Mùa hè nên tắm bao nhiêu lần một ngày? 

CẬP NHẬT 15/09/2024 | Bài viết bởi: Vua Nệm
Ưu đãi tháng 12 tại Vua Nệm: Sale bùng nổ - Giá hủy diệt 

Trong những ngày tiết trời oi bức, việc tắm rửa không chỉ giúp chúng ta làm sạch cơ thể mà còn mang lại cảm giác mát mẻ, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, hành động này cũng có thể dẫn đến những nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe nếu bị lạm dụng quá đà. Vậy mùa hè nên tắm bao nhiêu lần một ngày? Mời bạn cùng Vua Nệm tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

1. Mùa hè nên tắm bao nhiêu lần một ngày?

‘Mùa hè nên tắm bao nhiêu lần một ngày?’ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, đây thường là khoảng thời gian nhiệt độ tăng cao nhất trong năm, dẫn đến cơ thể phải tiết ra nhiều mồ hôi để điều hòa thân nhiệt. Cơ chế này vô tình khiến chúng ta cảm thấy nhớp nháp khó chịu, làn da cũng nhạy cảm và dễ bám bụi bẩn hơn bình thường.

Bên cạnh đó, lượng mồ hôi tăng lên còn là nguyên nhân gây mùi cơ thể cực kỳ phổ biến, đặc biệt là tại các vị trí nhạy cảm như háng hay nách. Để loại bỏ tình trạng này, nhiều người đã xem việc tắm rửa như một giải pháp đối phó tức thời. Lúc này, sự xuất hiện của nước và xà phòng sẽ giúp bạn cảm thấy sạch sẽ hơn.

nên tắm bao nhiêu lần một ngày vào mùa hè
Tắm là cách làm sạch cơ thể và giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, chúng ta không nên tắm nhiều hơn 2 lần mỗi ngày – nhất là vào mùa nóng cao điểm. Tần suất tắm quá thường xuyên kết hợp việc kì cọ, chà xát quá mạnh sẽ rất dễ khiến bạn gặp phải các vấn đề về da liễu và sức khỏe toàn diện.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn chỉ nên tắm từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó, nên tránh lạm dụng các loại hóa chất hoặc thao tác quá mạnh tay.

2. Những tác hại của việc tắm rửa quá nhiều lần

Tắm rửa quá nhiều lần tưởng chừng là một hành vi vô hại song trên thực tế, thói quen này có thể dẫn đến những nguy hiểm khôn lường. Trong số đó, những tác hại nổi trội nhất bao gồm:

  • Tổn thương da và gây nên các bệnh da liễu: tác động kép của việc tắm nhiều lần trong ngày cộng với ảnh hưởng của các chất hóa học có trong sữa tắm/dầu gội được xem là tác nhân chính đe dọa đến lớp sừng và màng lipid bảo vệ da. Nếu diễn ra trong thời gian dài, các tế bào sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, trong khi lớp lipit lại không có đủ thời gian cần thiết để phục hồi
  • Thói quen kì cọ cơ thể để loại bỏ bụi bẩn và da chết khiến cấu trúc da dần suy yếu, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn/ nấm xâm nhập
  • Gây khô da và ảnh hưởng đến khả năng đồ mồ hôi của cơ thể. Nguyên nhân là lớp dầu tự nhiên trên da bị ‘xóa xổ’, dẫn đến khả năng miễn dịch và điều tiết cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
có nên tắm nhiều lần vào mùa hè
Tắm quá nhiều lần trong ngày có thể khiến làn da bị tổn thương

3. Mùa hè nên tắm bao lâu?

Dù còn phụ thuộc đáng kể vào thói quen của mỗi người nhưng trên thực tế, thời gian tắm lý tưởng nhất là khoảng 10 phút. Nếu thích tắm bồn thì bạn có thể ngâm mình trong nước chừng 5 phút trước khi tắm rửa như bình thường. Để bảo vệ làn da tốt nhất, nên tránh ngâm mình quá lâu cũng như sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội có khả năng tẩy rửa mạnh.

mùa hè nên tắm bao nhiêu lâu
Thời gian tắm lý tưởng nhất trong mùa hè là khoảng 10 phút

Bên cạnh đó, hầu hết chúng ta đều lựa chọn tắm nước lạnh để xua tan đi cái nắng nóng ngày hè. Thế nhưng hành động này lại không mấy khoa học và tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước lạnh sẽ khiến các lỗ chân lông trên cơ thể bị bín kín, dẫn đến khó thoát mồ hôi và bít tắc lỗ chân lông. Chưa kể, nhiệt độ nước quá thấp rất dễ gây nên hiện tượng sốc nhiệt. Do vậy, dù là vào mùa hè thì tắm nước ấm vừa phải vẫn là lựa chọn phù hợp nhất.

4. Thời điểm tắm lý tưởng nhất trong ngày

Hai thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để tắm rửa chính là vào buổi sáng và buổi tối. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn lựa chọn được khoảng thời gian phù hợp nhất với mình:

4.1 Tắm vào buổi sáng

Những đối tượng sau đây nên cân nhắc việc tắm vào buổi sáng, bao gồm:

  • Người sở hữu làn da dầu: thói quen tắm vào sáng sớm sẽ giúp bạn loại bỏ hết dầu thừa tích tụ trên bề mặt da trong quá trình ngủ 
  • Người có nhu cầu cạo râu/ wax lông vào buổi sáng có thể tranh thủ khung giờ này để tắm rửa và làm sạch cơ thể
  • Người có thói quen dậy sớm và cần sự tỉnh táo để bắt đầu ngày mới
  • Người có cơ địa hay đổ mồ hôi đêm
  • Người đi học/ đi làm vào sáng sớm cần làm sạch cơ thể để tự tin hơn khi gặp gỡ, tiếp xúc với người khác
  • Người làm những công việc không bị đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc nhiều với vi khuẩn, bụi bẩn vào ban ngày

4.2 Tắm vào buổi tối

Những người phù hợp với việc tắm vào buổi tối thường là:

  • Người cần làm sạch cơ thể và thư giãn đầu óc trước khi đi ngủ
  • Người có trang điểm và sử dụng mỹ phẩm vào ban ngày
  • Người có làn da khô hoặc mắc các bệnh da liễu như chàm,…
  • Người phải làm việc ngoài trời hoặc tiếp xúc với các môi trường không sạch sẽ
  • Người vận động nhiều hoặc có thói quen tập luyện thể thao trong ngày
mùa hè nên tắm vào thời gian nào
Thói quen tắm đêm sẽ phù hợp với những ai phải vận động nhiều trong ngày

Với những người thuộc nhóm này, thói quen tắm buổi tối sẽ là lựa chọn tuyệt vời mang đến giải pháp hai trong một: vừa làm sạch toàn bộ cơ thể, vừa thư giãn tâm trí hiệu quả sau cả ngày dài. Tuy nhiên, bạn không nên tắm quá khuya hoặc sử dụng nước có nhiệt độ quá thấp để tránh nguy cơ đột quỵ.

5. Lưu ý khi tắm trong mùa hè để đảm bảo an toàn sức khỏe

Để đảm bảo an toàn tối đa khi tắm trong mùa hè, bạn cần chú ý:

  • Không tắm ngay sau khi vừa uống rượu bia: trong quá trình tắm rửa, lượng đường huyết rất dễ bị tiêu hao do các hoạt động thể lực, tốc độ tuần hoàn máu cũng nhanh hơn bình thường. Do vậy, chỉ số đường huyết xuống thấp kết hợp nhiệt độ cơ thể giảm nhanh nhiều khả năng sẽ khiến bạn bị sốc
  • Không tắm ngay sau bữa ăn: sau khi tiếp nhận thức ăn, ruột sẽ cần một lượng máu đáng kể để phục vụ cho hoạt động tiêu hóa và hấp thu dưỡng nhất. Điều này đồng nghĩa với lượng máu dành cho các cơ quan khác phải giảm đi. Nếu đi tắm ngay sẽ khiến toàn bộ cơ thể phải hoạt động, từ đó khiến cho khả năng làm việc của ruột bị suy giảm đáng kể
  • Không tắm trong thời gian quá lâu, đặc biệt là với người già: việc tắm quá lâu đặc biệt nguy hiểm đối với người cao tuổi hoặc người có thể lực yếu. Khi đó, lớp da vốn đã mỏng sẽ dễ bị khô đi, kém đàn hồi và thậm chí là bong tróc ra gây nứt nẻ, ngứa ngáy,… Ngoài ra, việc ngâm mình trong nước lâu hơn bình thường còn làm giãn nở các mao quản, dẫn đến triệu chứng choáng váng, nhức đầu hay thiếu máu đại não,…
  • Không tắm bằng nước quá lạnh: điều này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể đột ngột giảm đi, gây co rút lỗ chân lông và các vi mạch nhỏ dưới da, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tuần hoàn máu. Nhiệt độ nước tắm lý tưởng là 20 – 25 độ
  • Không tắm quá khuya: việc tắm đêm khi nhiệt độ ngoài trời và thân nhiệt đã xuống thấp có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu, thậm chí là đột quỵ,…
  • Không tắm ngay sau khi mới vận động hoặc đi nắng về: đây là lúc lỗ chân lông vẫn còn mở rộng, vì thế việc tắm ngay sẽ tạo điều kiện để hơi nước thấm qua da dẫn đến viêm phổi, cảm sốt, ho,… Thay vào đó, hãy ngồi xuống khoảng 15 – 20 phút để cơ thể thích nghi rồi mới tắm rửa
  • Không vào phòng máy lạnh ngay sau khi tắm: nếu ngồi máy lạnh ngay sau khi tắm, nhiệt độ cơ thể vốn đã thấp sẽ còn giảm xuống thấp hơn. Vì vậy, để đảm bảo quá trình lưu thông máu không bị ảnh hưởng, bạn nên dùng khăn khô thấm sạch nước trên cơ thể, tránh gió lùa hay bật điều hòa ngay lập tức

>> Xem thêm: Tắm nước nóng có tác dụng gì? 10 lợi ích của việc tắm nước nóng

Trên đây là toàn bộ bài viết của Vua Nệm về đề tài mùa hè nên tắm bao nhiêu lần một ngày. Hi vọng rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc!

Đánh giá post

TÁC GIẢ: Vua Nệm

Mang sứ mệnh "Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua trải nghiệm giấc ngủ tuyệt vời, được cá nhân hoá cho riêng bạn", Vua Nệm nỗ lực cải thiện sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng có những nhu cầu khác nhau. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ được trải nghiệm giấc ngủ không chỉ “ngon” mà còn là cảm giác thư giãn, tràn đầy năng lượng để tận hưởng cuộc sống.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM