Cây Nguyệt Quế là loài cây cảnh bonsai được nhiều gia đình ưa chuộng trồng trong sân vườn. Đây không chỉ là loài cây có màu hoa đẹp, hương thơm đặc trưng, hợp phong thủy mà còn những ứng dụng không ngờ tới trong đời sống của chúng ta. Cây Nguyệt Quế tượng trưng cho niềm tin và sự hy vọng về sự thành công, vẻ vang. Cùng tìm hiểu cây Nguyệt Quế là loài cây gì và những ý nghĩa về loài cây này trong phong thủy mà bạn nên biết nhé!
Nội Dung Chính
1. Cây Nguyệt Quế là gì?
1.1 Nguồn gốc
Nguyệt Quế là loại cây thuộc họ Long não (Lauraceae), có tên khoa học là Laurus nobilis L, cây còn có tên gọi khác là nguyệt quới. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải ở Đông Âu. Cây Nguyệt Quế được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo thần thoại Hy Lạp, vòng Nguyệt Quế là biểu tượng cho sự chiến thắng. Vòng Nguyệt Quế sẽ được trao cho người dành chiến thắng trong các giải đấu hay cuộc thi lớn.
Cây Nguyệt Quế mang trên mình vẻ đẹp bình dị, mộc mạc cùng với hương thơm quyến rũ. Ngày nay, ngày càng nhiều người trồng cây Nguyệt Quế với niềm tin vào sự thành công, chiến thắng và tài lộc trong công việc và cuộc sống.
1.2 Phân loại cây Nguyệt Quế
Nguyệt Quế hiện có 3 loại được trồng phổ biến:
1.2.1. Nguyệt Quế lá lớn
Nguyệt Quế lá lớn là loại cây thân gỗ kích thước lớn, lá to, mọc thưa, thích hợp sinh sống trên đất cát, đất phù sa.
Đây là giống cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng khả năng chịu úng không tốt. Vì vậy, bạn cần lưu ý khi trồng cây trong chậu tại nhà phải đảm bảo không tưới nước quá nhiều, tránh tình trạng mưa đọng nước dưới rễ cây.
1.2.2. Nguyệt Quế lá nhỏ
Nguyệt Quế lá nhỏ là loại được người chơi Bonsai, cây kiểng ưa chuộng vì giống cây này có hoa nở rộ nhiều quanh năm, mùi hương tỏa ra thơm và thanh khiết hơn. Hiện nay, đây là giống cây Nguyệt Quế được đánh giá là có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
1.2.3. Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn
Nguyệt Quế lá nhỏ thân xoắn có những đặc điểm khá tương đồng với hai loại lá lớn và lá nhỏ, tuy nhiên phần thân cây và bộ rễ có đôi chút khác biệt hơn.
Giống cây này có phân thân xoắn lại như dây thừng và bộ rễ nổi lên mặt đất rất độc đáo và lạ mắt.
Với giống Nguyệt Quế này chúng đem đến vẻ đẹp khá độc đáo với bộ rễ đẹp hơn so với những loại Nguyệt Quế thông thường khác.
1.3 Đặc điểm của cây Nguyệt Quế
Loài Nguyệt Quế được nhân giống ở Việt Nam có hoa trắng hơi ngả vàng, mọc từ chùy nhỏ ở nhánh lá hay đầu cành, nở quanh năm và có mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoảng đặc trưng. Hoa mọc thành cụm, khoảng 8 bông một cụm và mọc ra từ các nách lá hoặc đầu cành.
Thân cây gỗ thẳng, nhẵn, có kích thước nhỏ. Cây trưởng thành có chiều cao trung bình từ 2 đến 8m. Lá Nguyệt Quế có hình bầu dục thuôn, dài và mọc xen kẽ dọc thân cây. Quả của cây có màu màu xanh, khi còn non trên phần vỏ xuất hiện các đốm nhỏ và chuyển dần cam sang đỏ khi chín.
1.4 Công dụng của cây Nguyệt Quế
1.4.1. Cây Nguyệt Quế làm bonsai trang trí
Cây Nguyệt Quế còn thích hợp làm cây cảnh trang trí trong sân vườn, bàn làm việc, bàn học bởi cây có hoa đẹp, mùi hương dễ chịu, tán cây dễ tạo dáng theo ý thích.
1.4.2. Cây Nguyệt Quế làm gia vị
Lá Nguyệt Quế có vị cay và đắng nhẹ nên thường được dùng làm gia vị cho các món xào, nước sốt hoặc để ướp các loại thịt cá khử mùi tanh và giúp món ăn đậm vị hơn.
