Tìm hiểu ý nghĩa phong thuỷ và cách trồng cây ngũ gia bì? 

CẬP NHẬT 07/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Ly
Banner Black Friday

Cây ngũ gia bì là một trong những loại cây cảnh được nhiều người ưa chuộng không chỉ vì tính thẩm mỹ mà còn vì ý nghĩa phong thuỷ mà loài cây này mang lại cho gia chủ. Vì mang ý nghĩa phong thủy, nên người trồng cây cần tìm hiểu những thông tin cơ bản về công dụng của cây ngũ gia bì trong thuỷ để có sự lựa chọn phù hợp với bản thân, mang lại nhiều tài lộc. 

Tìm hiểu ý nghĩa của loại cây Ngũ Gia Bì
Tìm hiểu ý nghĩa của loại ngũ gia bì

1. Cây ngũ gia bì có những loại nào?

Cây ngũ gia bì còn được gọi với nhiều tên như: Cây sâm non, chân vịt, đáng, lẳng, chân chim 7 lá,… Ngũ gia bì là loại cây thân gỗ mọc sống nơi có điều kiện khắc nghiệt. Cây ngũ gia bì có tên khoa học là Scheffera octophylla. 

Cây ngũ gia bì có hai loại:

Cây ngũ gia bì xanh:

Đây là loại cây lá chỉ có màu xanh. Tuy nhiên màu sắc của lá cũng có sự biến đổi từ lúc nhỏ đến lúc trường thành. Màu sắc sẽ chuyển từ xanh lá mạ – xanh lá cây – xanh sẫm theo độ già của lá. 

Cây ngũ gia bì vàng hay ngũ gia bì cẩm thạch:

Như tên gọi, đặc điểm phân biệt với cây ngũ gia bì xanh là loại này phần lá có vệt vàng trên lá. Cùng 1 cuốn lá có thể xuất hiện lá vàng, lá xanh hoặc lá vừa có màu vàng vừa có màu xanh. Đây là lý do cây cho tên gọi ngũ gia bì cẩm thạch. 

Cây ngũ gia bì xanh rất được yêu thích 
Cây ngũ gia bì xanh rất được yêu thích

Sự khác nhau về màu sắc cũng dẫn đến độ phổ biến của hai loại ngũ gia bì sẽ khác nhau. Theo ý kiến của một số cửa hàng cây ngũ gia bì xanh được khách chọn nhiều hơn. Cây ngũ gia bì vàng có cả hai màu vàng và xanh nên có nhiều ý kiến tranh luận xoay quanh vấn đề phong thủy của cây. Có ý xếp cây vào loại cây nhiều màu và với loại cây nhiều màu thường không được dùng trong phong thủy.

2. Đặc điểm của cây ngũ gia bì

  • Cây ngũ gia bì có thể trồng vào chậu nhỏ để bàn, tuy nhiên khi cây có thể đạt chiều cao hơn 1m khi phát triển tự nhiên.
  • Lá cây ngũ gia bì có dạng chân vịt. 1 cuốn lá thể gồm 6-8 lá chét mọc so le nhau.
  • Ngũ gia bì thường ra hoa vào tháng 9,10. Hoa mọc thành cụm nhỏ có màu trắng ngà. 
  • Quả cây ngũ gia bì có màu tím đen với đường kính khoảng 5mm.

3. Ý nghĩa phong thủy của cây ngũ gia bì

Trong phong thủy, ngũ gia bì được xem có tác dụng phát triển tài vận ổn định, mang lại sự suôn sẻ cho gia chủ và giúp gia chủ giữ vững địa vị, tiền bạc không hao tài, sự nghiệp đi ổn định bền vững. Xét về tuổi và mệnh thì cây ngũ gia bì phù hợp với những người sau:

  • Cây ngũ gia bì hợp với người tuổi dần
  • Cây ngũ gia bì hợp với người mệnh mộcmệnh hỏa
Ý nghĩa phong thuỷ cây ngũ gia bì
Ý nghĩa phong thuỷ ngũ gia bì

4. Vị trí trồng ngũ gia bì mang ý nghĩa phong thuỷ tốt

Vị trí đặt cây ngũ gia bì: Phòng khách và phòng làm việc là nơi thích hợp để đặt cây. Không nên đặt cây trong phòng ngủ vì có thể gây thiếu khí vào ban đêm. Nhà vệ sinh hoặc những nơi thiếu sáng cũng không nên đặt cây ngũ gia bì.

Hướng đặt cây:

  • Người mệnh mộc: Đặt cây theo hướng Đông, Đông Nam
  • Người mệnh hỏa: Đặt cây theo hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc hướng chính Nam

5. Công dụng của cây ngũ gia bì

  • Cây ngũ gia bì cũng có khả thanh lọc không khí. Theo nghiên cứu cây ngũ gia bì có khả năng điều hoà không khí, chống ô nhiễm.
  • Cây ngũ gia bì giúp xua muỗi vì vậy nếu không gian sống của bạn là khu vực có nhiều muỗi thì ngũ gia bì là cây trồng lý tưởng vừa tăng vẻ đẹp vừa giúp xua muỗi bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn.
  • Ngũ gia bì có thể dùng để ăn hoặc làm thuốc
  • Phần thân và rễ được dùng làm thuốc: Theo kinh nghiệm dân gian, người ta thường chọn cây ngũ gia bì hơn 10 năm tuổi để làm thuốc vì tin rằng sẽ có chứa nhiều dược liệu hơn cây non. Phần vỏ cây ngũ gia bì được sử dụng làm thuốc phổ biến hơn các bộ phận khác. Để lấy phần vỏ này người thợ cần có kinh nghiệm để không làm chết cây. Sau khi được tách, vỏ sẽ được mang đi phơi khô dùng làm thuốc. 
  • Theo y đông y: Cây ngũ gia bì có tác dụng tốt chữa các chứng bệnh như: Giảm đau nhức, mệt mỏi, hen suyễn, cầm ho, tăng cường sinh lý,…
  • Theo tây y: Cây ngũ gia bì giúp chống suy nhược, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể. Giải độc, chống phóng xạ. An thần, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa. Trị ho, hen suyễn. 
Ngũ Gia Bì có nhiều công dụng trong cuộc sống
Ngũ Gia Bì có nhiều công dụng trong cuộc sống

6. Một số bài thuốc dân gian từ cây ngũ gia bì

6.1. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp

Nguyên liệu cần có:

  • 100g ngũ gia bì sao vàng
  • 1l rượu trắng 30 độ

Cách làm: Ngâm ngũ gia bì sao vàng vào rượu khoảng 15. Trong quá trình ngâm, thi thoảng tiến hành lắc nhẹ. Sau khi đủ thời gian ngâm, mỗi ngày bạn có thể uống 30ml vào buổi tối, thời điểm trước khi đi ngủ

6.2. Bài thuốc chữa sưng khớp kéo dài

Nguyên liệu cần có:

  • 16g ngũ gia bì
  • 16g trinh nữ
  • 16 bưởi bung
  • 20 tục đoạn
  • 16g lá ngải
  • 16g cát căn

Cách làm: Dùng các nguyên liệu trên để sắc uống. Sắc để vừa uống một ngày 2 lần. 

6.3. Bài thuốc chữa run tay, chân

Nguyên liệu cần có:

  • 30g ngũ gia bì
  • 24g ngưu tất
  • 24g thạch hộc
  • 6g nhục quế
  • 3g gừng

Cách uống: Dùng nguyên liệu trên sắc lấy nước uống.

