Là một cường quốc trên thế giới, Nhật Bản không chỉ được biết đến nhờ tốc độ phát triển thần tốc, những cảnh sắc nổi tiếng mà còn nhờ vào các nét độc đáo trong nền văn hoá lâu đời.
Những đặc trưng này được hình thành nhờ nét tính cách tốt đẹp của người Nhật, phong tục tập quán lưu truyền nhiều đời cũng như do sự ảnh hưởng từ vị trí địa lý của xứ sở mặt trời mọc. Cùng Vua Nệm tìm hiểu những nét đặc sắc trong nền văn hóa Nhật Bản nhé!
Nội Dung Chính
1. Trang phục truyền thống
Là quốc phục của xứ sở Phù Tang, Kimono thường được người dân Nhật Bản mặc trong các dịp lễ hội nổi tiếng của đất nước này. Tương tự như áo dài, cả nam và nữ đều có thể mặc kimono.
Kimono thường có họa tiết hoa anh đào hoặc các loài hoa đặc trưng của văn hóa Nhật Bản với màu sắc sặc sỡ, thu hút mọi người xung quanh. Thoạt nhìn, kimono trông sẽ khá dễ mặc với vạt áo dài, thắt lưng và dép đi kèm.
Tuy nhiên, để mặc kimono đúng cách, bạn cần phải luyện tập nhiều lần và tuân thủ một số nước trong quá trình mặc.
Để có thể mặc kimono dễ dàng, bạn cần lưu ý rằng kimono được gấp qua trái trước và bên phải ngoài cùng. Quy tắc này áp dụng cho cả nam và nữ giới.
2. Loại hình nghệ thuật Geisha
Đây là một trong những nét văn hoá độc đáo của Nhật Bản được đông đảo khách du lịch yêu thích. Geisha là những người có khả năng ca, múa hát, hoặc kể chuyện. Họ thường được trang điểm đậm bằng phấn trắng, mắt kẻ chì đen hoặc đỏ và môi thường được son đỏ tươi.
Geisha xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng thế kỷ 17, tại các thành phố lớn của Nhật Bản. Thời gian này, các Geisha là nam, chứ không phải nữ như hiện tại. Họ được xem là loại hình nghệ thuật cao cấp nhất thời bấy giờ, chủ yếu phục vụ cho các võ sĩ samurai.
Vào khoảng cuối thế kỷ 18, năm 1750, người phụ nữ đầu tiên đã tự nhận mình là Geisha tại Fukugawa. Bà đã trình diễn một tiết mục ca hát vô cùng đặc sắc và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử của loại hình nghệ thuật này.
Ngày nay, Geisha vẫn là một loại hình nghệ thuật phổ biến, là một trong những nét văn hóa Nhật Bản đặc sắc và độc đáo.
3. Truyện tranh Manga và phim Anime
Là một loại hình nghệ thuật-giải trí vô cùng phổ biến, Manga-Anime không chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản mà còn được biết đến trên khắp thế giới.
Manga là bộ truyện tranh xuất phát từ hình vẽ, với cốt truyện, nội dung vô cùng thú vị và độc đáo. Cốt truyện của Manga luôn truyền tải nhiều giá trị văn hoá, tinh thần, cũng như bài học sâu sắc đến thế hệ trẻ của xứ sở mặt trời mọc.
Anime là thể loại phim hoạt hình, biến thể từ truyện tranh Manga. Các nhà làm phim đã đưa cốt truyện Manga lên màn ảnh thông qua các nhân vật hoạt hình, chuyển động hình ảnh cũng âm thanh sống động đã thu hút rất nhiều thiếu niên Nhật Bản. Anime thường dài tập hơn so với Manga.
Manga – Anime có sức ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá, đời sống, và tinh thần của người dân Nhật Bản.
4. Võ Sumo
Là một nét văn hoá truyền thống lâu đời của Nhật Bản, võ Sumo đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 8 tại quốc gia này.
Thoạt đầu, võ Sumo chỉ là một hình thức cầu mong cho mùa vụ màu mỡ, tươi tốt. Theo thời gian, môn võ này đã phát triển thành bộ môn thể thao quốc gia với hình thức 2 người sẽ cùng thi đấu trong một vòng tròn. Người có sức mạnh, sự dẻo dai, khéo léo có thể loại đối thủ ra khỏi vòng tròn sẽ là người thắng cuộc.
Không chỉ là một nét văn hóa Nhật Bản độc đáo, võ Sumo còn chứa đựng nhiều phong tục tập quán như: dùng muối để tẩy uế từ Thần đạo, hay sử dụng trang phục theo truyền thống cổ xưa…
Ngày nay, các trận đấu võ Sumo dần thưa thớt và ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là nét văn hoá độc đáo của đất nước Nhật Bản.
5. Văn hóa chào hỏi
Người Nhật nổi tiếng với văn hóa lịch thiệp và trang trọng. Khác với văn hóa phương Tây, chỉ cần bắt tay, vẫy tay hoặc ôm hôn khi gặp mặt, người Nhật thường cúi đầu chào thể hiện sự lịch sự và lòng tôn trọng của họ đối với người đối diện.
Tùy theo đối tượng cũng như mức độ của mối quan hệ mà người Nhật có những cách cúi đầu chào khác nhau. Với những người mối quan hệ thân quen, gặp gỡ hàng ngày như bạn bè, đồng nghiệp, người Nhật sẽ cúi đầu 15 độ khi chào. Với những mối quan hệ trang trọng hơn, văn hóa Nhật Bản sẽ cúi đầu chào một góc 30 độ. Và với những đối tượng cần bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn thì phải cúi đầu chào 45 độ.
6. Văn hóa trà đạo
Là một trong những nét đặc trưng của văn hóa Nhật Bản, trà đạo xuất hiện từ những năm cuối thế kỷ thứ VII. Nghệ thuật trà đạo gắn liền với hình ảnh tách trà xanh nóng cùng phong cách thưởng trà độc đáo của người Nhật.
Với người dân xứ Phù Tang, tách trà xanh không chỉ là một tách trà thông thường mà giúp họ mở ra một chân trời mới trong tâm hồn. Trà đạo giúp họ tìm thấy được giá trị tinh thần trong con người của chính mình. Từ đó, rèn luyện tâm tính thêm thanh tịnh và an yên hơn.
Tinh thần của nét văn hóa trà đạo được thể hiện qua bốn chữ Hòa, Kính, Thanh và Tịch.
7. Tiền boa (tiền tip)
Với các nền văn hóa Châu Âu và Châu Mỹ, tiền boa là khoản tiền không thể thiếu khi sử dụng các dịch vụ như: nhà hàng, phương tiện vận chuyển, khách sạn…Điều này thậm chí còn thể hiện sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ hay thể hiện sự hào phóng, đẳng cấp của họ.
Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với những điều trên, tiền boa được xem là yếu tố cấm kỵ trong nền văn hóa Nhật Bản. Khi đến xứ sở này, nếu bạn đưa tiền boa không có lý do chính đáng, không có mục đích hoặc sai cách thì tiền boa thậm chí bị xem là thô lỗ. Hầu hết các nhân viên đều được hướng dẫn cách thức để từ chối nhận tiền boa.
Nếu trong nhiều trường hợp mà bạn nghĩ tiền boa thực sự cần thiết, hãy bỏ chúng vào phong bì và trao chúng một cách lịch sự như một món quà thay vì là một khoản tiền boa.
8. Sushi – món ăn đặc trưng của văn hóa Nhật Bản
Không còn là món ăn phổ biến tại Nhật Bản, sushi đã trở thành món ăn toàn cầu, được mọi người trên khắp thế giới yêu thích và ưa chuộng. Tuy nhiên, đây vẫn là món ăn có nguồn gốc từ đất nước mặt trời mọc.
Để ăn sushi đúng cách trong văn hóa Nhật Bản, người dùng phải phân biệt được các loại sushi. Với sushi Maki và Nigiri, khi ăn người dùng phải sử dụng ngón tay để thưởng thức. Tuy nhiên, với Sashimi, người dùng phải sử dụng đũa để gắp.
Ngoài ra, khi dùng sushi cũng nên lưu ý phần cơm không được ngâm trong sốt vì sẽ làm vị mặn hơn. Khi ăn sushi, chỉ phần nhân được chạm sốt như: thịt, cá, trứng cá… Đối với sashimi, bạn nên trộn nước tương và wasabi làm nước chấm để tăng độ kích thích cho món ăn.
XEM THÊM:
- Giải đáp thắc mắc: Tokyo có phải thủ đô của Nhật Bản không?
- Hướng dẫn chọn nệm Nhật Bản cho bé an toàn, tốt cho sức khỏe
- Top 7 nhà hàng nhật bản ngon và nổi tiếng TPHCM
Trên đây là một số nét đặc trưng trong văn hóa của đất nước Nhật Bản. Xứ sở mặt trời mọc này quả là một vùng đất kỳ thú để tìm hiểu và khám phá thêm nhiều nét văn hóa độc đáo và đa dạng hơn nữa. Hy vọng bài viết của Vua Nệm đã giúp quý độc giả hiểu hơn về văn hóa Nhật Bản. Tiếp tục theo dõi chúng tôi và đón chờ nhiều thông tin thú vị khác nhé!