Từ xưa đến nay, mỗi khi bàn luận về vấn đề giấc ngủ và giáo dục, hầu hết mọi người đều chỉ quan tâm đến chuyện nghỉ ngơi của học sinh. Rất nhiều cuộc tranh luận sôi nổi diễn ra hằng năm đề cập đến việc đẩy lùi giờ học để học sinh được ngủ đủ giấc.
Tuy nhiên, rất ít ai quan tâm đến giấc ngủ của giáo viên, trong khi đó, đây là đối tượng thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu ngủ do áp lực từ công việc. Làm sao để ngủ ngon khi làm một công việc áp lực như giáo viên? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chứng thiếu ngủ ở giáo viên có ngay câu trả lời
Nội Dung Chính
1/ Thiếu ngủ ở giáo viên – tình trạng trên toàn thế giới
Năm 2008, hai giáo sư từ đại học Đại học Ball State đã thực hiện một nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về giấc ngủ của giáo viên trên nhiều nước trên thế giới. Theo nghiên cứu, có đến 43% giáo viên được khảo sát cho biết họ phải ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm. Trong khi đó, một người trưởng thành trung bình cần ít nhất từ 7 – 8 tiếng ngủ mỗi đêm để hồi phục sức khỏe sau một ngày dài làm việc.
Không quá ngạc nhiên trước thời gian ngủ có phần ít ỏi của các giáo viên. Thực chất, nghề giáo là một nghề khá cực khổ. Cả một ngày dài, họ phải đứng và nói liên tục. Chưa kể, thầy cô còn phải hy sinh rất nhiều khoảng thời gian của riêng mình.
Thời gian làm việc của giáo viên không chỉ đơn thuần kéo dài từ 7h sáng – 5h chiều như học sinh. Ngoài thời gian đứng trên lớp học, họ còn phải dành rất nhiều thời gian để hội họp, chấm bài, lên giáo án cho ngày hôm sau…
Bên cạnh khối lượng công việc chất chồng, giáo viên còn phải đối mặt với rất nhiều áp lực. Việc dạy dỗ và giảng dạy cho hàng chục học sinh chưa bao giờ là điều là dễ dàng, đặc biệt là đối với những cô cậu học trò tuổi teen ưa thích sự nổi loạn!
Ngoài ra, nghề giáo là một công việc đòi hỏi não bộ phải hoạt động liên tục. Việc suy nghĩ liên tục khiến cho não bộ thường rơi vào trạng thái căng thẳng, và căng thẳng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Cứ như thế, khối lượng công việc chất chồng cùng bao áp lực căng thẳng đã âm thầm cướp đi giấc ngủ của biết bao giáo viên. Và thiếu ngủ chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sức khỏe con người ngày càng sa sút
2/ Hệ lụy khi thiếu ngủ ở giáo viên
Ngủ không đủ giấc là nguyên nhân của hàng loạt các vấn đề nguy hiểm với sức khỏe và tinh thần. Dưới đây là một số vấn đề sẽ xảy ra với thầy cô khi ngủ không đủ giấc
- Não bộ bị tổn thương: Nghề giáo là một trong những ngành yêu cầu não bộ phải hoạt động mạnh mẽ. Chính vì thế, giáo viên cần phải ngủ đủ giấc để não bộ có thể tái tạo năng lượng. Nhưng trớ trêu thay, khối lượng công việc ít khi cho phép thầy cô có thể ngủ đủ giấc. Ngủ dưới 7 tiếng, não bộ sẽ bị tổn thương, khả năng sáng tạo và tập trung sẽ bị giảm sút đáng kể.
- Tăng nguy cơ ung thư: Ngủ không đủ giấc sẽ khiến cho khả năng mắc bệnh ung thư của thầy cô tăng cao
- Mắc bệnh nguy hiểm: Bên cạnh ung thư, thiếu ngủ còn là nguyên nhân của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe khác như tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường
- Dễ cáu gắt: Học sinh thường cảm thấy khó chịu khi thầy cô trở nên cáu gắt và khó tính với mình, nhưng ít ai biết được rằng, cáu gắt là một trong những hệ lụy của việc thầy cô bị thiếu ngủ triền miên.
- Tăng nguy cơ tử vong: Theo một nghiên cứu của của các nhà khoa học Anh Quốc, ngủ ít hơn 5 tiếng một đêm làm tăng 15% nguy cơ tử vong, gây giảm sức đề kháng của cơ thể, gia tăng các bệnh tật
3/ Làm sao để thầy cô có được những giấc ngủ ngon?
Trung bình mỗi đêm, thầy cô phải cần phải ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Dưới đây là một số bí quyết giúp thầy cô có được một giấc ngủ thật ngon
Thiết lập giờ đi ngủ cố định để khắc phục thiếu ngủ ở giáo viên
Dù bận rộn việc bài vở thế nào, thầy cô cũng nên cố gắng đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định. Việc này sẽ giữ cho nhịp sinh học của cơ thể được cố định, từ đó khiến cho việc chìm vào giấc ngủ trở nên dễ dàng hơn
Thư giãn 1 – 2 giờ trước khi ngủ
Vào buổi tối trước khi ngủ từ 1-2 giờ, thầy cô nên hạn chế các hoạt động gây căng thẳng cho thần kinh như soạn bài, chấm bài, nhập điểm…
Ngoài ra, thầy cô cũng có thể giúp bản thân thư giãn bằng cách thực hiện những bài tập yoga, tắm nước ấm, massage cơ thể…Đây là những bí quyết có thể khiến cho thầy cô giảm bớt căng thẳng và có những giấc ngủ thật ngon.
Sử dụng thực phẩm tốt cho giấc ngủ
Nếu gặp phải tình trạng khó ngủ, thầy cô có thể sử dụng các loại thực phẩm giúp ngủ ngon như đậu nành, kiwi, sữa chua, ngũ cốc, chuối…
Ngoài ra, vào buổi tối, để giấc ngủ trở nên chất lượng hơn, thầy cô không nên ăn các loại đồ chiên nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng, đồ uống chứa caffeine, rượu bia…
Tránh xa thiết bị điện tử
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, Tivi…sẽ làm ức chế quá trình sản sinh hormone Melatonin (một loại hormone gây buồn ngủ). Vì thế, khi gần đến giờ đi ngủ, thầy cô không nên tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử để giấc ngủ trở trở nên chất lượng hơn
Lựa chọn những tấm nệm phù hợp
Nệm là một vật dụng quan trọng gắn liền với giấc ngủ của mỗi người. Một chiếc nệm êm ái sẽ khiến cho người nằm nhanh chóng chìm vào giấc ngủ chỉ sau vài phút ngả lưng. Chính vì thế, để cải thiện giấc ngủ, thầy cô nên chú ý hơn đến chiếc nệm mà mình đang nằm.
Đặc biệt, nếu chiếc nệm đang sử dụng đã có tuổi thọ trên 8 năm, thầy cô nên tìm cho mình một sản phẩm mới. Nệm quá cũ sẽ mất đi khả nâng đỡ ban đầu của mình. Người nằm trên nệm sẽ khó lòng có được một giấc ngủ ngon.
Đồng thời, nệm cũ còn tồn tại rất nhiều loại bọ mạt có hại cho sức khỏe. Chúng sẽ khiến cho người nằm mắc các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe dị ứng, đau mắt, chảy nước mũi, ngứa vòm họng, nhảy mũi, ho…
4/ Thầy cô nên nằm các loại nệm nào?
Giáo viên rất dễ gặp phải hiện tượng đau lưng do đứng lâu. Chính vì thế, vào ban đêm, thầy cô nên nằm trên những loại nệm có khả năng nâng đỡ cơ thể để cột sống được thư giãn. Dưới đây là một số loại nệm tốt cho cột sống thầy cô có thể lựa chọn cho bản thân mình
4.1 Nệm cao su
Nệm cao su thiên nhiên là một trong các loại nệm tốt cho cột sống được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng. Nệm có khả năng đàn hồi khá tốt, đồng thời độ cứng của nệm ở mức vừa phải. Nhờ đó, nệm có thể ôm sát các đường cong cơ thể và giữ cho cột sống của người nằm ở trạng thái tự nhiên, tránh được hiện tượng cong vẹo cột sống.
Bên cạnh đó, các dòng nệm cao su hiện nay đa số đều được trang bị hệ thống các lỗ thoát khí thông minh. Thiết kế thoát khí này sẽ giúp cho luồng không khí có thể lưu thông trong nệm một cách dễ dàng. Người dùng sẽ không phải lo lắng chuyện nóng nực khi nằm trên nệm cao su
Ngoài ra, độ bền của các dòng nệm cao su cũng được đánh giá tốt hàng đầu. Nếu biết cách bảo quản, nệm sẽ không bị lún hoặc biến dạng sau một thời gian dài sử dụng. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc bảo vệ và nâng đỡ cột sống của thầy cô.
Xem thêm: Nệm cao su Gummi Classic
4.2 Nệm lò xo nâng đỡ đa vùng
Thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều dòng nệm lò xo túi có khả năng nâng đỡ đa vùng. Đây là loại sản phẩm có thể thích nghi với từng chuyển động, đồng thời tạo sự cân bằng tự nhiên cho cơ thể. Với những loại nệm này, các vùng chịu nhiều áp lực khi nằm như: đầu, vai, lưng, hông, đùi và chân sẽ được nâng đỡ tối đa. Thầy cô sẽ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi nằm trên các sản phẩm này
Xem thêm: Nệm lò xo Amando Orlando
4.3 Nệm foam
Nệm foam là loại nệm có lõi được làm từ các loại mút/bọt xốp. Sở hữu các ưu điểm vượt trội như bền, nhẹ và ôm sát cơ thể, nệm foam có khả năng nâng đỡ và hỗ trợ cột sống được duy trì ở trạng thái tự nhiên. Một số dòng nệm foam cao cấp còn sở hữu khả năng thoáng khí và điều hòa thân nhiệt vượt trội nên rất thích hợp để sử dụng tại quốc gia có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.
Khi chọn mua đệm foam, thầy cô nên lựa chọn các loại đệm có độ cứng vừa phải. Nệm quá cứng hay quá mềm đều không tốt cho xương sống của người nằm.
Xem thêm: Nệm Foam Aeroflow Standard
—–
Thiếu ngủ ở giáo viên là một thực trạng đáng quan ngại trong nền giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, rất ít ai quan tâm đến vấn đề này. Thậm chí, một số suy nghĩ tiêu cực còn cho rằng việc thầy cô ngủ đủ giấc là một sự ngụy biện cho thái độ lười biếng! Giấc ngủ không phải là sự lười biếng!Giấc ngủ là một sự đầu tư. Đầu tư cho chất lượng giảng dạy, đầu tư cho kiến thức, đầu tư cho tương lai. Với những hy sinh mà mình đã bỏ ra, thầy cô xứng đáng được hưởng những giấc ngủ bình yên!