Phong Thủy

Cây Tầm Xuân là cây gì? Ý nghĩa và cách chăm sóc cây hoa Tầm Xuân

CẬP NHẬT 05/01/2023 | BỞI Hương Lăng

Cây Tầm Xuân là một dạng cây dây leo, có hoa rất đẹp nên được nhiều người trồng để làm cây cảnh trong nhà. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về hoa Tầm Xuân, cũng như cách chăm Tầm Xuân sao cho tốt và nở hoa đẹp nhất thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé. Vua Nệm sẽ giúp bạn đọc giải mã câu hỏi một cách chi tiết nhất.

1. Tìm hiểu sự tích và ý nghĩa của cây hoa Tầm Xuân

Từ rất lâu, người ta đã truyền tai nhau sự tích cây hoa Tầm Xuân như sau. Chuyện kể rằng trong một khu rừng nọ, có 2 anh em sống nương tựa lẫn nhau. Vì cha mẹ đã mất từ lâu nên họ rất yêu thương nhau.

Mỗi ngày, người anh sẽ vào rừng để hái nấm, lấy củi và tìm trái ngọt để ăn, còn người em ở nhà chuẩn bị cơm nước chờ người anh về. Thời gian đầu, người anh chỉ kiếm củi loanh quanh gần nhà. Nhưng sau này khi lớn lên, người anh có kinh nghiệm nên đi xa nhà hơn, lâu dần vào tận rừng sâu để bắt thú rừng. 

Thói quen của người em thì vẫn như ngày còn bé, đó là nấu cơm và đợi anh về. Người em gái này có một khả năng vô cùng đặc biệt, đó là có thể hiểu và trò chuyện với chim muông và thú rừng. Đặc biết, cô cũng có một giọng hát rất hay, thanh âm trong trẻo vang vọng núi rừng. 

Ý nghĩa hoa tầm xuân
Hoa Tầm Xuân tượng trưng cho tình nghĩa anh em trong gia đình

Thế nhưng một ngày nọ, có một tên quỷ dữ đã nảy sinh ý đồ bắt giữ cô để hát cho hắn ta nghe. Hắn bày mưu biến thành một bà lão và dụ cô vào rừng sâu. Thế nhưng khi bị bắt, vì quá sợ hãi nên cô không thể hát. Tên quỷ liền giận dữ nhốt cô vào lồn. Cô liềm tìm cách mở khóa bằng tay, vô tình khiến bàn tay trầy xước, máu chảy hết xuống đất.

Lúc này ở nhà, người anh đi làm về không thấy em gái đâu. May mắn anh được các loại chim dẫn đường đến nơi em gái đang bị bắt nhốt. Thế nhưng khi đến nơi, người anh không còn thấy em gái mình đâu. Trên mặt đất còn vương những cánh hoa màu hồng tươi tắn, biểu tượng cho hoa Tầm Xuân.

Cây hoa Tầm Xuân biểu trưng cho nghĩa tình anh em, sự gắn bó keo sơn của anh em một nhà. Thông thường, Tầm Xuân chỉ ra hoa vào mùa xuân, vậy nên thường được dùng để trưng trong dịp tết hoặc những dịp đoàn tụ của gia đình.

2. Tìm hiểu đặc điểm cây Tầm Xuân

Theo khoa học, Tầm Xuân có tên là Rosa multiflora Thunb., thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae). Bên cạnh tên gọi thường xuân thông thường, cây Tầm Xuân còn được gọi với nhiều cái tên khác như Dã tường vi, Thập tỉ muội,… 

Cây Tầm Xuân thường mọc thành từng bụi, hoặc những nơi có gai móc để cây dễ leo lên và bám vào cây, bờ tường. Tầm Xuân có thể cao từ 1 – 5m. Nhánh cây có màu nâu đậm, lá thuộc dạng lá kép lông chim, thường có 5 đến 7 lá chét nhỏ. Lá này có hình bầu dục, chiều dài từ 1,5 – 3cm, rộng 1 – 2cm. Phần chóp của lá tù, gốc bo tròn, mỗi lá sẽ có 8 – 10 cặp gân mỗi bên. 

Hoa Tầm Xuân thường có 5 cánh mỏng, mọc thành từng chùm và thường nở vào tháng 2 đến tháng 5, mỗi năm chỉ có một mùa hoa duy nhất. Hoa mang hương thơm thoang thoảng, màu sắc ban đầu là hồng nhạt, sau đó chuyển sang hồng đậm và cuối cùng là màu trắng. Loại cây này có quả hình tròn, dài 1,5 – 2 cm, lúc chín sẽ chuyển sang màu cam đỏ.

đặc điểm cây tầm xuân
Cây Tầm Xuân là một loại cây dây leo, ra hoa đẹp nên được nhiều người dùng làm cây cảnh

3. Phân bố cây Tầm Xuân

Tầm Xuân thường mọc nhiều ở vùng bản địa của Đông Á, đặc biệt xuất hiện nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. Tại nước ta, cây Tầm Xuân được trồng làm cây cảnh, thường ở bên hàng rào. Nhiều người còn ghép gốc loại cây này với một số giống hoa hồng để làm hoa trang trí.

Cây Tầm Xuân rất dễ trồng và phát triển tốt, cũng vì vậy nên nhiều nơi gọi loại cây này là cây dại gây hại. Đặc biệt trong khu vực chăn thả gia súc, cây Tầm Xuân bị xem là cây gây hại nghiêm trọng, dù loại cây này có thể dùng làm thức ăn rất tốt cho dê.

4. Ứng dụng của cây Tầm Xuân trong đời sống

Tầm Xuân có ứng dụng da dạng trong đời sống. Dù là phần thân, rễ, lá, quả, ngọn non của cây đều có công dụng nhất định, đặc biệt là trong Đông Y. Người ta thường thu hái hoa Tầm Xuân vào mùa hạ vì lúc này hoa nở rộ nhất trong năm. Còn quả thì được hái chín vào tầm cuối năm. Sau khi hái, quả Tầm Xuân nên phơi trong bóng râm. Phần lá và rễ thì có thể thu hoạch quanh năm. Riêng về phần rễ thì nên lấy ở những cây trưởng thành sẽ có hoạt chất nhiều hơn.

Dược liệu sau thu hoạch đều cần rửa sạch với đất cát. Tùy vào mục đích, chúng ta có thể dùng tươi hoặc sấy khô dùng lâu dài. Tầm Xuân cần bảo quản những nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ, tránh nơi ẩm mốc để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Ngoài ra, chúng ta cũng cần kiểm tra thuốc thường xuyên để xử lý kịp thời khi thuốc bị hư hại, mối mọt.

Cây hoa tầm xuân có ứng dụng gì trong cuộc sống
Cây Tầm Xuân có ứng dụng da dạng trong đời sống

5. Thành phần hóa học và tác dụng dược lý của cây Tầm Xuân

5.1. Thành phần hóa học cây Tầm Xuân

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Tầm Xuân có chứa một số hoạt chất oxy hóa, cùng với chất màu, tanin, tinh dầu, và đặc biệt là hàm lượng vitamin C rất cao, gấp 100 lần táo, 50 lần chanh,… Cùng với đó là nhiều chất khác như B2, Kali, Photpho, caroten… 

5.2. Tác dụng dược lý

Lá Tầm Xuân được xem là giúp cơ thể nhanh liền sẹo. Còn dịch chiết từ rễ Tầm Xuân được cho rằng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ khả năng chống đông máu, loại bỏ cholesterol xấu, triglycerid và lipoprotein trong huyết thanh. Còn nước ép quả Tầm Xuân rất giàu vitamin, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh và phòng bệnh tê phù.

6. Lợi ích của cây Tầm Xuân đối với sức khỏe

Trong Y học cổ truyền, toàn bổ cây Tầm Xuân đều có thể điều chế thuốc, cụ thể: 

  • Rễ Tầm Xuân: Thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, trừ phong, hoạt huyết, có thể dùng để chữa chữa lỵ, làm gân thư giãn, chữa mụn nhọt lở ngứa, lưng gối đau mỏi, đi lại vận động khó khăn, trị đái tháo đường, cải thiện tình trạng trẻ nhỏ bị kiết lỵ lâu ngày,…
  • Hoa Tầm Xuân: Chữa các triệu chứng cảm cúm, cảm nóng, viêm loét niêm mạc miệng, chảy máu cam, sốt rét, bướu tuyến giáp, đái tháo đường,…
  • Lá Tầm Xuân: Có thể giúp cơ thể lành vết thương nhanh chóng, cải thiện triệu chứng ung nhọt làm mủ chưa loét, nhọt độc,…
  • Quả Tầm Xuân: Lợi tiểu thanh nhiệt, hoạt huyết giải độc chữa táo bón, đau bụng kinh, phù do viêm thận,…

 

>>>Đừng bỏ lỡ:

7. Cách trồng và chăm sóc hoa Tầm Xuân

Kỹ thuật trồng cây Tầm Xuân cơ bản như sau:

  • Trồng cây: Cho đất hữu cơ vào ⅔ phần chậu, đặt giống cây vào giữa rồi phủ đất lên trên rồi tưới cho ẩm. 
  • Tưới nước: Không cần tưới quá nhiều, chỉ cần tưới 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Bón phân: Mỗi tháng bón phân hữu cơ từ 1 – 2 lần.
  • Làm cỏ: Nếu cỏ mọc xung quanh cây thì chỉ cần nhổ đi để phòng sâu bệnh.
  • Cắt tỉa: Tỉa bớt mầm chồi trước khi cây ra hoa, chỉ nên giữ lại 7 hoặc 8 cành mỗi bụi.
Hướng dẫn cách trồng cây Tầm Xuân đúng kỹ thuật
Hướng dẫn cách trồng cây Tầm Xuân đúng kỹ thuật

>>>Đọc thêm:

Vua Nệm vừa gửi đến bạn những thông tin cơ bản về cây Tầm Xuân. Hy vọng bài viết sẽ có những thông tin hữu ích đối với bạn đọc. Nếu phù hợp, hãy trồng ngay loại cây cảnh này để tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi nhà nhé!

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng