Một trong những sân bay quốc tế lớn ở nước ta được nhiều người biết đến đó là sân bay Phú Bài. Tuy nhiên, có thể nhiều người vẫn chưa biết sân bay này nằm ở đâu và được xây dựng từ khi nào. Những người là tín đồ du lịch chắc chắn cũng rất thắc mắc xung quanh sân bay Phú Bài có những điểm du lịch nào.
Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu chi tiết thông tin về sân bay này và điểm danh một số điểm đến hấp dẫn gần đó nhé.
Nội Dung Chính
1. Sân bay Phú Bài ở đâu? Thông tin tổng quan về sân bay
1.1. Sân bay quốc tế Phú Bài ở đâu?
Sân bay quốc tế Phú Bài là sân bay duy nhất tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Sân bay quốc tế Phú Bài là nơi đặt trụ sở chính của Vietravel Airlines. Mã của sân bay Phú Bài trong hệ thống du lịch IATA là HUI.
Trong những năm gần đây, lượng khách của sân bay quốc tế Phú Bài ngày càng gia tăng, nâng số lượt khách trong năm 2020 đạt tới 2 triệu lượt khách, vượt xa con số 1,3 triệu lượt khách năm 2015 và 780.000 lượt hành khách năm 2011. Điều này cho thấy Huế đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách cũng như sự phát triển kinh tế, thương mại của Huế có chiều hướng gia tăng.
Sân bay Phú Bài đóng vai trò quan trọng trong liên kết kinh tế quốc tế với khu vực miền Trung. Đồng thời, đây cũng là cầu nối giữa Huế và miền Trung với hai miền Nam, Bắc. Mặc dù đã được xây dựng từ rất lâu nhưng trong vài năm gần đây, sân bay mới được tân trang, cải tạo, sửa chữa và xây thêm nhiều công trình mới. Điều này giúp cho du lịch Huế và kinh tế Huế cũng ngày càng khởi sắc hơn.
Một số thông tin cơ bản:
- Tên đầy đủ: Cảng hàng không quốc tế Phú Bài
- Vị trí: Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam
- Số nhà ga tại sân bay: Nhà T1 và T2
- Khoảng cách đến trung tâm TP. Huế: 15km
- Mã sân bay quốc tế Phú Bài:
- Mã IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế): HUI
- Mã ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế): VVPB
1.2. Lịch sử sân bay quốc tế Phú Bài – Huế
- Thời Pháp thuộc
Từ thời Pháp thuộc, sân bay Phú Bài đã được người Pháp xây dựng để phục vụ cho hoạt động của người Pháp ở kinh thành Huế. Từ sau khi xây dựng, sân bay đã được sửa chữa và nâng cấp nhiều lần như: mở rộng đường băng để tiếp nhận các loại máy bay lớn; cải tạo hệ thống đường lăn, sân đỗ, hệ thống thoát nước, đèn dẫn đường…
- Thời kỳ từ 1955 – 1975
Với hình thức là một sân bay, Phú Bài được xây dựng, chỉnh trang và phát triển phục vụ nhu cầu hàng không dân dụng và quân sự của Không quân Việt Nam Cộng hòa và được gọi là Phi Cảng Huế – Phú Bài, thay vì là sân bay quốc tế Phú Bài như hiện nay.
- Sau khi thống nhất 1975
Sau khi hòa bình lập lại, sân bay quốc tế tại Huế này đã được đưa vào khai thác cho các hoạt động hàng không quân sự và hàng không dân dụng. Trải qua những lần cải tạo và nâng cấp, lúc này sân bay đã có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung.
Sau đó, sân bay tiếp tục được đầu tư cải tiến và phát triển, xây dựng mở rộng, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn để trở thành một cảng hàng không quốc tế. Các chuyến bay quốc tế đã bắt đầu được mở từ năm 2005, đó là các chuyến bay của Hãng hàng không Áo (Austrian Airlines) bằng máy bay B737 chở hành khách đi và đến cố đô Luang Prabang (Lào).
Hai năm sau đó, năm 2007, sân bay quốc tế Phú Bài chính thức được Bộ GTVT đưa vào danh sách các Cảng hàng không quốc tế tại Việt Nam.
- Giai đoạn từ 2015 đến nay
Mặc dù là sân bay quốc tế nhưng Phú Bài không có quy mô lớn như nhiều sân bay khác. Cơ sở vật chất cũng chưa được hoàn thiện và hiện đại. Chính vì vậy, vào tháng 12/2019, chính phủ quyết định mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài với sự kiện xây dựng thêm nhà ga T2. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư dự án và bắt đầu đưa vào khai thác từ ngày 30/4/2023.
1.3. Quy mô của sân bay Phú Bài
Về quy mô đường băng, ban đầu sân bay có đường băng dài 1280m, rộng 40m. Hiện nay, đường băng đã được mở rộng hơn nhiều lần sau những lần cải tạo và xây dựng. Cụ thể, đường băng hiện tại là 2700m x 45m.
Đối với sân đỗ máy bay, hiện có 8 vị trí đỗ cho máy bay tầm trung. Dự kiến trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở rộng nâng số vị trí đỗ lên thành tổng là 14 vị trí. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ mở rộng thêm 13 vị trí, gồm 12 vị trí cho tàu bay tầm trung và 1 vị trí đỗ tầm xa.
Ở giai đoạn 2 sẽ mở rộng thêm 1 vị trí, tuy nhiên cấu trúc sẽ đổi thành 10 vị trí cho tàu bay tầm trung và 4 vị trí cho máy bay tầm xa. Tính đến năm 2030, theo dự kiến, tổng diện tích đất quy hoạch của Sân bay Phú Bài là hơn 500 ha, vốn đầu tư hơn 12 nghìn 500 tỷ đồng.
Sân bay có một nhà ga hành khách T2 mới được đi vào hoạt động hồi tháng 4/2023. Nhà ga hành khách T2 Phú Bài bao gồm: nhà ga, đường giao thông, bãi đỗ xe và các hạng mục phụ trợ. Tổng vốn đầu tư khoảng 2.250 tỷ đồng và chủ đầu tư là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Công trình được thiết kế theo văn hóa kiến trúc cung đình Huế với các lớp mái xếp chồng lên nhau thể hiện khát vọng vươn cao.
- Tầng 1 gồm: sảnh đến, băng chuyền hành lý, khu vực xuất nhập cảnh, cảng vụ, hải quan, phòng chờ VIP, phòng thất lạc hành lý, kiểm soát an ninh. Tầng lửng bố trí văn phòng cho các hãng hàng không.
- Tầng 2 là khu vực làm thủ tục, kiểm soát an ninh, khu vực xuất cảnh, khu vực chờ lên máy bay. Nhà ga có hệ thống đường bay với 4 ống lồng.
Dự kiến đến năm 2030, nhà ga hành khách sẽ được mở rộng, đạt công suất 4.000 khách/giờ cao điểm, tiếp nhận 200.000 tấn hàng hóa/năm.
Ngoài nhà ga T2, sân bay còn một nhà ga cũ T1 với 2 tầng. Tầng 1 có diện tích chỉ khoảng 3900m2. Tầng này dành cho hành khách check-in cũng như các phòng ban hành chính, điểm ký gửi hàng hóa, kiểm tra an ninh… Tầng 2 có diện tích nhỏ hơn, chỉ khoảng hơn 2000m2 là khu vực các phòng cách ly nội địa, phòng cách ly quốc tế, phòng dành riêng cho hạng vé thương gia và phòng khách VIP.
1.4. Các chuyến bay tại sân bay
- Đối với đường bay quốc nội, tại sân bay có 4 hãng hàng không nội địa hoạt động, bao gồm: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air, và Bamboo Airways. Theo đó cũng có một số chặng bay đang được khai thác có thể kể đến như: Hà Nội – Huế, TP. Hồ Chí Minh – Huế, hay các chặng bay từ Phú Quốc – Huế, Hải Phòng – Huế, Đà Lạt – Huế,…
- Đối với đường bay quốc tế hiện được khai thác bởi các hãng hàng không: Vietnam Airlines, Thai Airways, Japan Airlines, China Airlines và thực hiện các chặng bay: Bắc Kinh – Huế, Osaka – Huế hay một số chặng bay từ Đài Bắc – Huế, Bangkok – Huế, Bali – Huế,…
2. Sân bay Phú Bài cách trung tâm thành phố bao xa?
Những hành khách lần đầu đến sân bay Phú Bài sẽ không khỏi thắc mắc nó cách trung tâm thành phố Huế bao xa. Đừng vội lo lắng nếu bạn đang lo ngại đường vào thành phố quá xa, vì thực chất sân bay chỉ cách 15km để đến trung tâm thành phố.
Ngoài ra, sân bay cũng có vị trí rất gần với các khu du lịch nổi tiếng của Huế, đặc biệt là cố đô Huế. Chỉ mất từ 25 phút đến khoảng hơn 1 tiếng, du khách có thể đi từ sân bay để tới những điểm du lịch như:
- Đến kinh thành Huế với khoảng cách 16km
- Đến Đại Nội Huế chỉ khoảng 16,5 km
- Đến Lăng Khải Định và Chùa Từ Đàm chỉ 17,1km
- Đến Hồ Thủy Tiên gần 19km
- Và đến chùa Thiên Mụ chỉ 20km
3. Phương tiện di chuyển đến sân bay và từ sân bay tới thành phố Huế
- Đi taxi, thuê ô tô riêng
Khoảng cách từ trung tâm thành phố Huế đến sân bay quốc tế Phú Bài là 15km. Nếu di chuyển bằng xe ô tô thường mất khoảng 25 phút đến 30 phút. Các bạn có thể thuê xe riêng hoặc đi xa taxi đến sân bay trong trường hợp nhóm đông người hoặc nhiều đồ đạc, khó di chuyển bằng xe buýt. Giá taxi thường khoảng 250.000đ/lượt.
