Sức khỏe giấc ngủ

Trẻ nhà bạn có đang ngủ đủ giấc?

CẬP NHẬT 12/04/2023 | BỞI Vua Nệm Team

Giấc ngủ là một nhu cầu cần thiết với trẻ nhỏ. Ngủ đúng giấc, sâu giấc không chỉ giúp cho trẻ có thể phát huy tốt về trí tuệ, thể chất mà còn đảm bảo cho một cơ thể khỏe mạnh. Vậy trẻ nhà bạn có đang ngủ đủ giấc hay không? Có bị rối loạn giấc ngủ hay không? Bố mẹ cần nắm được tình trạng giấc ngủ của trẻ để có thể điều chỉnh một cách kịp thời nhằm chăm sóc cho sức khỏe của trẻ một cách toàn diện.

Trẻ nhà bạn có đang ngủ đủ giấc không? Bạn cần biết điều gì về giấc ngủ của trẻ
Trẻ nhà bạn có đang ngủ đủ giấc không? Bạn cần biết điều gì về giấc ngủ của trẻ

1. Tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc với trẻ em

Một giấc ngủ ngon chính là điều kiện cần thiết giúp cho trẻ có thể phát triển nhanh chóng và luôn khoẻ mạnh. Khi ngủ, cơ thể trẻ sẽ được thư giãn, quá trình trao đổi chất diễn ra một cách hiệu quả. Đồng thời, một số tế bào, cơ bắp của trẻ cũng có khả năng tự sửa chữa trong quá trình ngủ.

Khi ngủ, não bộ của trẻ sẽ được nghỉ ngơi và bình tĩnh, nâng cao khả năng tuần hoàn máu lên não, để trẻ phát huy tốt khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng. Ngoài ra, các giấc ngủ cũng chính là tín hiệu giúp thông báo tình trạng đói, no của trẻ, giữ cho mức độ cân nặng của trẻ phù hợp hơn.

Khi ngủ đủ giấc, khả năng tập trung của trẻ được gia tăng. Nhờ đó, trẻ em sẽ học hỏi nhanh hơn, hoàn thành công việc, nhớ bài tốt hơn và ít bị mắc lỗi.

Giấc ngủ đóng một tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ em, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn
Giấc ngủ đóng một tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ em, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn

2. Trẻ nhà bạn có đang ngủ đủ giấc không?

Để biết được trẻ nhà bạn có đang ngủ đủ giấc hay không, bạn cần tìm hiểu giấc ngủ phù hợp với từng độ tuổi của trẻ cũng như những dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang thiếu ngủ để có thể thay đổi, điều chỉnh thích hợp, góp phần bảo vệ sức khỏe cho trẻ một cách tối ưu.

2.1. Trẻ em cần ngủ bao lâu trong ngày?

Thông thường, trẻ em cần ngủ nhiều hơn so với người lớn. Việc trẻ ngủ quá ít hay quá nhiều đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

Đối với trẻ mới biết đi, bạn nên để trẻ ngủ từ 11 đến 14 giờ mỗi ngày. Với trẻ đang ở trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi thì chúng cần ngủ ít hơn một chút, trong khoảng từ 11 đến 13 giờ. Còn với trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi, bạn nên để cho trẻ ngủ trong khoảng 9 đến 11 giờ mỗi ngày.

Do đó, bạn cần căn cứ vào thời gian ngủ cần thiết của trẻ để xác định được bé nhà mình có đang ngủ đủ giấc hay không. Từ đó bạn có thể sắp xếp thời gian, tạo một thói quen ngủ đúng và đủ giờ cho trẻ nhỏ.

Trẻ em sơ sinh cần nhiều thời gian để ngủ hơn so với các nhóm tuổi khác
Trẻ em sơ sinh cần nhiều thời gian để ngủ hơn so với các nhóm tuổi khác

2.2. Dấu hiệu trẻ đang bị thiếu ngủ

Một số dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ em nhà bạn đang bị thiếu ngủ, bạn hãy cùng tham khảo để nhanh chóng nhận biết và thay đổi thói quen phù hợp cho trẻ nhé!

  • Có một số triệu chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ, chẳng hạn như ngáy to quá mức, thở bằng miệng
  • Trẻ em thường xuyên thức dậy vào ban đêm hoặc bị mộng du.
  • Về đêm, trẻ bị khó ngủ nhưng lại cảm thấy mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ vào ban ngày.
  • Trẻ luôn trong tình trạng thiếu tỉnh táo, hay bị ngủ gục.
  • Kết quả học tập của trẻ bị giảm sút một cách rõ rệt, trẻ hay bị lúng túng và cáu kỉnh.

Ngoài ra, bạn còn có thể bắt gặp một số biểu hiện rối loạn giấc ngủ của trẻ như ngủ ngày quá nhiều, chân, tay thường cử động theo tính chu kỳ, có các cơn miên hành, mất ngủ và hoảng sợ vào ban đêm.

Tổng hợp những dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ em nhà bạn không ngủ đủ giấc
Tổng hợp những dấu hiệu phổ biến cho thấy trẻ em nhà bạn không ngủ đủ giấc

Đọc thêm: Cơn miên hành khi ngủ ở trẻ em – Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị 

3. Các yếu tố khiến cho trẻ không ngủ đủ giấc

Một số yếu tố, nguy cơ dẫn tính tình trạng trẻ kén ngủ, ngủ không đủ giấc có thể kể đến như:

  • Điều kiện sống không ổn định, trẻ phải di chuyển môi trường một cách thường xuyên.
  • Trẻ em thiếu sự quan tâm, sự nhắc nhở thường xuyên của bố mẹ về tầm quan trọng của quá trình ngủ đủ giấc.
  • Cho trẻ tiếp xúc quá nhiều đến các phương tiện kỹ thuật số chẳng hạn như điện thoại, tablet, máy tính, Tivi.
  • Trẻ đang gặp phải một số vấn đề bất lợi trong cuộc sống gia đình hoặc có sức khỏe không tốt.

Trẻ em rất dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, bố mẹ cần quan tâm và tìm ra biện pháp phù hợp để đảm bảo giấc ngủ, sức khỏe cho con trẻ.

4. Tác hại đối với sức khỏe khi trẻ không ngủ đủ giấc

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe, trẻ em khi không ngủ đủ giấc không chỉ bị giảm khả năng tập trung, giảm thành tích học tập mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại như:

Trẻ không ngủ đủ giấc sẽ có hoạt động trao đổi chất không hiệu quả dẫn đến tình trạng sức đề kháng yếu, dễ tiếp xúc nhiều hơn đến vi trùng ở môi trường xung quanh gây ra một số căn bệnh nguy hiểm như béo phì, cao huyết áp, bệnh tim, bệnh tiểu đường. 

Khi trẻ em không ngủ đủ giấc hoặc đang bị thiếu ngủ một cách trầm trọng thì các cơ quan, chức năng thần kinh bị truy giảm một cách rõ rệt. Chúng sẽ khiến cho quá trình ra quyết định của trẻ bị trì hoãn đồng thời làm suy giảm sự chú ý và khả năng ghi nhớ ở trẻ.

Với trẻ, khi ngủ ít hoặc ngủ không đủ giấc trong một thời gian dài có thể dẫn đến một số hành vi liều lĩnh, lo lắng, thường xuyên gặp phải các vấn đề về tâm trạng. Ở một số trẻ nhỏ còn gặp phải tình trạng ác mộng, mộng du hoặc đái dầm khi đi ngủ.

Khi không ngủ đủ giấc, trẻ em rất dễ gặp phải các tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe
Khi không ngủ đủ giấc, trẻ em rất dễ gặp phải các tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe

5. Bí quyết giúp cho trẻ dễ đi ngủ hơn

Để con trẻ có thể ngủ ngon và ngủ đủ giấc, bố mẹ cần tập luyện thói quen khoa học cho trẻ. Dưới đây là những mẹo hay giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ một cách ấn tượng:

Bố mẹ cần giúp trẻ duy trì thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ, kể cả là ngày thứ 7, chủ nhật hoặc dịp lễ.

Bạn hãy thử thực hiện các hoạt động giúp cho trẻ thư giãn trước khi lên giường đi ngủ, chẳng hạn như cho trẻ tắm nước ấm, đọc sách hoặc kể truyện.

Nên điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp, tránh để phòng ngủ quá lạnh, quá nóng. Đồng thời, bạn cũng cần để ánh sáng dịu nhẹ, tránh tiếng ồn khi trẻ ngủ.

Không để trẻ tiếp xúc đến các thiết bị công nghệ một cách quá thường xuyên. Việc tiếp xúc với Tivi, máy tính bảng, điện thoại di động trước khi đi ngủ cũng dễ làm cho trẻ bị mất ngủ.

Tổng hợp những kinh nghiệm, những bí quyết giúp cho trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn
Tổng hợp những kinh nghiệm, những bí quyết giúp cho trẻ dễ ngủ và ngủ ngon hơn

Xem thêm:

Trên đây là tổng hợp các thông tin giải đáp thắc mắc trẻ nhà bạn có đang ngủ đủ giấc hay không. Hy vọng với những phương pháp trên sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết để có thể thực hiện các biện pháp cải thiện giấc ngủ của bạn. Để được giải đáp thêm các thắc mắc liên quan đến vấn đề giấc ngủ, bạn hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất từ Vua Nệm nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/tre-ngu-bao-nhieu-gio-moi-ngay-la-du/

Bài viết liên quan:

Vua Nệm Team
Vua Nệm Team