Chuyện quanh ta

Văn hóa Ấn Độ: Nền văn hóa rực rỡ và đặc sắc trên thế giới

CẬP NHẬT 19/12/2022 | BỞI Hoàng Uyên

Là nền văn hóa đầu tiên và lâu đời nhất thế giới, nền văn minh Ấn Độ được hình thành từ niên đại 3000 đến 1800 trước công nguyên. Văn hóa Ấn Độ là sự kết hợp hài hòa của hàng ngàn nền văn hóa riêng biệt trải dài khắp các tiểu lục địa Ấn Độ.

Nhờ vào lịch sử kéo dài nhiều thiên niên kỷ, nền văn hóa Ấn Độ vô cùng đa dạng và phong phú, từ ngôn ngữ, kiến trúc, tôn giáo, đến âm nhạc, ẩm thực… Chính vì lẽ đó văn hóa của đất nước này trở nên vô cùng thu hút và hấp dẫn đối với người dân từ các quốc gia khác trên thế giới.

Hãy cùng Vua Nệm tìm hiểu những nét đặc sắc trong nền văn hóa rực rỡ này nhé!

thành tựu văn hóa truyền thống ấn độ
Văn hóa Ấn Độ: Nền văn hóa rực rỡ và đặc sắc trên thế giới

1. Kiến trúc Ấn Độ

Là cái nôi của nền văn hóa phương Đông rực rỡ một thời, là nơi hình thành nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, các công trình kiến trúc của Ấn Độ là những công trình vô cùng tiêu biểu, mang tính đặc trưng cao. 

Hiện nay, hầu hết các công trình tại quốc gia này đều được thế giới công nhận và bảo tồn như những di sản thiêng liêng, cao quý còn sót lại từ thời kỳ văn minh rực rỡ trước đây. 

đặc điểm của nền văn hóa ấn độ
Một trong những kiến trúc đặc sắc của văn hóa Ấn Độ

Các công trình kiến trúc Ấn Độ thường có vẻ đẹp rất nguy nga, lộng lẫy, kết hợp nhiều nét đặc trưng về tôn giáo, và văn hóa của đất nước này. Một số công trình kiến trúc tiêu biểu của văn hóa Ấn Độ có thể kể đến như: đền Taj Mahal, lăng mộ Humayun, đền Ranakpur, cung điện Mysore…

2. Lễ hội Ấn Độ   

Là cội nguồn cho sự hình thành của rất nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, các tôn giáo tại đất nước Ấn Độ hiện nay có thể kể đến như: Hồi giáo, Kito giáo, Ấn Độ giáo, Sikh giáo… Nhờ vào sự đa dạng và phong phú về tôn giáo, ở Ấn Độ có rất nhiều lễ hội được tổ chức hàng năm, thu hút rất nhiều khách du lịch và dân địa phương. 

Lễ hội màu sắc ở Ấn Độ
Lễ hội màu sắc ở Ấn Độ

Một số lễ hội tiêu biểu của đất nước này: Lễ hội màu sắc (Holi Festival), Lễ hội gió mùa, Lễ hội Ugadi, Lễ hội ánh sáng (Diwali festival)…Những lễ hội này không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa Ấn Độ mà còn làm phong phú thêm cho đời sống người dân bản xứ. 

3. Ẩm thực Ấn Độ

Là nền ẩm thực phong phú, các món ăn của Ấn Độ không chỉ nổi tiếng về hương vị đậm đà mà còn gây ấn tượng với thực khách nhờ sự đa dạng các loại gia vị được sử dụng trong công đoạn chế biến món ăn. 

Các món ăn trong nền ẩm thực Ấn Độ thường nhiều màu sắc, mùi vị đậm đà, kích thích từ hương thơm đến màu sắc món ăn. Một số món ăn nổi tiếng của nền ẩm thực Ấn Độ như: cơm Biryani, cà ri, malai kofta…

Ẩm thực Ấn Độ
Ẩm thực đa dạng và độc đáo của nền văn hóa Ấn Độ

Ngoài ra, dưới sự ảnh hưởng của đạo Hồi và đạo Phật, người Ấn Độ có phong tục ăn bằng tay, chứ không phải muỗng, đũa hoặc nĩa như các quốc gia khác trên thế giới. Người Ấn quan niệm rằng đồ ăn thức uống được đấng tối cao ban cho nên phải nhận lấy một cách thành kính bằng hai tay. Không chỉ vậy, ăn bằng tay còn biểu trưng cho: không gian, không khí, lửa, nước và trái đất, cũng giúp họ chạm được mọi giác quan, kích thích vị giác ngon hơn trong bữa ăn.

4. Trang phục truyền thống của Ấn Độ

Qua những bộ phim dài tập nổi tiếng của Ấn Độ như: Cô dâu 8 tuổi, Vợ tôi là cảnh sát…, trang phục truyền thống của Ấn Độ đã đến gần hơn với người xem cũng như trở nên phổ biến hơn với người dân trên thế giới.

Trang phục truyền thống của Ấn Độ có tên gọi là Sari với màu sắc tươi sáng cùng hoa văn sặc sỡ, vô cùng bắt mắt. Trang phục này chỉ dành riêng cho nữ giới. Hầu hết phụ nữ Ấn Độ đều coi Sari là trang phục đẹp và thiêng liêng.

Trang phục truyền thống của Ấn Độ
Trang phục truyền thống của Ấn Độ

Tuy nhiên khi mặc trang phục này, phụ nữ cần tuân thủ một số nguyên tắc như: không để lộ phần chân, chọn màu sắc trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh….

Mặc dù có kiểu dáng giống nhau, Sari được chế tạo từ nhiều loại nguyên vật liệu, thể hiện mức độ giàu có của người phụ nữ trong xã hội, như: tơ lụa, vải bông, vải voan…

5. Nghệ thuật vẽ tay Ấn Độ

Nghệ thuật vẽ tay Ấn Độ hay còn gọi là vẽ tay henna là một bộ môn nghệ thuật đã được du nhập vào Việt Nam và khá phổ biến thời gian gần đây. Vẽ tay henna là một nét văn hóa có ý nghĩa tôn giáo của người Ấn. 

Vào những dịp lễ hội hoặc trong lễ cưới, hầu hết các cô dâu đề vẽ henna lên cả tay và chân, thể hiện sự gắn bó sâu đậm giữa đôi tân lang tân nương. Ngoài ra, hình vẽ henna còn biểu trưng cho sự sinh sôi, sự màu mỡ trong hôn nhân cũng như sự bền chặt trong tình yêu đôi lứa.

Nghệ thuật vẽ tay Ấn Độ
Nghệ thuật vẽ tay Ấn Độ

Không chỉ làm đẹp các bộ phận cơ thể, hình vẽ henna còn mang ý nghĩa, truyền tải thông điệp tâm linh sâu sắc. Các hình vẽ henna tượng trưng cho những lời chúc tốt đẹp mà mọi người dành cho nhau trong các dịp quan trọng, thiêng liêng.

Hiện nay, loại hình nghệ thuật này đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.

6. Một số nét đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ 

6.1 Không ăn thịt bò và thịt heo

Là một trong những quốc gia tôn sùng tôn giáo, người Ấn Độ không ăn thịt heo và thịt bò vì niềm tin và luật lệ của tôn giáo mà họ đang theo đuổi. Ba tôn giáo lớn trong nền văn hóa Ấn Độ gồm có: Hồi giáo, Phật giáo và Hindu giáo.

Với đạo Phật, các bữa ăn thường là những món ăn chay, hạn chế thịt từ động vật, hải sản, gia súc gia cầm. Các thức ăn chủ yếu của người Ấn theo đạo Phật gồm: bột mì, ngũ cốc, gạo…

Không ăn thịt bò và thịt heo
Không ăn thịt bò và thịt heo

Trong đạo Hindu, bò là linh vật được tôn sùng, coi trọng. Do đó, người Ấn Độ không ăn thịt bò để tránh có tội với các bậc thần linh.

Với người Ấn theo đạo Hồi, thịt heo là thực phẩm kiêng cữ để giữ cho cơ thể sạch sẽ. Bởi theo tôn giáo này, heo là động vật ăn tạp nên thịt chúng chứa nhiều chất độc cũng như có quá nhiều mỡ, gây hại cho cơ thể. 

6.2 Tránh thể hiện tình cảm chốn công cộng

Là một đất nước theo văn hóa phương Đông, người Ấn Độ thường không có thiện cảm với những hành động thể hiện tình cảm nơi đông người hoặc nơi công cộng. Những hành động này sẽ nhận được ánh nhìn tò mò, khó hiểu, thậm chí là kỳ thị của người Ấn Độ.

6.3 Nên chú ý đến bộ phận tay và chân của cơ thể

Trong văn hóa Ấn Độ, tất cả các bộ phận trên cơ thể đều được phân cấp. Đầu được xem là bộ phận cao nhất và chân được xem là bộ phận thấp nhất. 

Bàn chân được xem là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đất cát và môi trường bên ngoài, nên đây là bộ phận thường bị vấy bẩn nhất. Chính vì vậy, khi vào nhà người Ấn, bạn phải lưu ý bỏ giày dép bên ngoài và không được phép giẫm đạp lên bất kỳ đồ dùng nào trong khuôn viên nhà. 

Hành động cúi đầu hay chạm vào chân ở Ấn Độ
Hành động cúi đầu hay chạm vào chân thể hiện sự kính trọng

Bên cạnh đó, hành động cúi đầu hay chạm vào chân cũng được thể hiện cho sự kính trọng trong văn hóa Ấn Độ. Một điều cần lưu ý chính là người Ấn Độ thường tránh dùng tay trái khi ăn hoặc nhận quà từ người khác vì được cho là thiếu lịch sự.

XEM THÊM: 

Trên đây là một số nét văn hóa Ấn Độ đặc trưng vẫn còn phổ biến và hiện hành tại đất nước này. Quả là một đất nước thú vị và nhiều điều bí ẩn phải không? Cùng Vua Nệm tìm hiểu nền văn hóa của các quốc gia khác ở các bài viết tiếp theo nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên