Sức khỏe giấc ngủ

Rau nhút là rau gì? Tác dụng của rau nhút như thế nào đối với sức khoẻ?

CẬP NHẬT 09/11/2022 | BỞI Hương Lăng

Rau nhút là loại rau gắn liền với người dân vùng sông nước, tuy nhiên với các bạn vùng cao thì đây là một cái tên mới lạ. Hãy cùng tìm hiểu xem rau nhút là rau gì? ăn rau nhút mang lại lợi ích như thế nào cho sức khỏe qua bài viết dưới đây.

Rau nhút là rau gì?
Rau nhút là rau gì?

1. Rau nhút là rau gì?

Rau nhút là rau gì? Rau nhút hay còn gọi là rau rút là loại cây thuộc họ đậu. Thân cây có các mô khí xốp màu trắng, nhờ các mô xốp này giúp thân cây nổi trên mặt nước, tuy nhiên đối với đoạn thân mọc trên cạn sẽ không có các mô xốp này. Phần thân mọc trên mặt nước có thể dài từ 90 – 150 cm.

Che phủ thân cây là nhiều nhánh lá có hình lông chim kéo nhỏ, lá rau nhút tương tự lá cây trinh nữ. Hoa rau nhút mọc thành từng chùm có màu vàng lục, hoa có hình cầu và mượt thường nở vào mùa hè. Quả rau nhút có hình dẹp như quả đậu dài từ 2,5 – 5 cm.

Phần thân cây nổi trên mặt nước hình thành nên các thảm lá dày đặc, đây chính là thực vật thủy sinh xâm hại vì gây tắc dòng chảy, nguyên nhân làm giảm chất lượng nước cũng như giảm hoạt động của cá và kìm hãm sự phát triển của một số loại thực vật bản địa khác.

Rau nhút mọc và nổi trên mặt sông
Rau nhút mọc và nổi trên mặt sông

2. Rau nhút có tác dụng gì?

Theo các nghiên cứu khoa học, rau nhút có thành phần dinh dưỡng bao gồm theonin, amin leucin, methionin, vitamin B12,… đồng thời lượng protein trong rau nhút được các nhà khoa học đánh giá là rất cao, cao hơn nhiều so với một số thực phẩm phổ biến như xà lách, mồng tơi hay rau muống,…

Các bộ phận của rau nhút thường được sử dụng để nấu ăn là ngọn, thân và lá, các bộ phận này đều chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao và chứa ít calo. Ngoài ra rau nhút là loại thực phẩm giàu protein, ít chất béo và hàm lượng khoáng chất trong rau nhút cao và đa dạng.

2.1 Giải nhiệt, trị mụn

Theo Đông y, rau nhút có tính hàn mát, là thực phẩm thích hợp sử dụng để làm mát cơ thể, giúp giảm mụn nhọt ở người có thân nhiệt cao hay nóng trong người. Bạn có thể luộc rau nhút lấy nước uống hoặc sử dụng rau nhút phơi khô sắc nước uống.

2.2 Chữa mất ngủ

Nhờ chứa hàm lượng lớn vitamin B12, rau nhút được các chuyên gia khuyên dùng cho người mất ngủ. Lượng vitamin B12 trong rau nhút khi được nạp vào cơ thể sẽ làm sản sinh ra chất melatonin, đây là chất giúp thư giãn não bộ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Rau nhút có tác dụng gì
Rau nhút hỗ trợ chữa mất ngủ hiệu quả

>>>Xem thêm: Ăn món gì để ngủ ngon hơn?

2.3 Hạn chế bệnh thiếu máu

Vitamin B12 ngoài hỗ trợ trị mất ngủ còn trực tiếp giúp hình thành hồng cầu trong máu, nhờ vậy giúp góp phần ngăn ngừa thiếu máu, giúp quá trình vận chuyển oxy trong máu diễn ra thuận lợi để nuôi các tế bào.

2.4 Bổ sung chất đạm

Theo nghiên cứu, hàm lượng đạm trong rau nhút khá cao, tương đương với rau ngót và rau mồng tơi. Chất đạm là một chất rất quan trọng trong việc hình thành, cấu trúc lại và duy trì hoạt động của các mô tế bào, giúp thúc đẩy sự phân bào để cung cấp năng lượng và bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.

2.5 Cải thiện táo bón

Ăn rau nhút vừa mát vừa là nguồn cung cấp chất xơ rất dồi dào vì vậy rau nhút là loại thực phẩm hàng đầu được khuyên dùng cho người bị táo bón kéo dài. Chất xơ từ rau nhút khi vào đường ruột sẽ hút nước để hỗ trợ làm mềm phân nhờ đó mà việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

2.6 Củng cố xương chắc khỏe

Có nhiều nguồn tin cho rằng ăn rau nhút có thể gây đau nhức xương khớp nhưng đây là thông tin hoàn toàn không được kiểm chứng. Ngược lại theo các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, rau nhút có các khoáng chất rất phong phú như canxi, photpho, kẽm,… đều là những khoáng chất cần thiết cho xương chắc khỏe, tăng kết nối xương khớp, cải thiện hệ vận động dẻo dai, giảm đau nhức về xương.

Ăn rau nhút củng cố xương chắc khỏe
Ăn rau nhút củng cố xương chắc khỏe

>>>Đọc thêm:

3. Lưu ý khi sử dụng rau nhút

Rau nhút là thực phẩm tự nhiên và khá an toàn tuy nhiên vẫn cần lưu ý một vài điều sau khi sử dụng rau nhút

– Vì rau nhút có tính hàn nên ăn rau nhút có thể gây đau bụng, tiêu chảy đặc biệt ở trẻ em và người có thể trạng yếu.

– Phụ nữ đang mang thai cũng là đối tượng cần hết sức lưu ý khi ăn rau nhút nhất là ăn rau nhút sống. Vì đây là loại cây mọc dưới nước rất dễ nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm hay giun sán, ăn phải rau có các mầm bệnh này có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi.

– Theo nghiên cứu, rau nhút có thể hút một số kim loại như đồng, chì, kẽm tồn tại trong môi trường sống của chúng, vậy nên việc ăn quá nhiều rau nhút có thể dẫn đến tình trạng tích tụ kim loại nặng trong cơ thể.

Bỏ túi lưu ý khi sử dụng rau nhút
Bỏ túi lưu ý khi sử dụng rau nhút

4. Phụ nữ mang thai có nên ăn rau nhút?

Theo như các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu có thể ăn rau nhút tuy nhiên với một lượng vừa phải và phải sơ chế kỹ càng và sạch sẽ trước khi ăn. Các chuyên gia cũng cho thấy những lợi ích của rau nhút cho phụ nữ mang thai như:

– Hỗ trợ làm giảm táo bón thai kỳ 

– Cải thiện chứng trầm cảm và căng thẳng

– Ngăn ngừa hiệu quả hiện tượng thiếu máu thai kỳ

– Giúp thanh nhiệt giải độc giảm bốc hỏa

>>>Bạn đã biết: Ăn rau mồng tơi có tốt không? 

5. Món ăn ngon từ rau nhút

5.1 Rau nhút xào tỏi

Sơ chế rau nhút: rau nhút bỏ phần xốp trắng lấy ngọn non đem rửa sạch rồi chần qua nước sôi có bỏ ít muối. Rau nhút sau khi trần xong cho ngay vào nước lạnh để rau được xanh và giòn.

Sau đó phi tỏi và và cho rau nhút vào đảo đều, nêm nếm gia vị vừa ăn. Lưu ý chỉ xào nhanh để tránh rau bị sậm màu và nhũn.

Món rau nhút xào tỏi
Món rau nhút xào tỏi

5.2 Canh rau nhút khoai sọ

Sơ chế tương tự như rau nhút xào, khoai sọ gọt vỏ rửa kỹ và cắt thành miếng vừa ăn. 

Nấu một nồi nước xương hầm, khi nước đã ngọt tiếp tục cho khoai sọ vào nấu đến khi khoai mềm chúng ta tiếp tục thả rau nhút vào và nêm nếm gia vị vừa ăn và chờ đến khi canh sôi một lần nữa là chúng ta đã hoàn thành món canh rau nhút khoai sọ thơm ngon.

5.3 Gỏi tôm rau nhút

Gỏi tôm rau nhút là một món ăn hấp dẫn lại còn thanh đạm rất phù hợp với những ngày mà bạn quá quá ngán với những món nhiều dầu mỡ. Món ăn này là sự kết hợp với vị ngọt từ tôm và rau nhút giòn giòn cùng với vị chua của chanh chắc chắn sẽ rất bắt cơm.

Rau nhút được xào chín tới vẫn giữ được độ giòn mềm hòa quyện với mực ngọt thịt giúp món ăn thêm thơm ngon.

6. Bài thuốc chữa bệnh từ rau nhút

Bài thuốc trị nóng trong và táo bón: rau nhút hái về rửa sạch và phơi khô, sau đó dùng để sắc cùng khoảng 400ml nước cho đến khi cạn còn 200ml thì có thể dùng trong ngày và uống thay nước lọc.

Bài thuốc giúp trị mất ngủ, an thần từ rau nhút: ninh hỗn hợp rau nhút, khoai sọ và lá sen cho nhừ để làm thức ăn. Sử dụng món ăn này từ 3-5 lần một tuần trước khi đi ngủ từ 30 phút đến 1 tiếng sẽ giúp tinh thần được thoải mái, giúp ngủ ngon hơn và sâu hơn.

Những bài thuốc chữa bệnh từ rau nhút
Những bài thuốc chữa bệnh từ rau nhút

>>>Đọc thêm: So sánh sự khác nhau giữa rau cần ta và rau cần tây

Rau nhút là một loại thực phẩm dân dã gắn liền với cuộc sống của người dân miền sông nước, không chỉ có mặt trong những bữa ăn hàng ngày, rau nhút còn được sử dụng như một loại thuốc trong y học. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn có một số kiến thức nhất định để sử dụng loại rau này tốt nhất.

Bài viết liên quan:

Hương Lăng
Hương Lăng