- Đi xe buýt
Các bạn cũng có thể đến sân bay bằng xe buýt công cộng. Đây cũng là một trong những phương tiện giao thông chính được người dân địa phương sử dụng để di chuyển đến sân bay. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì xe buýt là phương tiện hữu hiệu. Tuy nhiên, chỉ nên đi xe buýt khi đi một mình với ít đồ đạc.
Hành khách có thể lựa chọn 2 tuyến xe buýt công cộng để di chuyển từ sân bay Huế vào trung tâm thành phố và ngược lại từ thành phố tới sân bay, bao gồm: Xe buýt số 2 thường hoạt động từ 5h sáng đến 10h đêm và xe buýt số 11 chạy từ 6h sáng đến 7h đêm.
- Đi xe trung chuyển
Ngoài hai cách di chuyển trên, những nhóm hành khách đông người có thể lựa chọn đặt xe trung chuyển của nhà xe Hải Vân, thường là xe 16 chỗ ngồi. Xe sẽ đi từ sân bay vào thành phố hoặc ngược lại với giá vé khoảng 90.000đ/lượt khách, hoạt động từ 8h30 – khoảng 11h khuya.
- Các cách khác
Du khách cũng có thể lựa chọn cách di chuyển bằng xe ôm hoặc thuê xe máy tại sân bay. Bằng cách này các bạn có thể thăm quan thành phố Huế một cách thoải mái với chi phí rẻ.
4. Các địa điểm du lịch gần sân bay quốc tế Phú Bài
Nếu đã đến sân bay Phú Bài thì chắc chắn các bạn không thể bỏ lỡ một số địa điểm du lịch hấp dẫn gần sân bay.
- Du lịch chùa Thiên Mụ: Nhắc đến Huế sẽ không thể không nhắc tới chùa Thiên Mụ, một ngôi chùa lâu đời và nổi tiếng bậc nhất tại đây. Nếu bạn đã chi chuyển vào thành phố Huế có thể đến ngay chùa Thiên Mụ chỉ cách 5km. Ngôi chùa đặc biệt này nằm trên đồi Hà Khê, bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng. Bạn có thể ngắm cảnh sông Hương và chiêm ngưỡng chùa mà không mất nhiều thời gian để di chuyển.
- Cố đô Huế: Nếu như chùa Thiên Mụ hay dòng sông Hương là những cảnh đẹp nên thơ của Huế thì cố đô Huế chính là biểu tượng của Huế. Quần thể cố đô Huế rộng lớn với Tử Cấm Thành, Hoàng Thành và Kinh Thành. Tất cả đều có kiến trúc độc đáo, nguy nga và cổ xưa, mang lại cho du khách một không gian trải nghiệm văn hóa, lịch sử độc đáo, ấn tượng. Cố đô Huế chỉ cách sân bay Phú Bài khoảng 16km, rất tiện lợi cho việc di chuyển.
- Đại Nội Huế: Nơi đây cách sân bay chỉ khoảng 16,5km, nằm ở phía Bắc của dòng sông Hương. Du khách có thể đến đây để khám phá nét đẹp cổ kính, trầm mặc của Đại Nộ cũng như kiến trúc và văn hóa nghệ thuật của cha ông ta thời nhà Nguyễn.
- Ghé thăm chợ Đông Ba: Chợ Đông Ba của Huế đã đi vào thi ca, nhạc, họa và trở thành một điểm du lịch hấp dẫn khách tứ phương. Du khách sẽ được thoải mái thưởng thức những món ăn đặc trưng của Huế tại chợ và không thể nào quên hương vị của những món ăn này.
- Thăm các lăng mộ của các vị vua: Tại Huế có rất nhiều các lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn được xếp vào những kiệt tác kiến trúc cung đình độc đáo. Trong đó nổi tiếng nhất là lăng vua Minh Mạng và lăng vua Khải Định. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc lăng mộ uy nghiêm, cổ kính nhưng cũng đầy tính nghệ thuật và sự tinh xảo. Lăng mộ các vị vua chỉ cách sân bay khoảng 17 – 20km.
Vua Nệm vừa cùng các bạn tìm hiểu về sân bay Phú Bài cũng như những thông tin về lịch sử, chuyến bay và các địa điểm du lịch gần sân bay. Với những chia sẻ trên chắc chắn các bạn đã tự tin hơn với chuyến đi du lịch, công tác tới Huế sắp tới của mình và có một chuyến đi trọn vẹn, đáng nhớ nhất.
XEM THÊM:
- Sân bay Thọ Xuân – Tổng quan mọi thông tin về sân bay quan trọng của Thanh Hóa
- Sân bay Điện Biên Phủ ở đâu? Những điều cần biết khi đến Điện Biên Phủ bằng máy bay
- Sân bay Phú Quốc – “Tất tần tật” mọi thông tin khách hàng cần biết