Cà phê là một trong những thức uống phổ biến hàng đầu trên thế giới và cả ở Việt Nam. Chúng vừa có giá trị giải khát vừa mang đến những lợi ích khác như chống buồn ngủ, bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, lạm dụng, uống nhiều cà phê có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu về sức khỏe. Đáng nói cà phê có thể gây nghiện và không dễ gì cai được. Bài viết dưới đây Vua Nệm sẽ hướng dẫn bạn những cách cai nghiện cà phê hiệu quả mà vẫn đảm bảo được sức khoẻ.
Nội Dung Chính
- 1. Ảnh hưởng xấu khi nghiện cà phê đến sức khoẻ
- 2. Cai nghiện cà phê như thế nào mới đúng cách?
- 2.1 Chọn thời điểm thích hợp để cai nghiện cà phê
- 2.2 Cho gia đình, đồng nghiệp biết bạn đang cai cà phê
- 2.3 Mang theo thuốc giảm đau để dùng khi cần
- 2.4 Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu protein
- 2.5 Tránh những khung giờ bạn hay uống cà phê
- 2.6 Nghỉ ngơi khi bạn thấy cần thiết
- 2.7 Cắt giảm dần lượng cà phê hàng ngày
- 3. Những triệu chứng gặp phải khi cai nghiện cà phê
1. Ảnh hưởng xấu khi nghiện cà phê đến sức khoẻ
1.1 Lo âu và trầm cảm
Tiêu thụ nhiều caffeine trong cà phê khiến người dùng có cảm giác căng thẳng, lo âu, bồn chồn. Hoặc có thể gặp phải các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, tiêu hoá, nhịp tim tăng, thậm chí có thể gây tử vong. Đối với những người trầm cảm, nghiện cà phê có thể làm tăng mức độ trầm cảm.
1.2 Có hại cho thai nhi
Caffeine sẽ ngấm qua nhau thai và gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến thai nhi. Phụ nữ uống nhiều cà phê trong thời gian thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non, nhịp tim thai trở nên bất thường, khiến trẻ chậm phát triển. Với những bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú cũng cần hạn chế uống cà phê vì có thể gây khó ngủ cho trẻ. Ngoài ra, caffeine còn là nguyên nhân cản trở quá trình rụng trứng vào tử cung, làm ảnh hưởng đến quá trình đậu thai. Vì vậy cần hạn chế nếu bạn muốn có em bé.
1.3 Nguy cơ mắc nhiều bệnh
Uống nhiều cà phê trong ngày có thể gây đau đầu, mất ngủ, ợ nóng dạ dày, làm đổ mồ hôi ban đêm với phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Người mắc bệnh gout lạm dụng cà phê làm tăng tình trạng đau nhức. Một số loại thuốc như kháng sinh, giãn phế quản, thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm… có thể tương tác xấu với caffeine làm tăng nguy cơ co giật đối với người sử dụng.
1.4 Ngộ độc
Bạn có thể phải đối mặt với chứng ngộ độc caffeine có trong cà phê với triệu chứng đầu tiên là nôn ói không ngừng. Tình trạng này dễ xảy ra với những người trẻ tuổi, thiếu niên. Vì vậy cần cân nhắc sử dụng nếu bạn không phù hợp với loại đồ uống này.
>>>Kiến thức hay: Uống cà phê có tốt không, liều lượng bao nhiêu là hợp lý?
2. Cai nghiện cà phê như thế nào mới đúng cách?
2.1 Chọn thời điểm thích hợp để cai nghiện cà phê
Theo khảo sát, nhiều người có xu hướng uống nhiều cà phê hơn vào những thời điểm như trước một kỳ thi hoặc một sự kiện quan trọng đang đến gần. Nếu phải cai nghiện cà phê vào những thời điểm này e rằng không thật sự thích hợp. Thay vào đó, bạn nên tiến hành cai vào khoảng thời gian không có nhiều việc quan trọng phải làm. Bạn có thể chọn một kỳ nghỉ để ngưng dần việc uống cà phê, đây là thời điểm mà bạn có thời gian nghỉ ngơi và tránh xa được lối sống thường nhật của mình.
2.2 Cho gia đình, đồng nghiệp biết bạn đang cai cà phê
Bạn nên thông tin đến gia đình, đồng nghiệp biết về việc bạn đang cai nghiện cà phê. Mọi người sẽ động viên hoặc hợp tác với bạn bằng cách tránh mời bạn cà phê, không pha và uống cà phê xung quanh bạn chẳng hạn. Thay vì uống cà phê, các đồng nghiệp có thể mời bạn loại đồ uống khác như nước chanh, sinh tố…
2.3 Mang theo thuốc giảm đau để dùng khi cần
Khi bắt đầu ngưng việc sử dụng cà phê, bạn có thể gặp phải các tình trạng như đau đầu, mệt mỏi. Nếu cơn đau trở quá ảnh hưởng, bạn có thể cần sử dụng tới thuốc giảm đau. Một số loại thuốc không cần kê đơn như Acetaminophen, Aspirin… sẽ giúp giảm đau đầu hiệu quả.
2.4 Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu protein
Thiếu hụt năng lượng cũng là một trong những tình trạng phổ biến ở người bước vào giai đoạn cai cà phê. Lúc này bạn cần bổ sung nhiều protein hơn trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Thịt, sữa, đậu sẽ là nguồn cung cấp protein tuyệt vời, mang lại nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể thay thế phần caffeine thiếu hụt.
2.5 Tránh những khung giờ bạn hay uống cà phê
Mỗi người thường có thói quen uống cà phê vào những khung giờ nhất định, ví dụ như buổi sáng, trước khi vào giờ họp… Vào những thời điểm này, bạn có thể chủ động chuẩn bị một món đồ uống khác hoặc vài viên kẹo singum chẳng hạn.
2.6 Nghỉ ngơi khi bạn thấy cần thiết
Một trong những lý do phổ biến mà nhiều người tìm đến cà phê là để chống lại cơn buồn ngủ. Để cai nghiện cà phê, bạn buộc phải lựa chọn phương pháp khác như đi rửa mặt, đi lại trong văn phòng thay vì ngồi yên một chỗ, thậm chí là cho phép mình chợp mắt 10 – 15 phút để giải quyết cơn buồn ngủ… Cùng với đó hãy chú ý ngủ đủ giấc vào ban đêm, tránh tình trạng mệt mỏi, uể oải vào hôm sau.
2.7 Cắt giảm dần lượng cà phê hàng ngày
Để cai nghiện cà phê không nên cắt hoàn toàn, tức thì. Thay vào đó bạn nên cắt giảm dần lượng cà phê hàng ngày cho đến khi không cần đến nữa để cơ thể dần quen với việc không phải phụ thuộc vào loại đồ uống này.
Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng cần có quy trình rõ ràng:
- Theo dõi và ghi lại lượng cà phê bạn uống mỗi ngày: số cốc, kích cỡ cốc, loại cà phê, độ đặc (% cà phê).
- Cắt giảm một nửa lượng cà phê vào ngày hôm sau. Thay vì một thì chỉ uống nửa cốc mỗi ngày, pha loãng hoặc thay thế bằng loại cà phê khác loãng hơn. Đồng thời nên uống nhiều nước lọc hơn để tránh mất nước.
- Duy trì lượng cà phê đã cắt giảm trong vòng 3 ngày, theo dõi các triệu chứng có thể gặp phải như đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ,…
- Tiến đến cắt giảm 1/4 lượng cà phê ban đầu và cuối cùng là ngừng hẳn việc uống cà phê. Tuỳ vào khả năng cai nghiện cà phê của mình mà bạn tiến hành cắt giảm phù hợp. Hãy thay thế cà phê bằng một số loại thức uống khác tốt hơn cho sức khoẻ như nước ion kiềm, trà thảo mộc…
3. Những triệu chứng gặp phải khi cai nghiện cà phê
3.1 Nhức đầu
Triệu chứng phổ biến nhất gặp phải khi cai nghiện cà phê đó là nhức đầu. Nguyên nhân là vì caffeine tác động đến các mạch máu não, khiến máu lưu thông chậm. Khi bạn không còn uống cà phê nữa, các mạch máu sẽ mở rộng, lưu lượng máu lưu thông đến nào tăng lên. Não sẽ tiến hàng điều chỉnh để thích ứng do đó dẫn tới triệu chứng nhức đầu. Mức đau đầu nặng hoặc nhẹ tuỳ thuộc vào lượng cà phê trước đây tiêu thụ và thể trạng từng người.
3.2 Mệt mỏi
Caffeine trong cà phê có tác dụng gây ức chế đối với Adenosine, là nguyên nhân gây mệt mỏi. Nhờ vậy mà người uống cà phê thường cảm thấy có năng lượng hơn, giảm buồn ngủ. Khi cai nghiện cà phê thì khả năng ức chế Adenosine bị giảm đi một phần, khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên bạn không cần phải quá lo lắng vì các chất dẫn truyền thần kinh sẽ giúp duy trì sự ổn định, tái tạo năng lượng nhanh chóng. Việc lạm dụng cà phê có thể khiến bạn bị phụ thuộc.
3.3 Thay đổi tâm trạng
Cà phê là nguyên nhân gây kích thích các hormone như Adrenaline, Cortisol và Epinephrine làm tăng hàm lượng các chất dẫn truyền thần kinh. Nếu tâm lý, sinh lý bạn quá phụ thuộc nhiều vào cà phê thì việc cắt giảm có thể khiến bạn rơi vào trạng thái lo âu, chán nản, mất tập trung. Điều này sẽ được cải thiện dần khi cơ thể quen với việc bị cắt giảm caffeine.
Trên đây là những cách cai nghiện cà phê khoa học giúp bạn thoát ra khỏi sự phụ thuộc vào loại đồ uống này. Bạn còn biết cách nào khác không, hãy cùng chia sẻ với Vua Nệm và những “tín đồ” cà phê nhé!
>>>Xem thêm: 8 Tips cứu nguy khi uống cà phê bị mất ngủ