Sắp tới đây bạn sẽ có một hành trình đến sân bay Buôn Ma Thuột nhưng lại chưa có nhiều thông tin vị trí cũng như cách di chuyển từ sân bay về trung tâm thành phố như thế nào? Nếu vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé, Vua Nệm sẽ cung cấp đến bạn chi tiết nhất về sân bay Buôn Ma Thuột.
Nội Dung Chính
- 1. Sân bay Buôn Ma Thuột ở đâu?
- 2. Lịch sử hình thành của sân bay Buôn Ma Thuột
- 3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của sân bay Buôn Ma Thuột như thế nào?
- 4. Hệ thống đường bay hoạt động tại sân bay Buôn Ma Thuột
- 5. Hướng dẫn cách di chuyển từ sân bay Buôn Ma Thuột về trung tâm thành phố
- 6. Những địa điểm du lịch hấp dẫn gần sân bay Buôn Ma Thuột
- 7. Đến thành phố Buôn Ma Thuột nên ăn gì?
1. Sân bay Buôn Ma Thuột ở đâu?
Sân bay Buôn Ma Thuột hay còn được gọi là Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột toạ lạc tại xã Hoà Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Sân bay này nằm cách trung tâm thành phố chừng 8km về hướng Đông Nam. Đặc biệt, tại đây tiếp giáp với nhiều khu vực, huyện khác của Buôn Mê Thuột, giúp cho việc di chuyển của du khách dễ dàng hơn bao giờ hết, cụ thể:
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm thị xã Buôn Hồ khoảng 41km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện Buôn Đôn khoảng 42km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện Eakar khoảng 49km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện Easup khoảng 73km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện Krông Năng khoảng 53km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện Krông Pắc khoảng 26km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện M’Đrăk khoảng 84km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện Eahleo khoảng 79km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện Cư Kuin khoảng 17km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện Krông Ana khoảng 37km
- Sân Bay Buôn Ma Thuột về trung tâm huyện Krông Bông khoảng 44km.
2. Lịch sử hình thành của sân bay Buôn Ma Thuột
Vào năm 1950, sân bay Buôn Ma Thuột được ra đời, đây là công trình xây dựng của thực dân Pháp. Sau đó, sân bay cải tiến và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1970. Từ ngày 26 tháng 09 năm 1972, sân bay này chính thức được hoạt động với tên gọi là sân bay Phụng Dực. Nhưng sau giải phóng miền Nam năm 1975, đã có nhiều trận xung đột xảy ra tại đây khiến trong khoảng thời gian ấy dường như sân bay này bị “đóng băng”.
Đến ngày 10 tháng 3 năm 1977, sân bay Buôn Ma Thuột chính thức trở lại hoạt động bình thường, trở thành sân bay giữ vị thế quan trọng trong việc xây dựng cầu nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với trung tâm đô thị lớn ở nước ta.
Tiếp đó, nhờ thực hiện đúng chủ trương và chính sách của Đảng đề ra, sân bay này ngày càng sầm uất và mở rộng, hệ thống cơ sở hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện. Sân bay cũng đã mở ra nhiều sân đỗ, hệ thống đường lăn… Năm 2010 chính là bước đột phá của sân bay Buôn Ma Thuột khi dự án “Xây dựng nhà ga hành khách mới” thành công vang dội.
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng của sân bay Buôn Ma Thuột như thế nào?
Hiện tại, hệ thống đường băng của sân bay ước tính có độ dài khoảng 3000m và rộng 45m có thể phục vụ cho nhiều chuyến bay đi và đến tại sân bay. Về hệ thống đường lăn, tại đây chỉ có duy nhất 1 đường lăn chính.
Sân bay Buôn Ma Thuột hiện có sân đỗ tàu bay được cải tạo lại và sử dụng từ năm 1995 với tổng diện tích là 32 588,8 m2, thích hợp cho đậu 5 chỗ máy bay.
Trong khi đó, nhà ga sân bay được đưa vào hoạt động từ ngày 9 tháng 12 năm 2011 và được xây dựng khang trang, đẹp mắt bao gồm mộ tầng trệt, một tầng lửng. Theo thống kê thì nhà ga hoạt động rất đông đúc, ước tính chừng 1 triệu khách/năm.
4. Hệ thống đường bay hoạt động tại sân bay Buôn Ma Thuột
Sân bay Buôn Ma Thuột giữ vai trò quan trọng trong việc giao thương kinh tế, văn hoá, du lịch của cả khu vực Tây Nguyên với những tỉnh thành khác ở trong cả nước, đặc biệt đây cũng là sân bay nằm trong hệ thống phòng thủ bảo vệ biên giới Việt Nam.
Hiện tại có ba hãng hàng không nội địa bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VietJet Air đều đang khai thác những tuyến bay tại sân bay Buôn Ma thuột. Đó là:
- Tuyến bay Buôn Mê Thuột – Hà Nội và ngược lại
- Tuyến bay Buôn Mê Thuột – Đà Nẵng và ngược lại
- Tuyến bay Buôn Mê Thuột – Thanh Hóa và ngược lại
- Tuyến bay Buôn Mê Thuột – TP. Hồ Chí Minh và ngược lại
5. Hướng dẫn cách di chuyển từ sân bay Buôn Ma Thuột về trung tâm thành phố
Như đã giới thiệu, sân bay nằm cách trung tâm thành phố khoảng 8km, thời gian di chuyển sẽ mất khoảng 20 đến 30 phút tuỳ thuộc vào phương tiện mà bạn lựa chọn.
- Xe ôm: Đây là phương tiện thích hợp cho những ai di chuyển một mình từ sân bay về trung tâm thành phố và mang theo ít hành lý, giá cước dao động khoảng 70.000 đến 80.0000đ một lượt.
- Taxi: Taxi là phương tiện đi lại nhanh chóng về trung tâm thành phố chỉ mất khoảng 20 phút, giá đi taxi dao động từ 120.000 đến 200.000 đồng một lượt, bạn có thể tham khảo những hãng taxi như taxi Mai Linh, taxi Tây Nguyên, taxi Tiến Quyết…
Ngoài ra bạn cũng có thể chủ động thuê xe đưa đón ở sân bay với mức giá khoảng 200.000 đồng một lượt. Hoặc nếu muốn thăm thú thành phố trong khoảng thời gian dài, bạn nên thuê xe máy và hẹn giao nhận xe tại sân bay để chủ động di chuyển về khách sạn cũng như đi du lịch.
6. Những địa điểm du lịch hấp dẫn gần sân bay Buôn Ma Thuột
6.1. Bản Đôn
Đây là địa điểm du lịch thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn và cách trung tâm thành phố khoảng 40km về hướng Tây Bắc. Nơi đây được nhiều người biết đến với truyền thống thuần dưỡng voi rừng. Đến đây bạn sẽ được trải nghiệm những hoạt động du lịch vô cùng thú vị và bổ ích.
6.2. Làng Ako Dhong
Nằm ở ngoại ô thành phố, làng Ako Dhong là buôn làng của người Ê đê, đến thăm bản làng, bạn sẽ được hoà mình trong không gian xanh mát của rừng cây, hồ nước soi bóng mát rượi cùng những hoạt động văn hoá cộng đồng hấp dẫn.
6.3. Hồ Lắk
Hồ Lắk là địa danh mà du khách nên ghé thăm khi đến thành phố Buôn Ma Thuột. Xung quanh hồ là nơi cộng đồng người M’nông sinh sống bằng nghề bắt cá ở trên thuyền độc mộc. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh bình dị, tận hưởng nguồn không khí trong lành và bình yên đến lạ thường.
7. Đến thành phố Buôn Ma Thuột nên ăn gì?
Tại thành phố Ban Mê có rất nhiều đặc sản mà bạn có thể thưởng thức, chẳng hạn như:
- Bún đỏ: Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một quán bún đỏ ở chợ, vỉa hè hay đường phố địa phương này. Bún đỏ cũng gần giống với bún riêu nhưng sợi bún to và có màu cam đặc biệt, một tô bún cũng kèm thêm những topping khác như riêu cua, trứng cút, thêm rau cải cay, mắm tôm… rất hấp dẫn và đặc biệt ngon miệng.
- Phở hai tô: Đây là món ăn đặc trưng của người dân Đắk Lắk, khi ăn bạn sẽ có 1 tô nước và 1 tô khô, nước lèo được nấu từ xương heo hầm cùng một số gia vị đặc trưng tạo nên hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Ngoài ra còn có rất nhiều món ăn thơm ngon mang đậm hương vị của núi rừng mà bạn có thể thưởng thức như gà nướng cơm lam, hạt điều rang muối… Đồng thời đừng quên thưởng thức ly cà phê ngào ngạt trong buổi sáng se lạnh, bạn nhé!
>>>Xem thêm: TOP 22 đặc sản Buôn Mê Thuột – Đăk Lăk nổi tiếng
Trên đây là những thông tin hữu ích về sân bay Buôn Ma Thuột mà Vua Nệm muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có chuyến đi suôn sẻ nhất, chúc bạn đọc có phút giây thư giãn tuyệt vời!
>>>Đừng bỏ lỡ: