Chuyện quanh ta

Văn hóa Việt Nam: Nền văn hóa đa sắc màu

CẬP NHẬT 19/12/2022 | BỞI Hoàng Uyên

Trải qua hơn nghìn năm xây dựng và phát triển, Việt Nam đã hình thành nên nền văn hóa đa sắc màu với 54 dân tộc anh em trải dài trên 63 tỉnh thành. Văn hóa Việt Nam là sự kết hợp tinh hoa giữa lịch sử, địa lý, phong tục và tập quán lưu truyền ngàn đời nay. Hiện tại, nền văn hóa Việt Nam vẫn tiếp tục thay đổi, phát triển theo xu hướng, dòng chảy của thời gian và thế giới.

nền văn hóa việt nam
Văn hóa Việt Nam: Nền văn hóa đa sắc màu

Cùng Vua Nệm tìm hiểu những nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam nhé!

1. Văn hóa Việt Nam phát triển từ nền kinh tế nông nghiệp 

Từ thời phong kiến xa xưa, các vị vua Việt Nam đã chú trọng phát triển nền nông nghiệp khi củng cố đê điều, chăm lo cày cấy. Giá trị của nền kinh tế nông nghiệp còn được thể hiện qua vị trí của các tầng lớp thời bấy giờ gồm “sĩ – nông – công – thương”. Vai trò của người làm nông chỉ xếp sau “sĩ”, tức là quan lại. 

biểu tượng văn hóa việt nam
Văn hóa Việt Nam phát triển từ nền kinh tế nông nghiệp

Không chỉ nhận được sự quan tâm của triều đình thời bấy giờ, nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam còn phát triển nhờ vào đặc tính khí hậu nóng ẩm. Địa lý của Việt Nam có nhiều con sông, giúp bồi đắp phù sa màu mỡ cho các ruộng lúa, các vụ mùa hàng năm. 

Chính vì có nguồn gốc từ nền kinh tế nông nghiệp lâu đời, văn hóa Việt Nam cũng sở hữu nhiều đặc tính, ảnh hưởng từ nguồn gốc này, có thể kể đến như: cơm là thực phẩm chính trong bữa ăn hàng ngày, dự đoán thời tiết theo ngày tháng năm, hay nền văn minh lúa nước nổi tiếng thế giới…

2. Gia đình là yếu tố quan trọng trong đời sống

Là đất nước phương Đông, Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ triết lý của Nho giáo và Khổng Tử. Từ khi sinh ra, những đứa trẻ Việt đã luôn được dạy về tầm quan trọng của gia đình, về tình yêu thương và tính thiêng liêng của gia đình trong đời sống. 

bản sắc văn hóa việt nam
Gia đình là yếu tố quan trọng trong đời sống

Người Việt Nam luôn trọng nghĩa tình, chữ hiếu, kính trên nhường dưới và sống đạo đức, chuẩn mực. Văn hóa này cũng được thể hiện rõ nét qua các truyền thuyết, truyện cổ tích Việt Nam như: Con Rồng Cháu Tiên, Tích Chu, Thoại Khanh – Châu Tuấn…

3. Văn hóa làng xã trong đời sống người Việt

Bên cạnh văn hóa đề cao gia đình, người Việt Nam cũng rất coi trọng văn hóa làng xã. Văn hóa này được hình thành từ thời phong kiến xa xưa, nhưng vẫn còn được duy trì đến ngày nay tại những làng quê đơn sơ, mộc mạc của đất nước Việt Nam.

Làng là đơn vị cộng đồng nhỏ nhất trong xã hội ngày xưa, là nơi con người sinh ra và lớn lên. Một làng thường tập hợp nhiều hộ dân chung sống cùng nhau và có những trải nghiệm gắn bó trong cuộc sống từ chăn nuôi, trồng trọt đến lễ hội, sinh hoạt…

Văn hóa làng xã
Văn hóa làng xã trong đời sống người Việt

Mỗi đơn vị làng xã đều có những quy định, quy tắc riêng để mọi người tuân thủ và chấp hành. Nét văn hóa này thể hiện rõ sự liên kết, tính tự trị có từ thời xa xưa.

Việt Nam có câu tục ngữ “Bán bà con xa mua láng giềng gần”, phần nào thể hiện rõ nét văn hóa làng xã tại xứ sở này.

4. Đất nước đa dân tộc

Hiện nay, Việt Nam có 54 dân tộc anh em trải dài trên khắp chiều dài của Tổ quốc. Mỗi dân tộc đều có những phong tục, tập quán, trang phục, thậm chí một số dân tộc còn có ngôn ngữ riêng. Điều này khiến văn hóa Việt Nam trở nên đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc hơn.

Mặc dù sở hữu nhiều dân tộc anh em, nhân dân Việt Nam vẫn rất đoàn kết, hòa thuận dưới một mái nhà mang tên Việt Nam.

5. Trang phục Việt Nam

Sở hữu nhiều dân tộc, chính vì vậy Việt Nam có nhiều trang phục truyền thống độc đáo như: sườn xám, áo bà ba, tứ thân…Tuy nhiên, quốc phục của Việt Nam – trang phục truyền thống nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất vẫn là chiếc áo dài.

Trang phục áo dài Việt Nam
Trang phục áo dài Việt Nam

Áo dài có thiết kế xẻ 2 tà, gồm tà trước và tà sau với quần dài chấm gót chân. Chất liệu thường được dùng để may áo dài là vải lụa, vải gấm, vải nhung và vải voan… Ngày nay, áo dài được trang trí với nhiều họa tiết khác nhau, làm phong phú thêm các thiết kế cho áo dài Việt Nam.

Không chỉ sở hữu dáng vẻ thướt tha, áo dài còn biểu trưng cho văn hóa, hơi thở, tập quán đặc sắc của đất nước Việt Nam.

6. Ẩm thực Việt Nam

Đây được xem là một trong những nét đặc sắc nhất của văn hóa Việt Nam. Nếu các quốc gia khác chinh phục khách du lịch nhờ vào những món ăn truyền thống nổi tiếng, thì Việt Nam ghi dấu ấn nhờ vào các loại nước chấm độc đáo cùng các món ăn cổ truyền, tạo nên hương vị độc đáo không thể chối từ.

Ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực Việt Nam

Không chỉ được người dân địa phương hoặc khách du lịch ghi nhận, nền ẩm thực Việt Nam còn được đài CNN ghi tên trong danh sách những nền ẩm thực mới nổi có sức lan tỏa nhất trên thế giới. Một số món ăn trong nền văn hóa ẩm thực đa dạng của Việt Nam như: phở, cơm tấm, bánh xèo, bánh bèo… Bên cạnh các món ăn, Việt Nam còn nổi tiếng với hàng loạt loại nước chấm đặc biệt như: nước mắm, mắm nêm, mắm tôm…

Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng và độc đáo, ở Việt Nam không thiếu các phố ẩm thực, thu hút cả khách du lịch trong và ngoài nước, có thể kể đến như: phố ẩm thực Phan Xích Long, chợ đêm Hồ Thị Kỷ ở Hồ Chí Minh; hay phố Tạ Hiện, chợ Đồng Xuân ở Hà Nội…

7. Các loại hình nghệ thuật dân gian của Việt Nam

Việt Nam sở hữu nhiều loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo, có lịch sử hình thành và phát triển từ xưa đến nay. Mỗi miền lại có một bộ môn nghệ thuật dân gian khác nhau, phản ánh nét đặc trưng của từng vùng miền, xứ sở.

Cùng tìm hiểu các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc từ Bắc đến Nam nhé!

7.1 Nam Bộ: Đờn ca tài tử

Hình thành từ cuối thế kỷ 19, đờn ca tài tử là bộ môn nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ. 

Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử hay còn được gọi là tứ tuyệt, cần đến 4 loại nhạc cụ để trình diễn gồm: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh, và đàn bầu. Hình thức của bộ môn nghệ thuật này là sự kết hợp hài hòa giữa đàn và ca.

Người dân miền Tây Nam Bộ sau những giờ làm việc cực nhọc thường thưởng thức loại hình nghệ thuật này trên sông nước như một hình thức giải trí vừa gần gũi, lại đơn sơ, mộc mạc.

7.2 Bắc và Bắc Trung Bộ: Nghệ thuật chèo

Xuất hiện từ thế kỷ thứ 10, chèo có thể hiểu nôm na là một câu chuyện, được các nghệ nhân xưa phóng tác thành vở kịch chèo thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đa nghĩa, đa thanh, kết hợp với các nói so sánh, ví von, mang đậm tính tự sự.

Nội dung của một vở chèo thường được lấy từ các câu chuyện cổ tích, thần thoại hay những câu chuyện truyền miệng nhau trong dân gian, nhằm phê phán những thói xấu của người đời, của xã hội. 

Nghệ thuật chèo
Nghệ thuật chèo

Bộ môn chèo ngày nay tuy không còn quá phổ biến nhưng vẫn được trình diễn vào các dịp lễ, hội hoặc các dịp đặc biệt của người dân trong làng.

7.3 Bắc Bộ: Nghệ thuật ca trù

Được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, ca trù là bộ môn nghệ thuật thường được biểu diễn trong các không gian cộng đồng như: đình làng, nhà thờ tổ, đền thờ thần linh…

Ca trù sử dụng nhiều thể văn chương như: thể ngâm, thể phú, thể truyện…để tạo nên những bài ca trù kết hợp hát và nói. Nhạc cụ được sử dụng trong bộ môn này là đàn Phách và đàn Đáy, giúp bản ca trù trở nên hấp dẫn và sinh động hơn.

Nghệ thuật ca trù
Nghệ thuật ca trù

Bạn đã hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam rồi phải không? Quả thật, đây là nền văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Văn hóa Việt Nam cũng chính là yếu tố giúp đất nước được biết đến nhiều hơn trên trường quốc tế. 

XEM THÊM:

Hy vọng Vua Nệm đã đem đến cho quý độc giả những thông tin bổ ích. Tiếp tục theo dõi và đón đọc các bài viết tiếp theo của Vua Nệm nhé!

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên