốc, có mùi thì nguyệt quế sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Kết luận 

Một môi trường sống xanh, không khí thoáng đãng sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái, tận hưởng được sự trong lành. Thế nên những loại cây lọc không khí trên mang đến giải pháp hữu hiệu cho các vấn đề ô nhiễm do tác động của khí thải, bức xạ điện tử, nấm mốc,…

Nguồn: https://www.healthline.com/health/air-purifying-plants#easy-plants

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM