Sống khỏe

Top 10 bệnh thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh đơn giản, hiệu quả

CẬP NHẬT 26/03/2024 | BỞI Linh Trần

Thời tiết mùa hè nắng nóng kèm với mưa bất thường là cơ hội để vi khuẩn, vi rút phát triển, gây ra nhiều bệnh lý thường gặp về đường hô hấp, truyền nhiễm…. Mặc dù không phải bệnh nan y nhưng nếu không được điều trị tốt, những bệnh này có thể diễn tiến nặng hơn, gây ảnh hưởng đến tính mạng, tốn kém chi phí điều trị. Tham khảo top 10 bệnh thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh trong bài viết dưới đây của Vua Nệm để bảo vệ sức khỏe của bản thân và các thành viên trong gia đình mình.

1. Sởi

Sởi là một trong 10 bệnh thường gặp vào mùa hè mà chúng ta cần phòng tránh. Sởi lây truyền bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của mũi họng bệnh nhân. Bệnh có tính lan truyền cao, chỉ có thể cắt đứt lây truyền khi cộng đồng đạt tỷ lệ miễn dịch trên 95%.

các bệnh thường gặp vào mùa hè
Sởi là bệnh dễ bùng phát vào mùa hè

Những người chưa từng bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Mặc dù bệnh lành tính nhưng lại có khả năng gây suy giảm miễn dịch, dẫn đến một số biến chứng như tiêu chảy, viêm khổ, một số trường hợp nặng có thể tử vong.

Cách phòng tránh bệnh sởi chủ yếu là tiêm vắc xin để phòng bệnh. Trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi, mũi thứ nhất khi 9 tháng tuổi, mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi thì mới đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

2. Thủy đậu

Bệnh thủy đậu cũng nằm trong top 10 bệnh thường gặp vào mùa hèhttps://vuanem.com/blog/mua-he-tu-thang-may.html mà bạn nên lưu tâm. Bệnh do virus Varicella Zoter gây ra. Loại virus này có khả năng sống được vài ngày trong không khí và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt thủy đậu…

Biểu hiện thường gặp khi bị thủy đậu là mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, đặc biệt là xuất hiện các nốt ban đỏ, sau đó chuyển thành nốt bọng nước. Bệnh thủy đậu thường kéo dài từ 7-10 ngày là hết. Mặc dù bệnh lành tính, không có các triệu chứng nặng nhưng có thể gây nhiễm trùng da ở vị trí mọc mụn nước nếu không được xử lý tốt. Nếu nhiễm trùng da nặng hơn có thể gây ra nhiễm trùng máu, viêm não (ít xảy ra). Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, gây sảy thai hoặc dị tật.

Để phòng tránh bệnh thủy đậu, nên hạn chế tiếp xúc với người bệnh và dịch tiết từ mụn nước, dịch tiết mũi họng. Cách phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc xin phòng bệnh, do đó những ai chưa từng mắc thủy đậu thì nên tiêm đủ liều vắc xin để đạt được miễn dịch tốt nhất.

3. Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm virus cấp tính, khiến hệ thần kinh trung ương bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm chủng hoặc khi đi du lịch, công tác vào khu vực có bệnh lưu hành.

Bệnh viêm não Nhật Bản không lây lan trực tiếp từ người sang người mà lây lan qua muỗi đốt. Muỗi sẽ hút máu từ các loại động vật nhiễm bệnh (chủ yếu là lợn) rồi truyền bệnh sang người. Biểu hiện thường gặp là sốt cao đột ngột, đau đầu, nôn mửa, hôn mê kèm co giật, cử động bất thường, bị liệt. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân viêm não Nhật Bản khá cao, từ 10-20%.

Cách phòng tránh viêm não Nhật Bản hiệu quả nhất là tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tránh để muỗi có cơ hội sinh sôi nảy nở, hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh.

4. Cúm

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp, nhất là trong mùa hè. Bệnh do virus influenza gây nên, thường là lành tính nhưng cũng có thể gây tử vong khi có biến chứng. Một số trường hợp đại dịch cúm có tỉ lệ tử vong rất cao, gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

những bệnh thường gặp vào mùa hè
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ gặp trong mùa hè

Để phòng tránh bệnh cúm, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối. Cần giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Nên hạn chế tiếp xúc với người bị cúm để tránh bị nhiễm bệnh. Nếu có các triệu chứng như sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… nên đến cơ sở y tế để khám và lấy thuốc.

Bệnh cúm cũng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin. Tuy nhiên, vắc xin cúm chỉ có tác dụng trong vòng một năm, do đó bạn cần tiêm định kỳ mỗi năm để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

5. Viêm não mô cầu BC

Viêm não mô cầu BC hay còn gọi là viêm màng não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn não mô cầu gây nên. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp rồi vào máu, cũng có thể đi qua mạch bạch huyết. Bệnh xảy ra đột ngột và có thể gây tử vong nhanh trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

Dấu hiệu khi bị viêm não mô cầu thường gặp là sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau đầu dữ dội, có thể có các đốm xuất huyết…. Nếu không kịp thời chữa trị, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 50-60%. Thậm chí, ngay cả khi phát hiện sớm và được điều trị, tỉ lệ tử vong ở trẻ vẫn đạt 5-15%. Một số trường hợp khỏi bệnh vẫn để lại di chứng nặng về não, điếc, tâm thần, bại liệt, động kinh…

Cách phòng ngừa bệnh viêm não mô cầu hiệu quả nhất hiện nay vẫn là tiêm vắc xin phòng bệnh, bao gồm viêm não mô cầu type B và type C, tiêm cho trẻ từ đủ 6 tháng trở lên. Trẻ cần tiêm đủ 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 6-8 tuần để đạt hiệu quả miễn dịch.

6. Tiêu chảy cấp do virus Rota

Rota là virus gây viêm dạ dày ruột cấp nặng ở trẻ. Virus rota lây lan qua đường phân – miệng, tay – chân. Virus được thải ra ngoài theo đường tiêu hóa của trẻ nhiễm bệnh và có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài. Trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do thói quen cắn, gặp các đồ vật và cho vào miệng.

dễ bị bệnh gì vào mùa hè
Tiêu chảy cấp do virut Rota ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ

Triệu chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy cấp do virus rota là nôn mửa từ 1-3 ngày, tiếp theo là tiêu chảy và nôn mửa, sốt, co giật do sốc… Trẻ bị nhiễm virus rota dễ bị mất nước, từ đó khiến trẻ mệt mỏi, suy dinh dưỡng, nếu không bù nước kịp thời cho trẻ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp do virus rota, cha mẹ nên cho con uống vắc xin rota, gồm có vắc xin của Việt Nam, Bỉ và Mỹ, mỗi loại vắc xin đều cần hoàn thành trước khi trẻ 32 tuần tuổi. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý về việc giữ gìn vệ sinh cho con, rửa tay bằng xà phòng, tắm gội sạch sẽ, vệ sinh, sát khuẩn đồ chơi cho con. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu tiêu chảy và đi vệ sinh nhiều lần trong ngày, nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị sớm nhất. 

7. Sốt xuất huyết

Trong top 10 bệnh thường gặp vào mùa hè không thể không nhắc đến sốt xuất huyết. Bệnh do virus dengue gây nên và là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh lây truyền từ người này qua người khác do muỗi vằn hút máu từ người nhiễm bệnh rồi truyền qua cho người chưa bị nhiễm.

Khi bị sốt xuất huyết, triệu chứng thường gặp là sốt cao đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày, khó hạ sốt, xuất hiện mẩn ngứa, phát ban. Nếu tình trạng nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp phải một số tình trạng như chảy máu cam, nôn ra máu, chảy máu chân răng, tụt huyết áp… nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân có thể bị tử vong.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh, do đó cách phòng tránh bệnh tốt nhất là giữ gìn vệ sinh nhà ở sạch sẽ để muỗi không có nơi trú ẩn, không có cơ hội sinh sôi nảy nở và lây truyền bệnh. Nằm ngủ phải sử dụng màn để chống muỗi đốt lây truyền bệnh. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong các đợt phun hóa chất phòng chống dịch bệnh. Khi bị sốt và có các dấu hiệu nêu trên đây, nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

>>> Đừng bỏ lỡ: 

8. Tay – Chân – Miệng

Bệnh tay – chân – miệng là bệnh dễ bùng phát vào mùa hè, có thể lây lan từ người này sang người khác và bùng phát thành dịch. Một số triệu chứng thường gặp là sốt, không có cảm giác ngon miệng, mệt mỏi, đau họng. Sau khi sốt 1-2 ngày, trẻ xuất hiện các vết lở loét ở tay và chân, mông, nếu không điều trị kịp thời có thể gây tử vong trong vòng 24h.

bệnh dễ bị vào mùa hè
Dấu hiệu thường gặp ở bệnh tay – chân – miệng là xuất hiện các vết lở loét ở các khu vực này

Phòng ngừa tay chân miệng bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, nhất là khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh. Thực hiện ăn chín, uống sôi để đảm bảo sức khỏe. Thường xuyên vệ sinh các bề mặt, đồ dùng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, tay vịn cầu thang, sàn nhà, mặt bàn. Không cho trẻ tiếp xúc với người bị mắc bệnh hoặc có nguy cơ bị mắc bệnh. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

9. Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh cấp tính, dễ phát hiện bằng một số triệu chứng đơn giản. Bệnh khá lành tính và ít gây ra biến chứng nặng. Tuy nhiên, đau mắt đỏ có thể lây lan từ người này sang người khác, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Một số trường hợp không được chữa trị đúng cách khiến bệnh kéo dài, gây ảnh hưởng đến thị lực, do đó cần điều trị bệnh sớm khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên.

Để phòng tránh bệnh đau mắt đỏ, bạn cần thường xuyên giữ gìn vệ sinh tay bằng cách rửa bằng xà phòng, không dụi mắt bằng tay, không dùng chung các vật dụng như khăn mặt, kính râm, khẩu trang, thuốc nhỏ mắt với người khác. Mỗi ngày, bạn nên vệ sinh mắt, mũi, miệng bằng nước muối sinh lý. Nếu tiếp xúc với người bệnh, nên rửa tay bằng xà phòng và sát khuẩn các vật dụng mà người bệnh tiếp xúc. Nên hạn chế tiếp xúc với người đau mắt đỏ nếu không thực sự cần thiết.

10. Ngộ độc thực phẩm

Cuối cùng trong top 10 bệnh thường gặp vào mùa hè là ngộ độc thực phẩm. Vào mùa hè, thức ăn dễ bị ôi thiu do nhiệt độ cao khiến vi khuẩn phát sinh nhiều, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Một số triệu chứng thường gặp khi ngộ độc thực phẩm có thể kể đến như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… 

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nên chú trọng việc chế biến thức ăn, tránh ăn ở hàng quán kém vệ sinh, ăn trên vỉa hè… Thực hiện ăn chín, uống sôi, tuyệt đối không ăn đồ ăn đã bị hư hỏng, ôi thiu.

>> Xem thêm: 

Trên đây là tổng hợp 10 bệnh thường gặp vào mùa hè và cách phòng tránh đơn giản, hiệu quả mà Vua Nệm đã gửi đến bạn. Bạn có thể tìm hiểu thêm các kiến thức có liên quan để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như các thành viên trong gia đình một cách tốt nhất nhé.

Bài viết liên quan:

Avatar
Linh Trần