1.4.3. Cây Nguyệt Quế là một vị thuốc đông y tốt cho sức khỏe
Trong Đông y, cây Nguyệt Quế được xem là một vị thuốc trị được bách bệnh. Đây là loại cây có vị đắng, cay và tính ấm nên hiệu quả trong quá trình tiêu viêm, gây tê, điều trị các bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp, các vết côn trùng cắn bên ngoài,…
Cây Nguyệt Quế còn tốt cho hệ hô hấp, làm sạch dịch nhầy trong phổi, ngừa cảm lạnh hoặc ho. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các hoạt chất có trong lá Nguyệt Quế sẽ làm giảm nồng độ glucose, từ đó hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân tiểu đường.
Ngoài ra, bạn chỉ cần để vài lá Nguyệt Quế khô hoặc sử dụng máy xông tinh dầu Nguyệt Quế trong nhà sẽ có tác dụng giúp tinh thần thoải mái và tỉnh táo hơn. Tinh dầu Nguyệt Quế giúp các thành viên trong gia đình bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
2. Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế
2.1 Cách trồng cây Nguyệt Quế
Hiện nay, có 4 phương pháp phổ biến để trồng cây Nguyệt Quế: Gieo hạt, chiết cành, ghép mắt, giâm cành. Phương pháp ghép mắt được sử dụng nhiều nhất để trồng cây Nguyệt Quế vì tính tiện lợi tỉ lệ thành công cao nhất.
- Phương pháp chiết cành: Nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, cành bánh tẻ, không quá già cũng không quá non và đã ra hoa được 1 hoặc 2 lần để cây giống phát triển tốt nhất.
- Phương pháp giâm cành: Nên chọn cành bánh tẻ, vỏ có màu nâu, xám và dùng chất kích thích sinh học để cây dễ ra rễ. Thời gian thích hợp để giâm cành là từ tháng 6 đến tháng 8.
- Phương pháp gieo hạt: Phương pháp này ít được sử dụng do tỷ lệ nảy mầm thấp.
- Phương pháp ghép mắt: Nên chọn gốc ghép cây không bị dị dạng và sâu bệnh, mọc thẳng. Không được để mắt ghép bị bẩn và bầm dập trong quá trình vận chuyển.
2.2 Cách chăm sóc cây Nguyệt Quế
Nên thay đất hoặc đổi chậu bằng cách bỏ đi một lượng đất cũ và thêm vào đất mới cho cây sau một thời gian dài chăm sóc. Cần bón phân theo chu kỳ 2 tháng 1 lần. Đặc biệt, phải đảm bón phân có chứa Kali trong thời kỳ phát triển của cây để cây cứng cáp và phát triển toàn diện.
Cần phải tưới nước thường xuyên để cây ra hoa liên tục và cho nhiều hoa. Phải đảm bảo đủ nước cho cây vì đây là loại cây ưa thích môi trường có độ ẩm cao. Nên đem cây ra phơi nắng vào buổi sáng hay chiều tối để cây có thể hấp thụ được ánh mặt trời tốt nhất.
Khi cây đã trưởng thành, nên cắt tỉa cho cây thường xuyên để cây luôn gọn gàng và có hình dáng đẹp.
2.3 Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế
Nhiệt độ lý tưởng để cây Nguyệt Quế phát triển ổn định là từ 13 – 39 độ C, thích hợp nhất từ 23 – 29 độ C, ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ dưới 13 độ C và cây chết – 5 độ C.
Chọn mua đất có thành phần: đất phù sa, xơ dừa, mùn trấu, phân chuồng theo công thức 2:1:1:1. Phải đảm bảo đất thoát nước tốt và màu mỡ, độ pH từ 5 – 7.
3. Ý nghĩa phong thủy của cây Nguyệt Quế
Trong phong thủy, cây Nguyệt Quế mang ý nghĩa tốt lành. Nhiều người trồng cây Nguyệt Quế với mong muốn mang lại thành công trên con đường công danh, sự nghiệp, gặt hái được nhiều tài lộc, tiền tài cho gia chủ.
Ngoài ra, cây còn có ý nghĩa tâm linh như trừ tà ma, xua đuổi cái xui cái xấu, tà khí và những điều xui xẻo, mang đến may mắn cho gia đình.
>> Xem thêm:
- Cây hoa trà – Nguồn gốc, ý nghĩa và công dụng
- Cây lưỡi mèo: đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng trong phong thủy và đời sống
Mùi thơm của cây Nguyệt Quế còn giúp tinh thần các thành viên trong gia đình thoải mái, thư giãn, giải tỏa phiền muộn trong cuộc sống. Nhiều người chọn cách trồng cây Nguyệt Quế trong nhà vừa như một vật trang trí vừa để cầu bình an, đỗ đạt thành tài cho con cháu.