Sức khỏe giấc ngủ

Rên rỉ trong giấc ngủ là gì? Có phải dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm?

CẬP NHẬT 05/01/2023 | BỞI Hoàng Uyên

Có khá nhiều người gặp vấn đề về giấc ngủ và rên khi ngủ là một trong số đó. Vậy rên rỉ trong giấc ngủ là gì? Đây có phải là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh nguy hiểm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về tình trạng này ngay sau đây!

rên rỉ trong giấc ngủ là gì
Tìm hiểu rên rỉ trong giấc ngủ là gì

1. Rên rỉ trong giấc ngủ là gì?

Rên rỉ trong giấc ngủ là một hiện tượng xảy ra khi đang ngủ mà có khá nhiều người gặp phải. Cụ thể, trong khi ngủ, bạn tạo ra những âm thanh lạ nghe giống như tiếng rên rỉ hoặc bất giác rên rỉ mà mình không hề biết. Đặc biệt, nó thường xảy ra khi thở ra chậm và sâu. Đôi khi tiếng rên rỉ lớn còn mang tới cảm giác như tiếng nứt với trường độ cao hoặc tiếng gầm rú,… 

Chúng ta thường dễ nhầm việc rên rỉ trong giấc ngủ với hiện tượng ngáy ngủ. Nhưng thực tế, 2 hiện tượng này không giống nhau. Rên rỉ trong giấc ngủ không liên quan tới các vấn đề về đường hô hấp. 

Vậy rên rỉ trong giấc ngủ là gì? Đây được kết luận là một biểu hiện của hội chứng Catathrenia. Khi mắc phải hội chứng này trong giấc ngủ bạn sẽ thường phát ra các âm thanh rên rỉ. Âm thanh có thể kéo dài liên tục từ 5 – 50 giây và xảy ra theo định kỳ trong vài phút tới 1 giờ. Điều này gây khá nhiều ảnh hưởng tới người khác nếu như bạn ở trong phòng trọ hay ký túc xá,… 

Catathrenia thường bắt đầu từ khi bạn còn nhỏ và có thể kéo dài trong suốt nhiều năm liền. Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng này. Nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu thì nó không xuất phát từ vấn đề tâm lý, tâm thần nào.

nhầm việc rên rỉ trong giấc ngủ với hiện tượng ngáy ngủ
Chúng ta thường dễ nhầm việc rên rỉ trong giấc ngủ với hiện tượng ngáy ngủ

2. Chẩn đoán rên rỉ trong giấc ngủ

Sau khi biết rên rỉ trong giấc ngủ là gì thì nhiều người cảm thấy thắc mắc về ảnh hưởng của hội chứng này. Trên thực tế, những người rên rỉ trong giấc ngủ khi tỉnh lại họ không hề biết mình đang gặp vấn đề này. Chỉ khi những người xung quanh nói họ mới nhận ra vấn đề của mình. 

Khi bạn rên rỉ trong giấc ngủ thì khi tỉnh dậy thường chỉ cảm thấy khàn giọng, khô miệng, đau họng. Các triệu chứng của Catathrenia thường sẽ không lộ rõ ra ngoài để bạn có thể tự quan sát nhận biết được. 

Để đưa ra chẩn đoán chính thức của hội chứng Catathrenia đã có một cuộc nghiên cứu về giấc ngủ được tiến hành. Nghiên cứu này có tên gọi là Polysomnogram. Nơi thực hiện nghiên cứu này là tại một trung tâm ngủ.

Ở đây sẽ tiến hành nghiên cứu, hiển thị các thay đổi trong mô hình hô hấp của người bị rên rỉ khi ngủ. Thậm chí, các âm thanh rên rỉ cũng có thể được ghi lại. Nghiên cứu này cũng đóng vai trò rất quan trọng để có thể phân biệt hội chứng Catathrenia với các căn bệnh rối loạn giấc ngủ khác. 

hội chứng Catathrenia
Rên rỉ trong giấc ngủ được chẩn đoán là mắc hội chứng Catathrenia

Đã có một số nghiên cứu đưa ra kết luận rằng Catathrenia với chứng ngưng thở khi ngủ có mối quan hệ với nhau. Trong đó, chứng ngưng thở xảy ra khi đường hô hấp có thể một phần hoặc hoàn toàn ngừng trệ, khiến việc thở trong khi ngủ bị gián đoạn, gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Và về mặt lý thuyết thì rất có thể Catharina chính là một cách để bảo vệ đường hô hấp của cơ thể trong quá trình ngủ. Và cơ chế bảo vệ này cũng giống như việc mài răng vậy. 

Tuy nhiên, trước khi chấp nhận Catathrenia như một chẩn đoán bệnh lý thì cần phải loại trừ một số biểu hiện. Tức nếu bạn có những biểu hiện dưới đây thì không hẳn là mắc hội chứng Catathrenia:

  • Ngáy khi ngủ
  • Ngủ nói (Somniloquy)
  • Thở rít (Stridor)
  • Bệnh suyễn

Như đã nói, người bị rên rỉ trong giấc ngủ không ý thức được điều này vì vậy họ không hề bị ảnh hưởng. Thế nhưng tiếng rên rỉ của họ có thể làm ảnh hưởng tới những người xung quanh và khiến mọi người bị rối loạn giấc ngủ. 

Rên rỉ trong giấc ngủ gây ảnh hưởng tới người bên cạnh
Rên rỉ trong giấc ngủ gây ảnh hưởng tới người bên cạnh

3. Các giải pháp và phương pháp điều trị rên rỉ trong giấc ngủ

Sau khi biết rên rỉ trong giấc ngủ là gì thì chắc hẳn những người mắc chứng này sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào. Tuy nhiên, như đã nói, nó không gây nguy hiểm cho chủ thể nhưng lại ảnh hưởng tới người khác. Do đó, những người mắc chứng này đều muốn tìm được biện pháp để giải quyết chứng hội chứng này. 

Do chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra hội chứng Catatrenia. Vì vậy, việc điều trị thực tế không mang lại hiệu quả rõ ràng. Cũng có một số phương pháp được áp dụng do người ta tìm thấy có sự liên quan giữa hội chứng này với chứng ngưng thở khi ngủ, áp lực đường hô hấp dương liên tục (CPAP). Nhưng chỉ thành công với một số người.

Ngoài ra, cũng không phải tất cả những người mắc hội chứng Cathrenia đều chấp nhận tham gia điều trị. Do đó cũng ảnh hưởng tới quá trình nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Có một số trường hợp được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng làm gián đoạn giấc ngủ REM để tránh tiếng rên rỉ trong giấc ngủ làm ảnh hưởng tới người khác xung quanh. 

Nhưng nhìn chung, nếu bạn nhận thấy mình rên rỉ trong giấc ngủ thì hãy thử nói chuyện với các chuyên gia về giấc ngủ để tìm kiếm biện pháp điều trị hợp lý.

gặp bác sĩ khi gặp triệu chứng rên rỉ trong giấc ngủ
Nếu bạn nhận thấy mình rên rỉ trong giấc ngủ thì hãy thử nói chuyện với các chuyên gia

4. Cách chăm sóc giấc ngủ hiệu quả

4.1. Hạ nhiệt độ phòng 

Để có một giấc ngủ ngon, bảo đảm cho sức khỏe thì bạn có thể hạ nhiệt độ phòng xuống. Khi nhiệt độ phòng quá cao sẽ khiến bạn cảm thấy bức bối, khó có thể ngủ ngon được. Nhiệt độ lý tưởng nhất trong phòng ngủ nên từ 60 – 67 ° F (15,6 – 19,4 ° C). Bạn có thể chọn nhiệt độ trong khoảng này, sao cho mình cảm thấy thoải mái nhất. 

4.2. Tắm nước ấm trước khi ngủ

Tắm nước ấm hoặc tắm bằng vòi sen trước khi đi ngủ cũng là một cách giúp thư giãn và đẩy nhanh sự thay đổi nhiệt của cơ thể. Khi này bạn sẽ dễ cảm thấy buồn ngủ và đi vào giấc ngủ hơn. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng tắm nước nóng có lợi với giấc ngủ.

4.3. Chọn chăn nệm chất lượng

chọn mua chăn nệm chất lượng
Bạn cũng nên chọn mua chăn nệm chất lượng, tới từ những thương hiệu uy tín

Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua chăn ga gốinệm chất lượng, tới từ những thương hiệu uy tín. Nguyên nhân là bởi những bộ chăn nệm này được làm từ các nguyên liệu cao cấp, đảm bảo an toàn với sức khỏe, không gây kích ứng da.

Hơn nữa, độ mềm vừa phải, đảm bảo đủ ấm áp, êm ái sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Một trong những địa chỉ bán chăn nệm uy tín nhất hiện nay phải kể tới Vua Nệm. Bạn có thể tìm tới địa chỉ này để tìm cho mình mẫu chăn nệm phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính của mình.

4.4. Sử dụng phương pháp thở 4-7-8

Đây là một phương pháp giúp cơ thể thư giãn trước khi đi vào giấc ngủ. Phương pháp kiểm soát hơi thở này bắt nguồn từ bộ môn Yoga. Cách thực hiện phương pháp thở 4-7-8 khá đơn giản: 

  •  Nằm xuống giường và thực hiện chuyển động lưỡi, đưa lưỡi tới phía sau hàm răng trên
  • Dùng miệng thở mạnh như khi bạn đang thở gấp
  • Tiếp tục hít thở bằng mũi một cách nhẹ nhàng và đếm nhẩm từ 1 – 4
  • Duy trì hơi thở tới khi đếm tới 7
  • Lặp lại các bước trên thêm lần nữa và thở ra bằng miệng trong khoảng 8 giây 
  • Thực hiện tất cả các bước trên thêm 3 lần nữa

Ngoài ra bạn cũng có thể nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, tập thiền, Yoga, sử dụng tinh dầu trước khi đi ngủ. Nên tránh xa các thiết bị điện tử, cafein,… để có một giấc ngủ chất lượng.

Ngồi thiền ngủ ngon
Bạn cũng có thể nghe một bản nhạc nhẹ nhàng, tập thiền, Yoga

Trên đây là giải đáp cho những ai đang băn khoăn rên rỉ trong giấc ngủ là gì và chẩn đoán cũng như giải pháp điều trị. Có rất nhiều vấn đề về giấc ngủ mà đôi khi chúng ta không thể tự nhận ra nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nhất định.

Nguồn tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/sleep-related-breathing-disorders/catathrenia

Bài viết liên quan:

Hoàng Uyên
Hoàng Uyên