Các chuyên gia sức khỏe vẫn thường khuyên chúng ta chạy bộ để tăng cường miễn dịch, hạn chế bệnh tật. Vậy cụ thể, chạy bộ có tác dụng gì đối với cơ thể? Bài viết dưới đây của Vua Nệm sẽ giúp bạn có câu trả lời chi tiết.
Nội Dung Chính
- 1. Giải đáp chạy bộ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
- 1.1. Hỗ trợ ngủ ngon hơn
- 1.2. Tăng tuổi thọ
- 1.3. Tăng hệ miễn dịch
- 1.4. Cải thiện tinh thần
- 1.5. Giảm nguy cơ ung thư
- 1.6. Tăng năng suất làm việc
- 1.7. Giảm huyết áp
- 1.8. Giảm đau xương khớp
- 1.9. Chạy bộ có tác dụng gì? Hạn chế các bệnh tim mạch
- 1.10. Kiểm soát cân nặng
- 1.11. Cải thiện chức năng nhận thức
- 1.12. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
- 2. Những lưu ý quan trọng khi chạy bộ
1. Giải đáp chạy bộ có tác dụng gì đối với sức khỏe?
1.1. Hỗ trợ ngủ ngon hơn
Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi người, ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và sức khỏe thể chất. Giấc ngủ ngon giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh, cải thiện trí nhớ, tăng miễn dịch… Trong khi đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen chạy bộ sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn để phục hồi sức khỏe.
Như vậy, có thể thấy việc chạy bộ đem lại nhiều lợi ích cho con người, đặc biệt là với những người bị mất ngủ, khó ngủ. Hãy thử chạy bộ mỗi ngày và theo dõi xem chất lượng giấc ngủ của mình có được cải thiện không nhé.
1.2. Tăng tuổi thọ
Một trong những tác dụng quan trọng nhất của chạy bộ là tăng tuổi thọ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người chạy bộ có tỷ lệ tử vong thấp hơn khoảng 25-30% so với người không có thói quen chạy bộ.
Việc chạy bộ có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, điều hòa hormone, kiểm soát glucose và insulin để giúp xương chắc khỏe, đồng thời hỗ trợ thần kinh. Ngoài ra, một số chuyên gia cũng nhận định rằng chạy bộ giúp giảm cholesterol và chất béo.
1.3. Tăng hệ miễn dịch
Theo nhà nghiên cứu David Nieman, việc chúng ta luyện tập thể dục thể thao cần kết hợp với chế độ ăn các loại quả mọng màu đỏ, đen, xanh, mới tăng cường miễn dịch hiệu quả. Bên cạnh đó, việc chạy bộ có thể giúp đề kháng tốt hơn, tăng vi khuẩn đường ruột có lợi, chống bệnh tật, giảm viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy vậy khi chạy bộ, bạn không nên chạy quá sức vì điều này có thể gây suy giảm hệ miễn dịch.
1.4. Cải thiện tinh thần
Chạy bộ không chỉ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà còn giúp bạn cải thiện tâm trạng, tăng cảm xúc hạnh phúc và thêm năng lượng. Đây cũng là một trong những liệu pháp tâm lý hỗ trợ cho chứng stress kéo dài, rối loạn tâm thần, đặc biệt là trầm trầm cảm. Tuy nhiên, chạy bộ cũng chỉ là phương pháp hỗ trợ. Nếu muốn bệnh dứt điểm, bạn nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
1.5. Giảm nguy cơ ung thư
Một nghiên cứu thực hiện vào năm 2016 cho thấy, những người tập thể dục, chạy bộ thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc 26 loại ung thư so với những người ít hoặc không tập thể dục. Bên cạnh đó, chạy bộ cũng đem lại nhiều lợi ích cho người mắc ung thư. Hoạt động này không chỉ giảm tác dụng phụ từ các phương pháp điều trị mà còn hỗ trợ cải thiện sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần.
1.6. Tăng năng suất làm việc
Một trong những lợi ích bất ngờ từ việc chạy bộ đó là tăng năng suất làm việc, giúp bạn năng động và khỏe mạnh hơn. Theo các chuyên gia, khi cơ thể khỏe mạnh thì trí óc cũng hoạt động hiệu quả, từ đó đảm bảo năng suất công việc tốt nhất.
1.7. Giảm huyết áp
Việc chạy bộ sẽ làm giảm tình trạng cứng mạch máu giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Điều này giúp huyết áp của bạn giảm đáng kể sau khi tập thể dục, chạy bộ.
1.8. Giảm đau xương khớp
Với câu hỏi chạy bộ có tác dụng gì thì không thể bỏ qua lợi ích giảm đau xương khớp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người ít thể dục và chạy bộ sẽ dễ mắc phải các vấn đề ở lưng, xương sống hoặc khớp gối so với người thường xuyên chạy bộ.
Cụ thể, một nghiên cứu so sánh 675 vận động viên marathon với những người ít thể dục thể thao cho kết quả: Các vận động viên có nguy cơ mắc chứng viêm khớp thấp hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khẳng định việc chạy bộ không ảnh hưởng xấu đến khớp gối như nhiều người vẫn lầm tưởng.
1.9. Chạy bộ có tác dụng gì? Hạn chế các bệnh tim mạch
Khi chúng ta chạy bộ, luồng máu sẽ tập trung về tim, điều này thúc đẩy tim phải bơm máu, từ đó tăng cường hoạt động của tim. Ngoài ra, chạy bộ và hít thở đều đặn còn giúp tim khỏe hơn và hạn chế các bệnh tim mạch hiệu quả.
1.10. Kiểm soát cân nặng
Một trong những phương pháp giảm cân và giữ dáng hiệu quả đó là chạy bộ. Khi chạy bộ, cơ thể sẽ đốt cháy nhiều calo giúp hạn chế nguy cơ tích trữ mỡ thừa. Chúng ta không cần phải chạy quá nhanh mới giảm được cân mà hãy chạy vừa sức trong thời gian cần thiết.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tập thể dục khoảng 200 – 300 phút mỗi tuần có thể duy trì cân nặng hiệu quả hơn so với những người chạy bộ dưới 150 phút mỗi tuần.
1.11. Cải thiện chức năng nhận thức
Một trong những lợi ích tiếp theo của chạy bộ đó là giúp chúng ta tăng nhịp tim và lưu lượng máu, cải thiện lượng máu giàu oxy cho não. Ngoài ra, khi chạy bộ thì cơ thể sẽ kích thích giải phóng BDNF – yếu tố dưỡng thần kinh giúp tăng trưởng các tế bào thần kinh trong não. Đặc biệt, khi chạy bộ ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn vẫn có thể phòng tránh được các vùng não gây ra bệnh Alzheimer hoặc suy giảm chức năng nhận thức.
1.12. Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh thừa cân và béo phì đó là do nồng độ glucose trong máu cao, đây cũng chính là yếu tố làm bệnh tiểu đường chuyển biến xấu. Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, chạy bộ đem lại nhiều lợi ích đối với bệnh nhân tiểu đường như sau:
- Hạn chế nguy cơ bị tiểu đường
- Hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 1 và giảm nguy cơ chứng tiền tiểu đường phát triển thành tiểu đường loại 2
2. Những lưu ý quan trọng khi chạy bộ
Sau khi tìm hiểu chạy bộ có tác dụng gì thì bạn cũng nên tham khảo một số lưu ý khi chạy bộ để đảm bảo hiệu quả tốt nhất:
- Thứ nhất, chúng ta cần khởi động và làm nóng cơ thể trước khi chạy bộ, tránh chuột rút.
- Thứ hai, bạn nên điều chỉnh thời gian chạy bộ phù hợp với cơ thể. Ban đầu bạn nên chạy chậm rãi trong thời gian ngắn, sau đó tăng dần lên để cơ thể thích nghi.
- Thứ ba, bạn nên chọn giày chạy bộ phù hợp để mang đến cảm giác thoải mái nhất cho chân, đồng thời giảm tối đa nguy cơ chấn thương.
- Thứ tư là chúng ta cần chạy bộ đúng tư thế. Chúng ta nên đẩy chân từ phần giữa của đế giày, thẳng lưng và không quá nghiêng về phía trước hoặc phía sau. Khi chạy, bạn cũng đừng quên tập trung vào hơi thở, thở đều và sâu khi chạy bộ để cung cấp đủ oxy cho cơ thể.
- Tùy theo mục đích mà bạn nên chọn khung giờ chạy bộ khác nhau. Nếu muốn giảm cân, bạn nên chạy bộ trong khung giờ từ 5h00 – 7h00 sáng. Đây là thời điểm cơ thể đốt cháy calo hiệu quả, bạn cũng có thể tận hưởng không khí trong lành vào sáng sớm.
- Nếu muốn nâng cao sức bền, bạn nên chạy bộ vào buổi chiều tối, trong khung giờ từ 16h00 – 18h00 giờ. Lúc này, cơ thể có nhiều năng lượng, hoạt động linh hoạt nên rất phù hợp để vận động cải thiện sức khỏe.
- Bạn không nên chạy bộ vào buổi trưa. Tuy nhiên nếu chỉ có khung giờ này phù hợp, bạn nên chạy bộ sau bữa ăn từ 30 – 60 phút để tránh nguy cơ bị đau dạ dày.
Như vậy có thể thấy rằng, chạy bộ đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Hy vọng với bài viết trên đây của Vua Nệm, bạn đọc đã hiểu rõ chạy bộ có tác dụng gì và những lưu ý khi chạy bộ để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
>>>Xem thêm:
- Chạy bộ tại chỗ có tốt không? Những lợi ích mà chạy bộ tại chỗ mang lại cho sức khỏe?
- Chạy bộ đốt bao nhiêu calo? Cần lưu ý những gì khi tập
- Tiết lộ chạy bộ có giảm mỡ bụng không và cách thực hiện