Không thể ngủ vì cảm lạnh và đau họng? Mách bạn mẹo khắc phục hiệu quả

CẬP NHẬT 08/09/2024 | Bài viết bởi: Dương Dương

Vào những ngày thời tiết thất thường, cảm lạnh, đau họng là bệnh vặt rất dễ gặp phải. Dù không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng cảm lạnh khiến cơ thể khó chịu và rất lâu khỏi. Có phải bạn đang không thể ngủ vì cảm lạnh và đau họng? Để khắc phục tình trạng này, hôm nay Vua Nệm sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và một số mẹo giúp người đang đau họng, cảm lạnh có giấc ngủ ngon hơn. 

Không thể ngủ vì cảm lạnh, phải làm sao?
Không thể ngủ vì cảm lạnh, phải làm sao?

1. Tìm hiểu về bị cảm lạnh

Cảm lạnh là một trong các bệnh lý phổ biến mà nhiều người hay mắc phải. Theo thống kê, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi trung bình sẽ bị cảm lạnh khoảng 4-8 lần/năm. Còn người lớn, tần suất cảm lạnh là 2-4 lần/năm.

Các triệu chứng khi bị cảm lạnh
Cảm lạnh là bệnh lý phổ biến với mọi người

Khi cơ thể chúng ta sẽ bị suy giảm sức đề kháng, các chủng virus sẽ tấn công và khiến chúng ta bị cảm lạnh. Các triệu chứng thường thấy của bệnh gồm: đau họng, hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, nghẹt mũi, ho, sốt,…

Thông thường, bệnh sẽ có thể tự khỏi trong khoảng 7-10 ngày với người lớn và 10-15 ngày đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi mắc cảm lạnh nếu bị bội nhiễm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tai giữa,… Do vậy cần áp dụng các liệu pháp hỗ trợ điều trị để tình trạng cảm lạnh không bị kéo dài và dẫn đến biến chứng. 

2. Các nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh phổ biến

Bệnh cảm lạnh thường do virus Rhinoviruses gây ra. Loại virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua mắt, mũi, miệng khi đề kháng của chúng ta bị suy yếu. Người dễ mắc bệnh cảm lạnh thường rơi vào một trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi
  • Người mắc bệnh mãn tính, suy yếu hệ miễn dịch
  • Thời tiết thay đổi, chuyển mùa
  • Người hút nhiều thuốc lá
  • Người tiếp xúc với người bị bệnh cảm lạnh
Bệnh cảm lạnh có thể lây 
Bệnh cảm lạnh có thể lây

Cảm lạnh là bệnh có thể lây khi sử dụng chung các vật dụng hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Đặc biệt, khi người bị cảm lạnh hắt hơi, ho hoặc nói chuyện lớn tiếng làm giọt nước bắn ra không khí cũng có thể là nguyên nhân lây bệnh. 

3. Cảm lạnh ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?

Mặc dù nằm trong danh sách các bệnh vặt và không có nhiều triệu chứng nghiêm trọng nhưng trên thực tế nếu không biết cách chăm sóc cơ thể, bị cảm lạnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bệnh nhân có hiện tượng sưng phổi hoặc mũi thì có thể bệnh cảm lạnh đã biến chứng sang các bệnh sau:

  • Viêm xoang: Đây là bệnh lý dễ mắc nhất khi virus cảm lạnh tấn công các hốc xoang. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như: nghẹt mũi nặng, mất vị giác hoặc khứu giác, đờm chuyển xanh hoặc vàng đặc, ho nhiều,… 
  • Viêm phế quản: Cũng như viêm xoang, bị cảm lạnh rất dễ dẫn đến viêm phế quản. Các biểu hiện của viêm phế quản gồm: ho kéo dài, ho có đờm. Nếu bệnh chuyển nặng có thể gây viêm phổi, ho ra máu, đau ngực,…
  • Viêm tai: Các biến chứng của cảm lạnh như viêm phế quản, nhiễm trùng xoang có thể khiến dịch bị ứ trong tai. Đây chính là tác nhân gây viêm tai, nhiễm trùng tai. Bệnh có các biểu hiện như: bên trong tai bị đau, thính lực giảm, có chất lỏng chảy ra từ hốc tai,…

>>>Xem ngay: Khó ngủ khi thời tiết giao mùa, tỉnh dậy mệt lắm phải không?

4. Vì sao ta không thể ngủ vì cảm lạnh và đau họng?

Khi bị cảm lạnh, các triệu chứng như sốt, ho, hắt hơi, đau họng, nghẹt mũi… là không thể tránh khỏi. Các triệu chứng này không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc mà giấc ngủ của bạn cũng trở nên không thoải mái. Vậy thì vì sao ta không thể ngủ vì cảm lạnh và đau họng?

Nghẹt mũi vì cảm lạnh dẫn đến mất ngủ
Nghẹt mũi vì cảm lạnh dẫn đến mất ngủ

Để có một giấc ngủ ngon, cơ thể bạn cần hoàn toàn thả lỏng và thư giãn. Tuy nhiên, khi bị cảm lạnh, bạn khó có thể có được trạng thái này. Một trong những nguyên nhân khiến ta có câu trả lời cho vấn đề vì sao “không thể ngủ vì cảm lạnh và đau họng?” chính là tình trạng nghẹt mũi và đau họng.

Khi mũi bị nghẹt, bạn buộc phải chuyển sang thở bằng miệng. Quá trình này sẽ khiến cổ họng dễ bị khô, từ đó gây nên cảm giác đau rát ở vùng họng. Thở khó khăn và đau họng khiến bạn không thể ngủ sâu và ngon giấc. Ngủ không đủ giấc không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm tình trạng cảm lạnh kéo dài, lâu khỏi. 

5. Một số mẹo giúp ngủ ngon hơn khi bị cảm lạnh

Như vậy là ta vừa tìm được đáp án cho câu hỏi vì sao không thể ngủ vì đau họng hay cảm lạnh? Tiếp theo, chúng ta sẽ đến với một số mẹo giúp khắc phục tình trạng này. 

5.1. Sử dụng đồ uống ấm

Uống nước ấm trước khi đi ngủ là biện pháp giúp làm dịu cơn đau họng cùng các triệu chứng cảm lạnh khác. Khi cổ họng dễ chịu, cơ thể thoải mái hơn một chút, bạn sẽ có được giấc ngủ ngon hơn. Ngoài nước lọc thì bạn cũng có thể uống một số loại trà thảo mộc, trà hoa có thể hỗ trợ giấc ngủ. 

Uống nước ấm giúp dịu cơn đau họng
Uống nước ấm giúp dịu cơn đau họng

Theo chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bạn nên uống nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 60-90 phút. Nếu uống nước quá sát giờ đi ngủ có thể khiến bạn phải thức giấc giữa đêm để đi vệ sinh. 

>>>Đọc ngay: Trước khi ngủ nên uống bao nhiêu nước là tốt nhất?

5.2. Dùng thuốc điều trị cảm lạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ

Làm thế nào để khắc phục vấn đề nhiều đêm không thể ngủ vì đau họng hay cảm lạnh? Một trong những phương pháp vô cùng hiệu quả và không thể bỏ qua khi bị cảm lạnh chính là uống thuốc. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị cảm lạnh. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn, do đó khi bị cảm lạnh bạn cần gặp bác sĩ, dược sĩ để được tư vấn loại thuốc phù hợp.

Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị cảm lạnh
Uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị cảm lạnh

Ngoài thuốc uống thì bạn còn có thể sử dụng thuốc thông mũi để giảm tình trạng nghẹt mũi  đau họng. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn, và ngủ cũng ngon hơn. Các loại thuốc thông mũi hiện nay thường có dạng uống, dạng xịt hoặc nhỏ mũi. Lưu ý, chỉ sử dụng thuốc đúng liều lượng. Bạn không nên lạm dụng thuốc vì có thể khiến các triệu chứng bệnh nặng thêm.

5.3. Sử dụng gối thích hợp, kê cao đầu khi ngủ

Khi bị cảm lạnh, nếu nằm gối đầu quá thấp bạn có thể gặp trình trạng mất ngủ do nghẹt mũi. Ở tư thế kê đầu thấp, các chất nhầy sẽ tích tụ ở cổ họng, kích hoạt cơn ho và khiến bạn khó ngủ. 

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên sử dụng gối kê đầu cao hơn bình thường một chút. Lúc này, lượng đờm trong cổ họng sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, bạn cũng không nên sử dụng gối quá cao vì có thể khiến bạn bị đau cổ và khó ngủ hơn. 

5.4. Tắm nước ấm

Bạn có biết, hơi nước ấm từ vòi sen có khả năng làm loãng cũng như loại bỏ các chất nhầy trong xoang? Ngoài ra, nước ấm cũng giúp cho cơ thể thư giãn, giảm thiểu cảm giác mệt mỏi do cơn cảm lạnh gây ra. Như vậy, việc tắm nước ấm trước khi đi ngủ rất tốt cho người bị cảm lạnh. Bạn sẽ có được giấc ngủ ngon hơn, hạn chế tình trạng nghẹt mũi, đau họng. 

Tắm nước ấm giúp giảm cảm giác nghẹt mũi do cảm lạnh
Tắm nước ấm giúp giảm cảm giác nghẹt mũi

Đặc biệt, để tăng hiệu quả của việc tắm nước ấm, khi tắm bạn có thể sử dụng thêm các loại viên tắm thơm có chứa tinh dầu khuynh diệp hoặc bạc hà. Ngửi các loại tinh dầu này có tác dụng cải thiện chứng nghẹt mũi vô cùng tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng đèn xông tinh dầu trong phòng ngủ. 

>>>Đừng bỏ lỡ: Tắm nước nóng có tác dụng gì? 10 lợi ích của việc tắm nước nóng

5.5. Dùng máy tạo độ ẩm

Không khí cũng là một trong những nguyên nhân khiến xoang mũi bị kích ứng và khiến các triệu chứng cảm lạnh thêm trầm trọng. Do đó, để cải thiện tình huống “không thể ngủ vì đau họng hay cảm lạnh?”, bạn cần bổ sung độ ẩm cho không khí. Một trong những phương pháp hữu hiệu đó chính là sử dụng máy tạo độ ẩm. 

Vì hệ miễn dịch của cơ thể của chúng ta sẽ suy yếu trong khi bị bệnh, thế nên khi sử dụng máy tạo độ ẩm bạn cần dùng nước tinh khiết. Ngoài ra, cần thường xuyên thay nước mỗi ngày và vệ sinh máy tạo độ ẩm thật sạch sẽ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các vi khuẩn có hại phát triển và tấn công cơ thể qua đường mũi. 

4.8. Giữ phòng ngủ luôn luôn thông thoáng, sạch sẽ

Theo một số nghiên cứu gần đây, nhiệt độ phòng ngủ là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Và đặc biệt khi bạn đang sốt và cảm lạnh, nhiệt độ phòng ngủ thích hợp sẽ giúp bạn ngủ ngon và hỗ trợ quá trình hồi phục tốt hơn. Để ngủ ngon hơn khi bị cảm, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức 15.6 – 19,4 độ C. Nếu không sử dụng máy lạnh, bạn có thể mở cửa sổ và đặt quạt mát ở gần cửa sổ. Phương pháp này sẽ giúp không khí trong phòng lưu thông tốt hơn. 

Giữ phòng ngủ thoáng mát giúp hạn chế các vi khuẩn có hại cho cơ thể
Giữ phòng ngủ thoáng mát giúp hạn chế các vi khuẩn có hại cho cơ thể

Ngoài lưu ý đến nhiệt độ thì việc vệ sinh, quét dọn phòng ngủ cũng rất quan trọng. Thường xuyên giặt giũ và thay ga nệm, vỏ gối,… không chỉ giúp bạn ngủ ngon hơn mà còn giúp bảo vệ cơ thể trước các vi khuẩn có hại trong không khí. 

>>>Đọc ngay:

Tại sao khó ngủ và mất ngủ về đêm? Những phương pháp ngủ ngon bạn cần biết

Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu đáp án cho câu hỏi: vì sao không thể ngủ vì đau họng hay cảm lạnh? Mong rằng những kiến thức mà Vua Nệm đã tổng hợp trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc đối phó với cảm lạnh. Hãy luôn giữ một cơ thể khỏe mạnh để có thể học tập, làm việc và tận hưởng cuộc sống bạn nhé!

Tài liệu tham khảo: Vinmec

Đánh giá post

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM