Ngày nay, cây lưỡi hổ không còn là loại cây xa lạ gì với các gia đình Việt Nam. Không chỉ có tác dụng dùng làm vật trang trí, cây lưỡi hổ còn mang rất nhiều ý nghĩa về phong thủy nên rất được ưa chuộng sử dụng.
Vậy cây lưỡi hổ là gì? Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong phong thủy như thế nào? Cùng Vua Nệm tìm hiểu những thông tin thú vị về cây lưỡi hổ thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
1. Tìm hiểu về cây lưỡi hổ
1.1. Cây lưỡi hổ là gì?
Cây lưỡi hổ hay cây vĩ hổ, cây lưỡi cọp là một loại cây thuộc họ Măng Tây, chiều cao khoảng 50 – 60cm, với tên khoa học là Sansevieria trifasciata.
Bên ngoài, cây lưỡi hổ có dạng thân dẹp, nhìn khá mọng nước, với cành lá sắc nhọn. Tuy nhiên, thân của chúng thực chất rất mềm. Do vậy sẽ không làm đau tay của bạn nếu lỡ có chạm vào. Hoa của cây lưỡi hổ có màu trắng ngà, mọc từng dưới gốc lên, nở thành từng cụm. Quả của cây có hình tròn.
1.2. Phân loại cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có xuất xứ từ những quốc gia nhiệt đới. Chúng không chỉ đáp ứng được vấn đề về thẩm mỹ mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt nên rất được yêu thích. Vì thế, theo thời gian, nhiều loại cây lưỡi hổ đã xuất hiện để đáp ứng được nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Hiện nay, cây lưỡi hổ đã có hơn 70 loại khác nhau.
Thế nhưng, tại Việt Nam, theo ước tính chỉ có khoảng hơn 12 loại cây lưỡi hổ. Trong đó, lưỡi hổ cọp vàng, cây lưỡi hổ vằn xanh, cây lưỡi hổ thái xanh, cây lưỡi hổ vàng, hay cây lưỡi hổ thái trắng là những loại cây lưỡi hổ phổ biến nhất.
1.3. Cây lưỡi hổ có độc hay không?
Mặc dù cùng có họ với cây nha đam, thế nhưng trên thực tế, cây lưỡi hổ vẫn có độc nếu ăn nhiều và ăn trực tiếp. Người nuốt phải cây lưỡi hổ sẽ có cảm giác buồn nôn. Một số người có làn da nhạy cảm thì rất dễ xảy ra các triệu chứng kích ứng. Do đó, theo khuyến cáo, cây lưỡi hổ chỉ là loài cây trang trí bên ngoài. Không được sử dụng nó để làm thực phẩm hay chế biến thuốc.
Tuy vậy, chưa từng có một ghi chép nào về người từng ngộ độc cây lưỡi hổ. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể an tâm nếu muốn trồng cây lưỡi hổ trong nhà của mình.
2. Công dụng của cây lưỡi hổ
2.1. Giúp làm giảm dị ứng ở da
Như đã đề cập ở trên, lá của cây lưỡi hổ sẽ có nhiều đặc tính tương tự như lá của cây nha đam. Do đó, chúng cũng có tính sát khuẩn và kháng viêm tốt, nên thường được sử dụng trong một số trường hợp dị ứng trên da.
Với những làn da bị bỏng, phồng rộp thì lá cây lưỡi hổ chính là giải pháp sát khuẩn tự nhiên, vô cùng an toàn mà bạn không nên bỏ qua.
Không những thế, chiết xuất từ lá của cây lưỡi hổ còn được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ làm đẹp. Để sản xuất ra kem chống nắng, kem dưỡng da giúp làn da trở nên sáng mịn và khe khít được lỗ chân lông hiệu quả.
2.2. Giúp loại bỏ các loại độc tố và thanh lọc không khí
Nhiều nghiên cứu của NASA đã chỉ ra rằng, cây lưỡi hổ là một trong những loại cây lọc không khí hiệu quả, với khả năng hấp thụ tốt đến hơn 170 loại độc tố khác nhau. Trong đó, có một số loại độc tố vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân chính gây ra các bệnh ung thư như formaldehyde, toluene, xylene, hay nitơ oxit…
Vì thế, những khu vực công cộng như văn phòng, nhà hàng, quán ăn, bệnh viện, trường học,… nên trồng các loại cây lưỡi hổ để giúp hút đi độc tố, trả lại một không gian trong lành, và thoáng đãng hơn. Từ đó, những triệu chứng bệnh lý do không khí ô nhiễm tạo ra như mệt mỏi, hắt hơi hay sổ mũi cũng sẽ được giảm thiểu hiệu quả.
2.3. Giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi ở người
Không gian kín, không có không khí tự nhiên và ánh sáng mặt trời chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải cho nhân viên.
Việc trồng thêm những loại cây lưỡi hổ trong văn phòng đang là giải pháp mà nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm mang đến một không gian làm việc trong lành. Đồng thời, giúp làm giảm sự căng thẳng và stress của nhân viên trong khi làm việc.
2.4. Giúp giấc ngủ ngon hơn
Không giống như những loại cây khác sẽ thải khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ buổi tối vẫn có khả năng hấp thụ khí độc. Điều này sẽ giúp tạo môi trường sống trong lành, để cho giấc ngủ của bạn được trọn vẹn hơn.
2.5. Giúp chữa bệnh hôi miệng
Nhờ vào mùi thơm dễ chịu đặc trưng cùng khả năng kháng khuẩn cực tốt của cây lưỡi hổ mà gel của cây lưỡi hổ thường được sử dụng để sản xuất các loại nước súc miệng. Với nhiều công dụng tốt như giúp làm giảm hôi miệng, giảm tình trạng chảy máu chân răng hay sâu răng.
3. Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong phong thủy
3.1. Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có hình dạng thân và lá đứng thẳng, tượng trưng cho khí phách người quân tử, sự kiên cường và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Dáng đứng thẳng từ thân lên đến lá chính là biểu tượng cho sự cao quý, quyền lực, giàu có và may mắn.
Không chỉ thế, hoa của cây lưỡi hổ còn mang rất nhiều ý nghĩa trong phong thủy. Tương truyền rằng, nếu được chăm sóc cẩn thận, thì cây lưỡi hổ mới có thể ra hoa. Hoa của cây lưỡi hổ mang vẻ đẹp kiêu sa, kiều diễm không chỉ mang đến may mắn mà còn đem đến nhiều thuận lợi và tiền tài trong cuộc sống cho gia chủ.
Người Trung Hoa tin rằng, việc trồng cây lưỡi hổ trong nhà sẽ mang đến sự hưng thịnh. Bởi 8 vị thần sẽ mang đến cho người trồng cây lưỡi hổ 8 đức tính tốt đẹp nhất hình thành nên 1 con người đó là: thịnh vượng, thông minh, sắc đẹp, sống lâu, sức khỏe, sức mạnh, nghệ thuật, và thơ ca.
3.2. Cây lưỡi hổ hợp với người những người mệnh gì?
Tính từ gốc lên ngọn, cây lưỡi hổ có 2 màu đó là vàng và xanh. Vàng là màu của Kim, xanh là màu của Mộc. Do vậy, cây lưỡi hổ sẽ hợp với những người thuộc các mệnh là Mộc, Hỏa, Kim, và Thủy. Những tuổi tương ứng với các mệnh này sẽ là:
- Mệnh Hỏa: tuổi Ất Tỵ, Đinh Mão, Mậu Tý, Kỷ Sửu,…
- Mệnh Thủy: tuổi Nhâm Thìn, Ất Hợi, Giáp Thân, Quý Tỵ,…
- Mệnh Kim: tuổi Tân Hợi, Quý Mão, Canh Tuất, Nhâm Dần,…
- Mệnh Mộc: tuổi Kỷ Hợi, Tân Mão, Mậu Tuất, Nhâm Tý,…
Vậy những người không hợp tuổi thì làm như thế nào? Bạn vẫn hoàn toàn có thể trang trí nhà của mình bằng các loại cây lưỡi hổ, nếu tuổi hoặc mệnh không hợp. Để hóa giải việc không hợp tuổi này cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần thêm một ít đá vào bồn cây hoặc tùy chọn màu sắc cho chậu cây sao cho hợp với mệnh của mình là được.
Ngày nay, không ít các cơ sở đang buôn bán các loại cây lưỡi hổ với kích thước và giá thành đa dạng. Do đó, không khó để bạn có thể sở hữu riêng cho mình một mẫu cây lưỡi hổ đẹp, hợp phong thủy, cho việc trang trí trong nhà. Hy vọng sau bài viết của Vua Nệm, bạn đã biết cây lưỡi hổ là giống gì, cũng như cách để trồng cây lưỡi hổ sao cho hợp với phong thủy của gia đình.