Tìm hiểu một số bài thuốc từ ngũ gia bì
Tìm hiểu một số bài thuốc từ ngũ gia bì

6.4. Bài thuốc hỗ trợ chắc xương, trẻ chậm biết đi

  • 5g ngũ gia bì
  • 5g ngưu tất
  • Rượu

Cách dùng: Có thể dùng ngũ gia bì và ngưu tất sắc lấy nước uống hoặc có thể đem hai nguyên liệu trên tán thành bột và uống cùng một ít rượu loãng. Dùng để uống hàng ngày. 

6.5. Bài thuốc trị thấp khớp

Nguyên liệu:

  • 120g ngũ gia bì
  • 120g mộc quả
  • 120g tùng tiết

Cách dùng: Đem các nguyên liệu trên tán thành bột, chia thành 2 lần uống mỗi ngày. Mỗi lần uống khoảng 4g. 

6.6. Bài thuốc trị yếu sinh lý

Nguyên liệu

  • 16g ngũ gia bì
  • 10g cam thảo
  • 12g khởi tử
  • 12g lục địa
  • 10g phá cố chỉ
  • 12g cẩu tích
  • 16g phòng sâm
  • 12g hạt sen
  • 10 nhục thung dung
  • 10g tần giao
  • 16g thỏ ty tử

Cách dùng: Dùng các nguyên liệu trên sắc nước uống. Mỗi lần sắc khoảng 1,8l nước, sắc cho đến khi còn khoảng 400ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày.

6.7. Bài thuốc chữa gút

Nguyên liệu cần có:

  • 16g ngũ gia bì
  • 16g bồ công anh
  • 16g trinh nữ
  • 20g ngưu tất nam
  • 16g đinh lăng
  • 16g cà gai leo
  • 12g lá lốt
  • 16g cát căn
  • 16g hoa đơn
  • 10g quế
  • 16 g kinh giới
  • 16g tuỷ xương bò

Cách uống: Dùng các nguyên liệu vừa nêu để sắc uống. Mỗi ngày uống 1 lần sẽ góp phần cải thiện bệnh.

*Lưu ý:

Tuy có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh nhưng đây cũng là một vị thuốc trong đông y nên cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng. 

7. Cách chăm sóc cây ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì dễ trồng, dễ chăm sóc. Để có một cây ngũ gia bì xanh tốt bạn chỉ cần nắm được các thông tin cơ bản như về điều kiện sống của cây như sau:

  • Ánh sáng: Cây ngũ gia bì thích hợp trồng nơi râm mát. Mỗi tuần chỉ cần phơi nắng cho cây 1 hoặc 2 lần mỗi lần khoảng 4 tiếng. Tránh nắng gắt sẽ làm hỏng lá cây. 
  • Cây ngũ gia bì có thể chịu được nhiệt độ cao tuy nhiên cây phát triển tốt trong tầm nhiệt từ 25-30 độ C.
  • Cây ngũ gia bì ưa độ ẩm không khí cao nhưng chịu khô giỏi
  • Phân bón: Cây không cần quá nhiều dinh dưỡng. Bạn chỉ cần bổ sung cho cây ít phân hữu cơ và NPK là đủ. 
Cách trồng và chăm sóc cây rất đơn giản
Cách trồng và chăm sóc cây rất đơn giản

>>>Đọc thêm:

Có thể nói, ngũ gia bì là một trong những loại cây trồng có thật nhiều công dụng tốt với con người lại rất dễ trồng và chăm sóc. Nếu bạn cũng đang cần 1 loại cây trồng trong gia đình thì ngũ gia bì nên được vào danh sách ưu tiên nhé!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Dương Ly

Xin chào! Mình là Dương Ly, chuyên viên Digital Marketing tại Vua Nệm. Với niềm đam mê viết lách, sự trải nghiệm cùng 3 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển nội dung đa lĩnh vực. Mình hy vọng có thể đem đến cho quý độc giả những bài viết hay ho, đầy hữu ích về mọi lĩnh vực trong đời sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM