Rau mã đề là loại rau khá quen thuộc ở vùng nông thôn nhưng vẫn còn khá lạ lẫm với dân phố thị. Do đó bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp thông tin rau mã đề là rau gì, rau mã đề có tác dụng gì cùng những món ăn ngon từ loại rau này.
Nội Dung Chính
- 1. Cây rau mã đề là cây gì?
- 2. Rau mã đề có chất dinh dưỡng gì?
- 3. Rau mã đề có tác dụng gì?
- 3.1. Viêm cầu thận cấp tính
- 3.2. Bệnh viêm cầu thận mạn tính
- 3.3. Bệnh viêm bàng quang cấp tính
- 3.4. Viêm bể thận cấp tính
- 3.5. Bệnh sỏi bàng quang
- 3.6. Chữa viêm đường tiết niệu cấp tính
- 3.7. Chứng bí tiểu tiện
- 3.8. Đi tiểu ra máu
- 3.9. Hỗ trợ lợi tiểu
- 3.10. Giảm ho tiêu đờm
- 3.11. Chữa chứng phổi bị nóng và đang ho dai dẳng
- 3.12. Viêm gan siêu vi trùng
- 3.13. Chảy máu cam
- 3.14. Chữa chứng chốc lở ở trẻ em
- 3.15. Cách nấu nước rau mã đề để uống
- 4. Lưu ý khi sử dụng mã đề
- 5. Rau mã đề nấu món gì ngon?
1. Cây rau mã đề là cây gì?
Rau mã đề còn được gọi với tên gọi khác là mã tiền xá, xa tiền thảo, loại rau này có tên khoa học là Plantago asiatica. Theo đó, rau mã đề là cây thân thảo và sống lâu năm. Chúng có chức năng tái sinh và tái sinh bằng nhiều cách như bằng nhánh, bằng hạt, thân cây mã đề có độ cao tầm 10 đến 15cm.
Về đặc điểm nhận dạng, lá cây có hình dạng chiếc thìa, đôi khi lại có hình gần giống như quả trứng, trên lá có gân lại hình cung dọc theo đường trên sống lá và tất cả sẽ cùng đồng quy ở ngọn và gốc lá.
2. Rau mã đề có chất dinh dưỡng gì?
Là loại cây mọc hoang dại song chúng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, trong lá rau mã đề rất giàu canxi cùng đa dạng khoáng chất khác. Ngoài ra, với 100g mã đề sẽ chứa một lượng vitamin A tương đương chất này ở trong một củ cà cà rốt.
Trong thân cây chứa một lượng glucozit hay còn gọi là aucubin. Ở trong lá sẽ có chất nhầy, chất đắng cùng các loại vitamin C, K và yếu tốt T. Còn về hạt sẽ chứa chất nhầy và axit plantenolic.
Rau mã đề có vị ngọt, tính lành với tác dụng chính là chữa đái dắt, bị ho lâu ngày hay viêm phế quản, dịch tả, lỵ… Bộ phần dùng làm thuốc là hạt mã đề phơi hay sấy khô gọi là xa tiền tử, toàn cây bỏ rễ phơi hoặc sấy khô được gọi là xa tiền thảo, lá cây để tươi hoặc phơi hay sấy khô để sử dụng dần.
3. Rau mã đề có tác dụng gì?
Như đã giới thiệu ở trên, rau mã đề trở thành vị thuốc dân gian được sử dụng rất phổ biến, đó là:
3.1. Viêm cầu thận cấp tính
Để chữa bệnh viêm cầu thận cấp tính sẽ sử dụng mã đề, ma hoàng và thạch cao, đại táo sẽ có thêm quế chi và cam thảo 6g, mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc.
3.2. Bệnh viêm cầu thận mạn tính
Hãy sử dụng kết hợp mã đề 16g, thêm 12g phục linh, 12g hoàng bá, 12g rễ cỏ tranh, 12g hoàng liên, 8g mộc thông cần, 8g trư linh. Theo đó mỗi ngày nên sắc uống 1 thang.
3.3. Bệnh viêm bàng quang cấp tính
Với bài thuốc này gồm có các nguyên liệu như 16g mã đề, 12g phục linh cần, 12g hoàng bá, trư linh dùng 9g, mộc thông cần, rễ cỏ tranh 8g, bán hạ chế và hoạt thạch. Sau đó dùng thuốc để sắc uống thành 1 thang thuốc giúp chữa bệnh.
3.4. Viêm bể thận cấp tính
Bài thuốc để chữa viêm bể thận cấp tính gồm có 50g mã đề tươi, 50g rễ cỏ tranh tươi, 500g nửa ký cỏ bấc đèn tươi. Mỗi ngày hãy sắc 1 thang thuốc uống 2 lần trong khoảng 5 đến 7 ngày là sẽ có hiệu quả.
3.5. Bệnh sỏi bàng quang
Với loại bệnh này sẽ cần có nguyên liệu như sau: 30gr rau mã đề, 30g rau diếp cá và kim tiền thảo. Theo đó mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống 2 lần và uống liên tục trong vòng 5 ngày.
3.6. Chữa viêm đường tiết niệu cấp tính
Hãy sử dụng 20g mã đề, 15g bồ công anh, 15g hoàng cầm, 15g lá chi tử cùng một số loại khác như kim tiền thảo, cỏ nhọ nồi, ích mẫu cùng rễ cỏ tranh và thêm vài gram cam thảo. Theo đó mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc và sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày.
3.7. Chứng bí tiểu tiện
Bài thuốc chữa chứng bí tiểu sẽ dùng 13g hạt mã đề sắc nước uống và uống nhiều lần trong ngày, hoặc có thể kết hợp thêm lá mã đề.
3.8. Đi tiểu ra máu
Đối với những ai đi tiểu ra máu sẽ dùng 12g lá mã đề và 12g ích mẫu mang giã lấy nước cốt để uống.
Ngoài ra, để chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già có thể dùng hạt mã đề mang giã nát vụn cho đến khi thành bột, sử dụng khăn vải sạch rồi bao vào, thêm 2 bát nước đem sắc đến khi còn một bát thì bỏ bã đi. Sử dụng nước cốt thu được cùng 3 cốc hạt kê đem nấu thành cháo để ăn khi đói. Bài thuốc này có tác dụng làm mát người và đôi khi giúp cho đôi mắt được sáng khoẻ hơn.
3.9. Hỗ trợ lợi tiểu
Hãy sử dụng 10g hạt mã đề, 2g cam thảo cùng 600ml nước, sau đó sắc lên thu được 200ml, chia làm 3 lần uống trong ngày.
3.10. Giảm ho tiêu đờm
Dùng 10g mã đề, 2g cát cánh, 2g cam thảo, sắc uống mỗi ngày và uống trong vòng 1 tháng.
3.11. Chữa chứng phổi bị nóng và đang ho dai dẳng
Sử dụng 20g-50g mã đề tươi rửa sạch sắc kĩ để uống 3 lần trong ngày, uống khi nóng và mỗi lần cách nhau 3 giờ.
3.12. Viêm gan siêu vi trùng
Sử dụng 20g mã đề, thêm 40g nhân trần, 20g chi tử, 20g lá mơ. Sử dụng toàn bộ cây thái nhỏ rồi sao khô. Thành phẩm thu được pha như nước trà để uống, mỗi ngày uống từ 100 đến 150ml.
3.13. Chảy máu cam
Để chữa chảy máu cam, hãy sử dụng rau mã đề tươi, mang đi rửa sạch và giã nát. Thêm vào đấy 1 ít nước rồi sau đó vắt thật kĩ để lấy nước cốt uống.
Theo đó, người bị chảy máu cam nên ở yên trên giường, sử dụng gối kê cao đầu, bã của cây mã đề sẽ mang đắp lên trán. Nếu máu cam chảy ra nhiều quá, hãy dùng tăm bông sạch cuộn tròn nút bên mũi chảy và uống thuốc khoảng vài ngày sẽ thuyên giảm.
3.14. Chữa chứng chốc lở ở trẻ em
Hãy dùng một nắm rau mã đề tươi mang đi rửa sạch, thái nhỏ, cuối cùng là nấu và ăn cùng 100 đến 150g giò để còn sống, hãy ăn vài ngày trẻ sẽ khỏi.
3.15. Cách nấu nước rau mã đề để uống
Bên cạnh dùng để chữa bệnh, nhiều người vẫn thường dùng nước rau mã đề để uống nhằm thanh nhiệt, bởi loại cây này có tính bình và mát. Theo đó, cách nấu nước từ loại rau này rất đơn giản.
Để nấu nước cho 2 đến 3 người sử dụng, hãy dùng 50g lá rau mã đề, mã đề sau khi mua về hãy bỏ lá vàng, hư, héo và giữ lại phần rễ, rửa thật sạch dưới vòi nước rồi vớt ra để cho ráo.
Sau đó cho lá mã đề đã rửa vào ấm nước rồi cho nước vào, lưu ý lượng nước dùng sao cho vừa đủ ngập qua bề mặt lá là được.
Tiếp theo, đậy nắp nồi lại rồi bật bếp nấu ở trong khoảng 30 phút để cho lá ra hết chất. Cuối cùng chỉ việc đổ nước vào ly và thưởng thức thôi nào.
Nước lá mã đề sẽ có mùi thơm thoang thoảng, vị ngọt nhẹ cùng với chút vị đắng, thích hợp để giải nhiệt trong ngày hè nắng nóng. Bạn có thể kèm thêm 1 ít đường và đá tuỳ theo khẩu vị nhé!
4. Lưu ý khi sử dụng mã đề
Là loại rau chứa vô vàn chất dinh dưỡng nhưng không nên sử dụng mã đề quá thường xuyên hay sử dụng với mục đích giải khát. Đồng thời, nên hạn chế dùng nước mã đề vào buổi tối để tránh đi tiểu đêm nhiều lần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Phụ nữ ở trong thời kỳ mang thai nhất là trong 3 tháng đầu không nên sử dụng nước mã đề, bởi chúng có thể dẫn đến sảy thai. Hơn nữa, tuyệt đối không dùng cho người bị thận yếu hay suy thận mạn tính.
Dù là một bài thuốc dân gian được lưu truyền lại nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn về công dụng và cách dùng. Người bệnh không nên tự ý sắc thuốc uống, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ cùng thầy thuốc có chứng chỉ hành nghề.
>>>Tìm hiểu ngay:
- Rau đay là rau gì?
- Rau nhút là rau gì?
- Rau cải cúc là rau gì?
- Rau bò khai là rau gì?
- Rau Cải Ngồng là gì?
5. Rau mã đề nấu món gì ngon?
Như đã giới thiệu, không chỉ được dùng như một bài thuốc, lá cây mã đề còn dùng như một loại rau để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Dù vậy, bạn vẫn đang băn khoăn không biết nấu món gì từ loại rau này thì danh sách dưới đây sẽ dành riêng cho bạn đấy, lưu ngay vào sổ tay của mình nào:
- Canh thịt bò cùng rau mã đề thơm ngon quá đi thôi!
- Canh nấm nấu cùng rau mã đề cũng là một sự kết hợp hoàn hảo đấy!
- Rau mã đề nấu mọc, giò sống vốn là món ăn “bất hủ” của các bà, các mẹ.
- Rau mã đề nấu với đậu hũ thật thanh mát và dịu ngọt phải không?
- Thức uống rau mã đề “mix” râu ngô cũng là một lựa chọn tuyệt vời
- Đơn giản dễ nấu với món rau mã đề xào thịt bò, 5 phút có ngay đĩa rau ngon.
>>>Đọc thêm:
Trên đây là những thông tin hữu ích về rau mã đề cùng các công dụng, bài thuốc và món ăn ngon từ loại rau này. Hãy lưu lại và sử dụng chúng khi cần thiết, cảm ơn bạn đọc đã dành thời gian để theo dõi bài viết!