Trong giai đoạn mang thai, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Trong danh sách thực phẩm tốt cho bà bầu, đào thường được xem xét như một lựa chọn hấp dẫn. Tuy nhiên, liệu bà bầu ăn đào được không, và cần lưu ý điều gì khi dùng? Để có thể an tâm sử dụng, bạn hãy cùng Vua Nệm giải đáp ngay những thắc mắc này nhé.
Nội Dung Chính
1. Lý do khiến nhiều người băn khoăn về việc mang bầu ăn đào được không?
Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường được cảnh báo về việc tránh xa quả đào, vì nhiều người cho rằng chúng không có lợi cho sức khỏe. Thậm chí, quá nhiều thông tin truyền miệng, loại quả này được cho là có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như sảy thai, sinh non, con sinh ra bị dị tật hay khuyết tật…
Tuy nhiên, đây là những quan niệm hoàn toàn không có cơ sở khoa học mà chỉ là những lời đồn đại trong dân gian, được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Vì điều này mà nhiều mẹ bầu bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức quả đào ngon ngọt và giàu dinh dưỡng trong suốt thai kỳ.
2. Giải đáp thắc mắc liệu bà bầu ăn đào được không?
2.1. Những nguy cơ gặp phải khi bầu ăn đào
Một số người cho rằng bà bầu không nên ăn đào vì có thể gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, quan điểm này có cơ sở khoa học hay không? Và bà bầu ăn đào được không? Để có thể làm rõ những vấn đề này, hãy cùng xem xét những lý do sau đây:
- Vốn dĩ đào là một trong những loại trái cây có tính nóng, vì thế khi sử dụng quá nhiều, chúng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của người mang thai. Thậm chí, việc không thể kiểm soát được lượng đào nạp vào cơ thể mỗi ngày còn gây ra tình trạng chảy máu, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Một số loại đào có lông trên vỏ, có thể gây dị ứng cho người ăn. Đặc biệt, với những người có màng nhầy nhạy cảm, ăn đào có thể gây viêm họng, ho hay thậm chí là khó thở.
- Đào là loại quả ngọt, chứa nhiều đường nên ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu, gây ra tiểu đường thai kỳ. Nên nhớ rằng điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn làm tăng nguy cơ béo phì, sinh non hay dị tật cho con.
- Nhiều nghiên cứu chỉ ra đào cũng là một nguồn cung cấp axit folic tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đào, có thể làm tăng quá mức axit folic trong máu. Điều này sẽ vô tình phát sinh ra các triệu chứng khó chịu như buồn nôn, mẩn ngứa, co giật.
2.2. Lợi ích của quả đào mang lại cho sức khỏe mẹ bầu
Để trả lời chính xác hơn cho câu hỏi bà bầu ăn đào được, chúng ta cần xem xét những lợi ích mà quả đào mang lại cho sức khỏe của mẹ và bé. Vốn dĩ đây là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, có thể hỗ trợ quá trình mang thai của người phụ nữ ở nhiều khía cạnh, chẳng hạn như:
2.2.1. Phần nào đó ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi
Quả đào có chứa folate, một loại vitamin B có công dụng bảo vệ thai nhi khỏi các khuyết tật ống thần kinh, như tật nứt đốt sống. Theo các chuyên gia, thành phần này rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.
2.2.2. Cải thiện hệ tiêu hóa trong giai đoạn thai kỳ
Đào là một trong số ít những loại trái cây có hàm lượng chất xơ cao, khoảng 1.5g/100g quả. Nên nhớ rằng chất xơ sẽ giúp kích thích hoạt động của ruột, từ đó ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ – một triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu hiệu quả.
2.2.3. Tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn, có lợi cho hệ thần kinh, xương khớp
Bên cạnh những công dụng nổi bật như trên, quả đào còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, như vitamin (A và C), canxi, sắt, phốt pho,… Trong đó:
- Vitamin C có công dụng tăng cường hệ miễn dịch, giúp hấp thụ sắt tốt hơn và hình thành răng, xương, mạch máu, sụn và cơ cho thai nhi. Bên cạnh đó, bà bầu bổ sung vitamin C còn giảm thiểu nguy cơ sinh non. Các nghiên cứu đã chỉ ra ăn một quả đào có thể đáp ứng được 25% nhu cầu vitamin C hàng ngày của mẹ bầu.
- Trong khi đó, Vitamin A trong quả đào có thể đáp ứng 15% nhu cầu hàng ngày của mẹ bầu. Nhóm Vitamin này giúp xây dựng khung xương vững chắc, cải thiện thị lực và duy trì hệ miễn dịch cho thai nhi.
- Quả đào cũng có chứa phốt pho – một khoáng chất quan trọng đối với khả năng hấp thụ canxi của mẹ bầu. Bổ sung phốt pho sẽ giúp phòng ngừa loãng xương sau sinh và tạo ra hệ xương khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.
Đặc biệt, trong quả đào còn có kali – một khoáng chất có lợi cho huyết áp và dịch trong cơ thể. Các bảng thống kê cho thấy trung bình một quả đào có thể cung cấp được 12% lượng kali cần thiết hàng ngày cho phụ nữ mang thai. Nhờ vậy mà mẹ bầu có thể giảm được các triệu chứng không mong muốn như phù nề, chuột rút hay tăng huyết áp.
2.2.4. Góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường khi mang thai
Quả đào có hàm lượng calo thấp nhưng lại có nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Những thành phần này sẽ giúp cơ thể thai nhi giảm lượng mỡ xấu, duy trì cân nặng và hỗ trợ hoạt động của các cơ quan tối ưu. Do đó, ăn đào được xem là biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh tiểu đường thai kỳ, một căn bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé.
Như vậy, có thể thấy rằng việc bà bầu ăn đào có những mặt tích cực và tiêu cực. Nhìn chung, loại trái cây này có lợi hay hại sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng của mỗi người. Để đảm bảo an toàn, tốt hơn hết bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để biết rõ bà bầu ăn đào được không.
3. Bà bầu ăn đào như thế nào để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé?
Với những chia sẻ bên trên bạn chắc hẳn đã biết bà bầu ăn đào được không. Theo những nghiên cứu đã được tiến hành bởi Trường Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai vẫn có thể ăn đào an toàn nếu tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Tốt hơn hết nên chọn loại đào sạch, không chứa chất bảo quản hay thuốc trừ sâu. Trong trường hợp không chắc chắn về nguồn gốc của đào, bạn cần phải chủ động rửa kỹ hoặc gọt sạch vỏ trước khi ăn.
- Ăn đào có chừng mực, không nên ăn quá 500g đào mỗi ngày. Về cơ bản, lượng đào vừa đủ này sẽ cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho mẹ và bé mà không gây ra các tác dụng phụ.
- Tránh ăn đào trong 3 tháng đầu thai kỳ để phòng bất trắc. Đây vốn dĩ là giai đoạn quan trọng nhất của thai nhi, mọi yếu tố bên ngoài đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
XEM THÊM:
- Bà bầu ăn rau dền được không? Rau dền có tác dụng gì với sức khỏe bà bầu?
- Mẹ bầu ngủ muộn có ảnh hưởng đến sức khoẻ thai nhi như thế nào?
- Mẹ bầu có nên để bụng đói đi ngủ? Có nên ăn khuya muộn không?
Tóm lại bà bầu có ăn đào được không sẽ tùy thuộc vào nhìn nhận của mỗi người. Nhìn chung, việc ăn đào trong giai đoạn này hoàn toàn an toàn và có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên kiểm soát lượng ăn để tránh quá nhiều đường hoặc gây dị ứng cho cơ thể nhé.
Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/ba-bau-an-dao-duoc-khong/