Sức khỏe giấc ngủ

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và sự phát triển của trẻ

CẬP NHẬT 22/07/2022 | BỞI Vua Nệm Team

Nhiều nghiên cứu cho thấy, giấc ngủ giữ vai trò tối quan trọng trong sự phát triển thể chất, tư duy và não bộ của trẻ, đặc biệt trong 3 năm đầu đời. Để tìm hiểu sâu hơn về mối liên hệ giữa giấc giấc ngủ và quá trình lớn lên của con, hãy đọc ngay bài viết sau.

1. Mối liên hệ giữa giấc ngủ và sự phát triển của trẻ.

Quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ đòi hỏi sự tham gia của nhiều hormone, quan trọng nhất là hormone hGH, được tiết ra bởi tuyến yên. Các chuyên gia cho rằng, giấc ngủ là yếu tố quyết định, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hGH ở trẻ nhỏ, nhất là giấc ngủ sâu. 

Giáo sư Yvonne Kelly- Khoa Dịch tễ học và Y tế cộng đồng Đại học London, cho biết: “Giai đoạn phát triển ban đầu của trẻ có ảnh hưởng tới sức khỏe trong suốt cuộc đời. 

 Giờ ngủ không điều độ làm suy yếu tình trạng thể chất và tinh thần

Giờ ngủ không điều độ làm suy yếu tình trạng thể chất và tinh thần

Giờ ngủ không điều độ làm suy yếu tình trạng thể chất và tinh thần, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển khỏe mạnh và các hoạt động hàng ngày của trẻ. Vậy nên, giờ ngủ thất thường, đặc biệt ở những thời điểm then chốt cho sự phát triển của trẻ có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe sau này”.

Việc trẻ ngủ không đủ giấc, thường xuyên quấy khóc, ra mồ hôi trộm, hay tỉnh giấc giữa đêm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện, điển hình là chứng còi cọc, chậm lớn, hạn chế phát triển tư duy. 

 Một số trẻ mắc các vấn đề giấc như như rối loạn giấc ngủ

Một số trẻ mắc các vấn đề giấc như như rối loạn giấc ngủ

Thêm vào đó, một số trẻ mắc các vấn đề giấc như như rối loạn giấc ngủ, hội chứng ngưng thở khi ngủ hay tắc nghẽn hô hấp sẽ gây ra gián đoạn quá trình sản xuất homrone tăng trưởng.

Một nghiên cứu khác đã chứng mình rằng trong 3 năm đầu đời của trẻ, nếu ngủ không đúng giờ hoặc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng nhận thức, kỹ năng nghe hiểu và khả năng dung nạp năng lượng của não bộ trong quá trình phát triển tư duy. 

Có thể thấy, giữa giấc ngủ và sự phát triển của trẻ có mối liên hệ cực kỳ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, chất lượng giấc ngủ mới là ưu tiên hàng đầu ở độ tuổi này. Việc bé ngủ ngon, sâu giấc sẽ tăng cường sự hấp thụ oxy, từ đó thúc đẩy sản sinh nhiều hormone tăng trưởng, giúp bé mau lớn và phát triển toàn diện.

 

 Mối liên hệ giữa giấc ngủ và sự phát triển của trẻ.

Mối liên hệ giữa giấc ngủ và sự phát triển của trẻ.

2. Trẻ ngủ bao lâu là đủ giấc?

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Colorado Boulder từng nhận định rằng khi ngủ, não của trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh luôn bận rộn xây dựng và tăng cường kết nối giữa hai bán cầu, tạo điều kiện cho sự giao tiếp và thúc đẩy phát triển tư duy.

Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây cho thấy các protein não tạo ra trong suốt quá trình ngủ có thể giúp hỗ trợ khả năng phát triển ngôn ngữ, nhất là ở đối tượng trẻ từ 3 – 4 tuổi.

Thời gian ngủ của trẻ tùy thuộc vào độ tuổi và từng giai đoạn phát triển sinh lý của bé. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, thời gian ngủ của trẻ được khuyến cáo như sau:

 Với các trẻ từ 1 - 3 tuổi sẽ có thời gian ngủ ngắn hơn

Với các trẻ từ 1 – 3 tuổi sẽ có thời gian ngủ ngắn hơn

Tuổi.

Thời gian ngủ ngày

Thời gian ngủ đêm

Trẻ sơ sinh

8 giờ (3 giấc ngủ ngắn)

8,5 giờ

1 tháng

6 – 7 giờ (3 giấc ngủ ngắn)

8 – 9 giờ

3 tháng

4 – 5 giờ (3 giấc)

10 – 11 giờ

6 tháng

3 giờ (3 giâc)

11 giờ

9 tháng

2,5 giờ (2 giấc)

11 giờ

12 tháng

2,5 giờ (2 giấc)

11 giờ

Với các trẻ từ 1 – 3 tuổi sẽ có thời gian ngủ ngắn hơn, giấc ngủ sáng giảm dần và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày.  Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

Ở giai đoạn này trẻ từ 3 – 6 tuổi, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

Với các bé lớn từ 6 – 12 tuổi, trẻ đã có những hoạt động xã hội của riêng mình ở trường, lớp, gia đình,… nên thường ngủ tốt và ngủ sớm hơn. Đa phần, chúng ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng.

 Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

Trẻ ngủ bao nhiêu là đủ giấc?

3. Mẹ đã biết cách giúp bé ngủ ngon? 

Giấc ngủ là yếu tố quan trọng trong chu kỳ sống của chúng ta và trẻ em cũng không ngoại lệ. Trẻ cần thời gian ngủ nhiều hơn người lớn, bởi đây là giai đoạn tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ về cả thể chất và tư duy của con. Vậy nhưng, mẹ đã biết cách làm thế nào để giúp bé ngủ ngon hơn chưa?

  • Khi trẻ ngủ, mẹ nên hạn chế một cách tối đa ảnh hưởng hay tác động từ ngoại cảnh, môi trường bên ngoài như tiếng ồn và ánh sáng vì chúng làm giấc ngủ trẻ không sâu và dễ thức giấc. Ngoài ra, không nên để trẻ ăn quá no hoặc quá đói trước khi ngủ, bởi chúng đều có thể biến thành tác nhân gây hại cho giấc ngủ của con.
  • Tạo cho con thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ cũng là cách giúp trẻ tạo được phản xạ nghỉ ngơi khoa học, kích thích sản xuất hormone tăng trưởng, giúp bé mau lớn hơn.

 Tạo cho con thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ

Tạo cho con thói quen đi ngủ sớm, đúng giờ 

  • Cho con vui chơi, vận động phù hợp góp phần giúp bé ngủ ngon giấc. Ngoài ra, khi bé chuẩn bị đi vào giấc ngủ, mẹ có thể dùng lời nói êm dịu hay đơn giản là một bài hát ru nhẹ nhàng để “ thôi miên” trí não, nhanh chóng đưa con vào giấc ngủ sâu.
  • Nhiều mẹ có thói quen la mắng, bắt ép trẻ ngủ theo quy định riêng của bố mẹ, tuy nhiên việc này được cho là thiếu khoa học, vô tình sẽ tạo sức ép lên suy nghĩ non nớt của con. Mẹ nên cố gắng tạo cho con tâm lý thoải mái nhất, cho trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ và vỗ về để bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc.

Giấc ngủ chiếm trọn 1/3 cuộc đời mỗi con người và lên đến gần 2 /3 thời gian ngủ mỗi ngày của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh . Đối với trẻ em trong độ tuổi phát triển giấc ngủ càng nên được quan tâm, chăm sóc bởi ngủ đủ giấc và sự phát triển của bé có mối liên hệ cực kỳ mật thiết với nhau. Đừng chủ quan với bất kỳ sự thay đổi bất thường nào, đặc biệt là về giấc ngủ của con mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/moi-lien-he-giua-giac-ngu-va-su-phat-trien-cua-tre/ 

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team